Đẩy mạnh công tác xử lý rủi ro tín dụng đã phát sinh

Một phần của tài liệu 085 GIẢI PHÁP QUẢ lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 114)

Các khoản vay đã phát sinh rủi ro tín dụng gây ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là tăng chi phí, lãng phí nguồn nhân lực ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Tình hình dư nợ quá hạn tại Agribank Hoàng Quốc Việt năm 2014 mặc dù đã giảm đáng kể cả về số lượng tuyệt đối lẫn tương đối so với năm 2013 song mức dư nợ quá hạn vẫn còn rất lớn. Để đẩy mạnh công tác xử lý rủi ro tín dụng đã phát sinh Chi nhánh đã tiến hành rà soát lại các khoản vay quá hạn, đánh giá từng hồ sơ vay vốn tìm ra các tồn tại về mặt hồ sơ và thực tế tình hình kinh doanh của khách hàng. Tiến hành kiểm điểm các cán bộ có liên quan đến các khoản nợ xấu đồng thời tại Chi nhánh đã thành lập ban chỉ đạo thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro. Tuy nhiên việc thu hồi nợ xấu vẫn mang nặng tính hình thức, xử lý nửa vời nên hiệu quả công tác thu hồi nợ xấu vẫn chưa cao. Để nâng cao hiệu quả công tác xử lý rủi ro tín dụng đã phát sinh Chi nhánh cần phải:

- Tiếp tục duy trì hoạt động của ban chỉ đạo, tổ thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro do Giám đốc chi nhánh làm trưởng ban. Gắn kết quả thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro vào việc chi lương hàng tháng và xét các danh hiệu thi đua cuối năm của từng cán bộ.

- Ngay từ đầu năm, cán bộ được phân công thực hiện phân tích, đánh giá đến từng khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, đánh giá khả năng, thiện chí trả nợ của khách hàng để có biện pháp phù hợp như lập kế hoạch cho khách hàng cam kết trả dần; Xử lý tài sản để thu nợ; Khởi kiện ra tòa án... Tuy nhiên cần có một cuộc cách mạng về nhận thức trong việc xử lý thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro là phải cương quyết, không khoan nhượng, từ bỏ cách làm hô hào xong khi xử lý lại nửa vời như trước đây.

101

xấu, nợ đã xử lý rủi ro báo cáo kết quả, những khó khăn vuớng mắc trong quá

trình thực hiện để Ban lãnh đạo Chi nhánh có các phuơng án chỉ đạo phù hợp

với từng truờng hợp.

- Chi nhánh xây dựng giải pháp cụ thể đối với từng khách hàng, đua ra lộ trình cụ thể trong việc thu hồi nợ. Từ đó làm cơ sở để Ban quản lý theo dõi, đôn đốc, đánh giá hiệu quả công việc của các cán bộ phụ trách thu hồi nợ. Từ đó có những chính sách ban thuởng và phạt đối với từng cán bộ một. Một số giải pháp cụ thể có thể áp dụng sau khi Chi nhánh tiến hành phân tích đánh giá lại tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính và tài sản bảo đảm của khách hàng nhu sau:

❖Đối với các khách hàng đuợc đánh giá vẫn còn khả năng trả nợ một phần khoản vay, hoặc trong tuơng lai sẽ có các dòng tiền về: Chi nhánh có thể xem xét phuơng án cơ cấu lại khoản vay theo hình thức cơ cấu lại thời hạn trả nợ và số tiền trả nợ. Hoặc gia hạn nợ cho các khách hàng để tạo điều kiện cho các khách hàng trả nợ dần cho ngân hàng.

❖Đối với các khách hàng đuợc đánh giá là không còn khả năng trả nợ ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng tại ngân hàng theo hai huớng: nếu khách hàng hợp tác với ngân hàng để xử lý tài sản bảo đảm và làm giấy ủy quyền, bàn giao lại tài sản bảo đảm cho ngân hàng để ngân hàng toàn quyền xử lý. Nếu khách hàng không hợp tác với ngân hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm ngân hàng sẽ tiến hành khởi kiện để bán đầu giá tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật và phán quyết của tòa án. Tuy nhiên phuơng án này sẽ khiến số tiền thu về sau khi thanh lý tài sản bảo đảm của ngân hàng bị giảm do phải thanh toán tiền án phí và các loại phí khi tiến hành bán đấu giá tài sản bảo đảm.

- Phối hợp và nhờ các cơ quan chức năng phối hợp để xử lý tài sản bảo đảm đặc biệt là đối với tài sản bảo đảm là động sản nhu phuơng tiện vận tải,

102 máy móc công trình...

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Quản lý rủi ro tín dụng là hoạt động mang yếu tố sống còn của các ngân hàng. Để tạo điều kiện cho các ngân hàng nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của mình thì:

Thứ nhất, xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Hoạt động ngân hàng là khâu luân chuyển vốn trung gian giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Nên khi môi trường kinh tế vĩ mô có biến động thì hoạt động ngân hàng chịu tác động rất lớn cả về phần nguồn vốn lẫn tài sản của ngân hàng. Một trong các yếu tố chịu ảnh hưởng lớn từ tác động của môi trường kinh tế là hoạt động tín dụng. Khi môi trường kinh tế vĩ mô biến động sẽ tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, các rủi ro về cơ chế chính sách mà các doanh nghiệp và ngân hàng phải gánh chịu là rất lớn. Ngược lại, một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp hạn chế được rủi ro chính sách, yên tâm hoạt động, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn vay, tạo khả năng trả nợ đầy đủ gốc lãi cho ngân hàng. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, từng bước cải cách hoàn thiện môi trường kinh tế, chính sách, thủ tục hành chính theo hướng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt nhà nước nên có các biện pháp thiết thực nhằm hạn chế và tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thay đổi cơ chế chính sách của mình tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể thích ứng được với sự thay đổi này. Bên cạnh đó, trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế khi Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới thì các cơ quan quản lý nên đưa ra cá c chính sách bảo hộ hàng hóa trong nước, nới lỏng dần theo lộ trình, ngăn chặn hàng

103

giả, hàng nhập lậu để các doanh nghiệp trong nước có thể điều chỉnh hoạt động của mình tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Từ đó góp phần làm giảm rủi ro tín dụng cho các ngân hàng.

Thứ hai, cải cách thủ tục hành chính và tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với các DN theo hướng minh bạch hóa, cải cách thủ tục hành chính giúp các doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro về chính sách, cắt giảm chi phí, thời gian, nhân lực về thủ tục hành chính nhất là đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp, làm trong sạch hóa môi trường kinh doanh. Tránh tình trạng các doanh nghiệp thành lập để lừa đảo, mua bán hóa đơn, tình trạng trốn thuế, lập chứng từ khống, bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Thành lập một tổ chức chuyên cập nhật, cung cấp các thông tin một cách có hệ thống về các sai phạm, các sai phạm đang trong quá trình điều tra của doanh nghiệp. Đây sẽ trở thành một kênh thông tin hữu ích để các ngân hàng thu thập thông tin về doanh nghiệp góp phần hạn chế rủi ro cho các ngân hàng trong quá trình cho vay.

Thứ ba, Ngân hàng nhà nước và các cơ quan quản lý cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ, rõ ràng hơn cho hoạt động các Ngân hàng Thương mại. Đặc biệt là các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng như hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng, về xử lý tài sản bảo đảm:

- Về hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng: cần có các văn bản quy định cụ thể, đầy đủ thống nhất giữa các ngân hàng về việc xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ, đưa ra lộ trình thực hiện rõ ràng bắt buộc tất cả các ngân hàng phải áp dụng, thức đẩy các ngân hàng hoàn thiện hoạt động chấm điểm và xếp hạng tín dụng. Bên cạnh đó nhà nước cũng nên thành lập các cơ quan xếp hạng tín dụng độc lập làm cơ sở tham chiếu chung

104

cho tất cả các ngân hàng, để đảm bảo tính khách quan trong công tác chấm điểm và xếp hạng khách hàng.

- về tài sản đảm bảo: nhà nước cần có các quy định cụ thể, thống nhất về việc nhận thế chấp, phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh để các ngân hàng làm khung tham chiếu khi cho vay và xử lý tài sản bảo đảm. Đơn giản và minh bạch hóa các thủ tục hành chính theo hướng hỗ trợ các ngân hàng và khách hàng trong khâu thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản để ngân hàng và khách hàng giảm bớt các chi phí về tiền bạc, thời gian liên quan đến các hoạt động này.

Thứ tư, nâng cao chất lượng thông tin do CIC cung cấp. CIC là trung tâm cung cấp thông tin chính về lịch sử giao dịch tín dụng của các khách hàng và có thu phí, là đơn vị bắt buộc các ngân hàng phải cung cấp tình hình tín dụng, tài chính của khách hàng cho mình, hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều quy định bắt

buộc phải tra cứu thông tin do CIC cung cấp để sử dụng làm cơ sở phân tích, thẩm

định đánh giá khách hàng. Nhưng các thông tin mà CIC cung cấp vẫn thiếu cập nhật, độ chính xác chưa cao. Để nâng cao chất lượng thông tin do CIC cung cấp Ngân hàng Nhà nước cần phân định rõ ràng trách nhiệm và các chế tài xử phạt nhằm đảm bảo các tổ chức liên quan thực hiện đúng trách nhiệm của mình.

3.3.2. Đối với chính quyền địa phương

Đề nghị chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể phối hợp với ngân hàng trong việc cung cấp các thông tin và xử lý các sai phạm của các khách hàng của ngân hàng trên địa bàn mình đang quản lý:

- Chính quyền địa phương cần tăng cường phối hợp với ngân hàng, cung cấp các thông tin khách hàng cho ngân hàng như thông tin về tư cách đạo đức, tài sản bảo đảm, các tranh chấp của khách hàng trên địa bàn mình đang quản lý. Để các ngân hàng có các đánh giá chính xác về tình hình hoạt động của khách hàng cũng như tài sản bảo đảm.

105

- Cần tạo điều kiện, hỗ trợ ngân hàng trong việc vận động các khách hàng tại địa phương cố tình không thực hiện các nghĩa vụ với ngân hàng, trả nợ cho ngân hàng và phối hợp với ngân hàng để xử lý tài sản bảo đảm của các khách hàng.

3.3.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của toàn hệ thống, chi nhánh kiến nghị Hội đồng thành viên, ban điều hành, các ban phòng tại trụ sở chính các nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ thay thế quy chế 468/QĐ/HĐQT - KTKT phù hợp với mô hình tổ chức và hoạt động Agribank. Tăng thẩm quyền, nâng cao trách nhiệm của cán bộ chuyên trách công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ từ trụ sở chính đến chi nhánh trong hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ.

Thứ hai, để phòng ngừa có hiệu quả những rủi ro trong hoạt động kinh doanh, Agribank nên ban hành quy chế có chế tài đủ mạnh xử lý nghiêm khắc đối

với tập thể, cá nhân vi phạm quy chế, quy trình nghiệp vụ ngay từ khi được phát hiện, không nhất thiết phải đợi đến khi mất vốn, mất tài sản mới xem xét xử lý.

Thứ ba, công tác đào tạo: ngoài việc tổ chức các lớp đào tạo theo chuyên đề tín dụng, hội sở nên tổ chức thêm các lớp về nhận biết và xử lý rủi ro tín dụng, các kiến thức để ngăn ngừa rủi ro pháp lý, rủi ro về hợp đồng, các lớp chuyên đề về bảo hiển tín dụng...

Thứ tư, công tác tín dụng: có cơ chế về xử lý khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn về SXKD, khó khăn tài chính, suy giảm khả năng trả nợ do nguyên nhân khách quan từ suy thoái kinh tế toàn cầu và do ảnh hưởng của việc Chính phủ thực thi chính sách tiền tệ chặt chẽ cắt giảm đầu tư công như các doanh nghiệp ngành vận tải biển, các doanh nghiệp

106 xây dựng...

Thứ năm, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm phòng ngừa rủi ro thuộc Agribank. Trung tâm đuợc thành lập vào năm 2001, thực hiện các nhiệm vụ về theo dõi việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro của các đơn vị kinh doanh và quản lý quỹ dự phòng theo quy định của NHNN và Agribank. Tuy nhiên hoạt động của Trung tâm vẫn còn khá mờ nhạt. Trung tâm cần theo dõi, đôn đốc các Chi nhánh trong việc báo cáo, trích lập dự phòng rủi ro, đua ra các cảnh báo kịp thời về rủi ro mà các Chi nhánh có thể gặp phải. Đồng thời Agribank nên tăng thêm phân quyền của Trung tâm trong việc xử lý các sai phạm của Chi nhánh trong quá trình trích lập và sử dụng quỹ dự phòng của mình.

Thứ sáu, cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng. Thuờng xuyên cập nhật các tiêu chí để đánh giá khách hàng sao cho phù hợp với thực tế và định huớng phát triển hoạt động tín dụng của Agribank trong từng thời kỳ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Hoàng Quốc việt là một yêu cầu cấp thiết và hết sức quan trọng. Trên cơ sở phân tích các tồn tại cũng nhu nguyên nhân của những tồn tại đó về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt trong chuơng 3, luận văn đã đua ra một số các giải pháp dựa trên thực tiễn tại Agribank Hoàng Quốc Việt, đồng thời cũng đua ra một số các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nuớc, với chính quyền địa phuơng và với Agribank nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Hoàng Quốc Việt trong thời gian tới.

107

KẾT LUẬN

Đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, hoạt động tín dụng là hoạt động chính, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng tài sản của ngân hàng, đồng thời đây cũng là một trong những hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng là một yêu cầu bức thiết đối với các ngân hàng nói chung và Agribank Hoàng Quốc Việt nói riêng. Chính vì thế đề tài nghiên cứu Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Quốc Việf không chỉ đáp ứng nhu cầu thực tiễn trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài vì một sự phát triển bền vững của Agribank Hoàng Quốc Việt. Với mong muốn đó, trong phạm vi, đối tượng đã được giới hạn, luận văn đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về rủi

Một phần của tài liệu 085 GIẢI PHÁP QUẢ lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w