Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của toàn hệ thống, chi nhánh kiến nghị Hội đồng thành viên, ban điều hành, các ban phòng tại trụ sở chính các nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ thay thế quy chế 468/QĐ/HĐQT - KTKT phù hợp với mô hình tổ chức và hoạt động Agribank. Tăng thẩm quyền, nâng cao trách nhiệm của cán bộ chuyên trách công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ từ trụ sở chính đến chi nhánh trong hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ.
Thứ hai, để phòng ngừa có hiệu quả những rủi ro trong hoạt động kinh doanh, Agribank nên ban hành quy chế có chế tài đủ mạnh xử lý nghiêm khắc đối
với tập thể, cá nhân vi phạm quy chế, quy trình nghiệp vụ ngay từ khi được phát hiện, không nhất thiết phải đợi đến khi mất vốn, mất tài sản mới xem xét xử lý.
Thứ ba, công tác đào tạo: ngoài việc tổ chức các lớp đào tạo theo chuyên đề tín dụng, hội sở nên tổ chức thêm các lớp về nhận biết và xử lý rủi ro tín dụng, các kiến thức để ngăn ngừa rủi ro pháp lý, rủi ro về hợp đồng, các lớp chuyên đề về bảo hiển tín dụng...
Thứ tư, công tác tín dụng: có cơ chế về xử lý khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn về SXKD, khó khăn tài chính, suy giảm khả năng trả nợ do nguyên nhân khách quan từ suy thoái kinh tế toàn cầu và do ảnh hưởng của việc Chính phủ thực thi chính sách tiền tệ chặt chẽ cắt giảm đầu tư công như các doanh nghiệp ngành vận tải biển, các doanh nghiệp
106 xây dựng...
Thứ năm, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm phòng ngừa rủi ro thuộc Agribank. Trung tâm đuợc thành lập vào năm 2001, thực hiện các nhiệm vụ về theo dõi việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro của các đơn vị kinh doanh và quản lý quỹ dự phòng theo quy định của NHNN và Agribank. Tuy nhiên hoạt động của Trung tâm vẫn còn khá mờ nhạt. Trung tâm cần theo dõi, đôn đốc các Chi nhánh trong việc báo cáo, trích lập dự phòng rủi ro, đua ra các cảnh báo kịp thời về rủi ro mà các Chi nhánh có thể gặp phải. Đồng thời Agribank nên tăng thêm phân quyền của Trung tâm trong việc xử lý các sai phạm của Chi nhánh trong quá trình trích lập và sử dụng quỹ dự phòng của mình.
Thứ sáu, cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng. Thuờng xuyên cập nhật các tiêu chí để đánh giá khách hàng sao cho phù hợp với thực tế và định huớng phát triển hoạt động tín dụng của Agribank trong từng thời kỳ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Hoàng Quốc việt là một yêu cầu cấp thiết và hết sức quan trọng. Trên cơ sở phân tích các tồn tại cũng nhu nguyên nhân của những tồn tại đó về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt trong chuơng 3, luận văn đã đua ra một số các giải pháp dựa trên thực tiễn tại Agribank Hoàng Quốc Việt, đồng thời cũng đua ra một số các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nuớc, với chính quyền địa phuơng và với Agribank nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Hoàng Quốc Việt trong thời gian tới.
107
KẾT LUẬN
Đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, hoạt động tín dụng là hoạt động chính, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng tài sản của ngân hàng, đồng thời đây cũng là một trong những hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng là một yêu cầu bức thiết đối với các ngân hàng nói chung và Agribank Hoàng Quốc Việt nói riêng. Chính vì thế đề tài nghiên cứu “Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Quốc Việf” không chỉ đáp ứng nhu cầu thực tiễn trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài vì một sự phát triển bền vững của Agribank Hoàng Quốc Việt. Với mong muốn đó, trong phạm vi, đối tượng đã được giới hạn, luận văn đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng như khái niệm, nhân tố ảnh hưởng, đo lường rủi ro tín dụng... Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số nước trên thế giới, luận văn đã rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Hoàng Quốc Việt một cách khách quan, trung thực, khoa học, từ đó rút ra những kết quả đạt được, những mặt tồn tại và nguyên nhân của nó.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đưa ra các giải pháp cụ thể với Agribank Hoàng Quốc Việt và các kiến nghị cơ bản đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý, ổn định môi trường kinh tế; đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; xây dựng các
108
quy trình có liên quan đến hoạt động cho vay; tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng góp phần hoàn thiện hoạt động quản lý, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt.
Tuy nhiên, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng là một đề tài rộng và phức tạp cần đuợc hoàn thiện thuờng xuyên cả về lý luận lẫn thực tiễn. Với sự hiểu biết và thời gian nghiên cứu hạn chế, học viên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong Hội đồng khoa học, các nhà quản trị ngân hàng, bạn đọc quan tâm đến vấn đề này đóng góp ý kiến để luận văn đuợc hoàn thiện hơn và ứng dụng có hiệu quả trong công tác quản lý, phòng ngừa và hạn chế RRTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Hoàng Quốc Việt trong quá trình hoạt động kinh doanh truớc mắt cũng nhu lâu dài.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kiều Hữu Dũng (2004), ”Nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP trong quá trình hội nhập và phát triển”, Tạp chí Ngân hàng, (8), tr.15-17.
2. Trần Đình Định ( 2006), Những qui định của pháp luật về hoạt động tín dụng, Nxb Tu pháp, Hà Nội.
3. TS. Trần Huy Hoàng (2004), ”Hạn chế nguy cơ rủi ro hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam”, Phát triển kinh tế, (12), tr.37-39.
4. NGND.PGS.TS Tô Ngọc Hung (2009), Ngân hàng thương mại,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
5. NGND.PGS.TS Tô Ngọc Hung (2014), Tín dụng ngân hàng, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
6. TS. Nguyễn Minh Kiều (2012), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
7. TS. Nguyễn Văn Lê (2014), Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
8. Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam (giai đoạn 2010 - 2014),
Báo cáo thường niên của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
9. Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam ( 2004), Sổ tay tín dụng.
10. NHNo&PTNT Việt Nam - CN Hoàng Quốc Việt (giai đoạn 2010 - 2014), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Hoàng Quốc Việt.
11. NHNo&PTNT Việt Nam - CN Hoàng Quốc Việt (giai đoạn 2010 - 2014), Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng của Agribank Hoàng Quốc Việt.
12. NHNo&PTNT Việt Nam - CN Hoàng Quốc Việt (giai đoạn 2010 - 2014), Báo cáo trích lập dự phòng của Agribank Hoàng Quốc Việt.
13. NHNo&PTNT Việt Nam - CN Hoàng Quốc Việt (2013), Đề án cơ cấu lại Agribank Chi nhánh Hoàng Quốc Việt.
14. Peter Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. 15. TS. Mai Thanh Quế (2013), Tài chính học, Nxb Dân trí, Hà Nội.
16. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
17. Quốc hội (2010), Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
18. PGS.TS Nguyễn văn Tiến ( 2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
19. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
20. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
21. TS. Lê Thị Xuân (2011), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Dân trí, Hà Nội.