Yên
2.1.2.1 Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại Chi nhánh BIDVBắc Hưng Yên
Việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay là một yêu cầu cần thiết với công tác bảo toàn vốn và phát triển hoạt động tín dụng của các NHTM. Từ tầm quan trọng đó của bảo đảm tiền vay, Chi nhánh Bắc Hưng Yên chủ trương đề cao các biện pháp phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của chi nhánh. Trong những năm gần đây tỷ trọng dư nợ có tài sản bảo đảm của chi nhánh vẫn được duy trì ở mức cao, cụ thể được thể hiện trong bảng:
Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng CN Bắc Hưng Yên, 2013 - 2015
Tại Chi nhánh BIDV Bắc Hưng Yên, hoạt động tín dụng không tập trung vào cụ thể một hình thức doanh nghiệp, lĩnh vực kinh tế nào mà chi nhánh luôn cố gắng đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu của khách hàng. Chính vì sự đa dạng, linh hoạt đó trong cho vay nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Tại Ngân hàng, tỷ trọng dư nợ cho vay không có TSBĐ tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế lớn hay các đối tác lâu năm có quan hệ mật thiết với chi nhánh, còn đối với các doanh nghiệp nhỏ việc thực hiện bảo đảm bằng tài sản được thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên những khoản vay của các doanh nghiệp, tập đoàn này lại có những ảnh hưởng tương đối mạnh lên tình hình kinh doanh tại chi nhánh. Vì thế, ngân hàng luôn chú trọng tới công tác bảo đảm tiền vay, coi đây như là một trong những điều kiện tín dụng đối với các khách hàng của mình kể cả các khách hàng lớn, có uy tín.
a, Các biện pháp bảo đảm áp dụng tại Chi nhánh BIDVBắc Hưng Yên
- Cầm cố tài sản: là việc bên bảo đảm (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho BIDV quản lý hoặc bên thứ ba quản lý nhưng BIDV
đứng tên là
bên gửi tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của khách hàng.
Tại Chi nhánh, cho vay có bảo đảm bằng hình thức cầm cố thường được áp dụng đối với những khoản vay nhỏ trong thời gian ngắn, do đó khách hàng thường là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cá nhân, hộ sản xuất có nhu cầu vốn tạm thời.
- Thế chấp tài sản: là việc bên bảo đảm dùng tài sản thuộc sở hữu và/hoặc quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của khách hàng mà
không chuyển giao tài sản cho BIDV quản lý. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động
sản, động sản có vật phụ thì vật phụ đó cũng thuộc tài sản thế chấp.
Đây là hình thức bảo đảm phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp trong việc vay vốn trung và dài hạn. Do đó, trong các hình thức bảo đảm thì dư nợ cho vay có tài sản thế chấp chiếm tỷ trọng cao nhất. Tài sản thế chấp có thể là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, tàu biển hoặc tài sản theo quy định của pháp luật. Nhưng do đặc điểm của chi nhánh hoạt động trên địa bàn đông dân cư, các loại tài sản được dùng để thế chấp chủ yếu là nhà ở, quyền sử dụng đất, máy móc thiết bị, ô tô...
- Bảo lãnh của bên thứ ba: là việc bên thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết bằng văn bản với BIDV (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng (bên
được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà khách hàng không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Tại Chi nhánh, hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản của bên thứ ba được sử dụng khá linh hoạt. Giá trị của những khoản vay này thường không lớn, do giá trị của tài sản bảo lãnh không cao.
nhánh chỉ áp dụng hình thức bảo đảm này cho các khách hàng uy tín và đã có quan hệ làm ăn lâu dài.
b, Các loại tài sản bảo đảm tiền vay tại chi nhánh BIDVBắc Hưng Yên
- Tất cả các loại tài sản theo quy định của pháp luật bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản đều có thể nhận cầm cố, thế chấp tại BIDV;
- Các tài sản là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, tiền gửi, ngoại tệ tiền mặt, giấy tờ có giá phải áp dụng biện pháp cầm cố hoặc ký quỹ;
- Các tài sản khác áp dụng hình thức thế chấp, trường hợp cần thiết BIDV xem xét quyết định áp dụng hình thức cầm cố.