Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Một phần của tài liệu 147 HOÀN THIỆN CÔNG tác ĐỊNH GIÁ tài sản bảo đảm TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc HƯNG YÊN,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 80 - 83)

V Phương pháp chi phí

3.3.3 Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

- Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến định giá tài sản

Công tác định giá TSBĐ ở Ngân hàng chịu chi phối bởi các văn bản pháp luật về định giá và nhiều văn bản khác liên quan. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản pháp này còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, quá nhiều quy định nên thường chồng chéo lên nhau gây khó khăn trong việc thực hiện hoạt động định giá. Vì vậy, cần có sự chỉ đạo xuyên suốt, rành mạch và kịp thời hệ thống hóa các văn bản liên quan đến hoạt động định giá nói chung và định giá TSBĐ trong ngân hàng nói riêng để tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ định giá trong quá trình công tác.

- Xây dựng cơ chế kiểm soát thị trường, bảo đảm giá cả thị trường ổn định

Khó khăn lớn của công tác định giá tài sản hiện nay ở Việt Nam là sự phát triển không lành mạnh của thị trường. Quản lý nhà nước đối với thị trường còn chưa hiệu quả, kém minh bạch, còn tồn tại hiện tượng đầu cơ dẫn đến cung - cầu mất cân đối mà chưa có cơ chế kiểm soát phù hợp. Do đó, các Bộ, ngành liên quan nên xây dựng cơ chế quản lý thị trường hoạt động công khai, minh bạch, hạn chế tình trạng đầu cơ, ổn định giá cả thị trường. Khi đó, các giao dịch trên diễn ra thuận lợi hơn, thông tin thu thập được là tương đối chính xác, phản ánh đúng giá trị của tài sản. Khi các thông tin thu thập về tài sản so sánh là chính xác thì kết quả định giá TSBĐ sẽ sát với thị trường nhất.

- Tăng cường quản lý hoạt động định giá

thành văn bản pháp quy để quản lý chặt chẽ việc tổ chức công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá, cấp chứng chỉ định giá và giấy phép hành nghề cho những người có đủ tiêu chuẩn hành nghề. Biên soạn, nghiên cứu các tài liệu về định giá theo chuẩn chung, thống nhất trên toàn quốc. Ngoài ra, có thể tiến hành hợp tác quốc tế trong lĩnh vực định giá để học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển đi trước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Thông qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn của công tác định giá TSBĐ phục vụ hoạt động tín dụng, trong chương này khóa luận đưa ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác định giá TSBĐ tại chi nhánh BIDV chi nhánh Bắc Hưng Yên.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh khủng hoảng nợ xấu ngành ngân hàng vừa đi qua, vấn đề quản lý rủi ro đã được các lãnh đạo ngân hàng đặt lên hàng đầu. Và một biện pháp truyền thống để đảm bảo an toàn cho khoản tín dụng của ngân hàng chính là tài sản bảo đảm của khách hàng. Việc định giá TSBĐ chính xác, hợp lý vừa đảm bảo được quyền lợi của khách hàng cũng như an toàn vốn cho ngân hàng.

Đối với chi nhánh BIDV Bắc Hưng Yên, công tác định giá TSBĐ nói chung cần được thực hiện tốt, góp phần giúp hoạt động kinh doanh của chi nhánh được ổn định, phát triển. Vì vậy, thông qua khóa luận tốt nghiệp, em hy vọng sẽ đóng góp thêm phần nào vào từng bước phát triển, hoàn thiện công tác định giá tài sản làm bảo đảm cho hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về mặt nhận thức, đồng thời thời gian nghiên cứu cũng chưa lâu, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên khóa luận không tránh khỏi những khiếm khuyết.

Em kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn.

Một lần nữa em xin chân thành cám ơn các cán bộ phòng Quan hệ Khách hàng cá nhân của Chi nhánh BIDV Bắc Hưng Yên và Th.S Phạm Hà Minh đã giúp em hoàn thành khóa luận này.

STT Tài sản, biện pháp bảo đảm Biện pháp bảo đảm Hệ số giá trị TSBĐ Thời hạn định giá lại tối đa

(Tháng)

Một phần của tài liệu 147 HOÀN THIỆN CÔNG tác ĐỊNH GIÁ tài sản bảo đảm TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc HƯNG YÊN,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w