THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CH

Một phần của tài liệu 102 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN tứ kỳ hải DƯƠNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 74 - 103)

, X 100% đã XLRRDư nợ đã XLRR

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CH

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN TỨ KỲ - HẢI DƯƠNG

Thực trạng bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Tứ Kỳ

Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng mà Agribank huyện Tứ Kỳ đang áp

dụng là bộ máy quản trị rủi ro phân tán, chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Theo đó, bộ phận tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi bước chuẩn bị cho một khoản vay: từ việc tiếp cận khách hàng, thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Mô hình này gọn nhẹ, đơn giản, quá trình thẩm định nhanh chóng đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, đó là điểm mạnh của Agribank.Song điểm yếu của mô hình này lại chứa đựng nhiều rủi ro, không có sự tách bạch giữa các chức năng, không có sự chuyên sâu của từng nghiệp vụ.

Ban Giám đốc (gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc) điều hành quản trị rủi ro tín dụng

Việc quản lý được thực hiện thông qua việc Ban Giám đốc theo dõi và kiểm soát dữ liệu trên hệ thống giao dịch IPCAS, từ những văn bản, báo cáo định kỳ về tình hình rủi ro tín dụng, sự tuân thủ các quy trình nghiệp vụ của Tín dụng. Và cũng từ thực tế hoạt động tín dụng của chi nhánh. Ban Giám đốc có trách nhiệm quản lý rủi ro trong toàn chi nhánh theo các quy định, chuẩn mực theo các văn bản của Ngân hàng Nhà Nước, của Agribank Việt Nam và các văn bản liên quan.

Trường, phó Phòng kế hoạch kinh doanh

Duy trì quan hệ vói các khách hàng; phát triển kinh doanh với đối

tượng khách hàng này; đánh giá và đề xuất với Giám đốc, Phó giám đốc quyết định đồng ý cho và hay không đồng ý cho vay. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc tuân thủ chính sách và thủ tục tín dụng và chất lượng danh mục đầu tư.

Thực hiện tham mưu cho Ban giám đốc ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, đôn đốc chấn chỉnh công tác tín dụng trong toàn chi nhánh.

Giám đốc Phòng giao dịch

Thực hiện quản lý trực tiếp công việc của Phòng giao dịch, công tác

quản trị rủi ro của phòng giao dịch. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc tuân thủ chính sách và thủ tục tín dụng và chất lượng danh mục đầu tư. Chịu trách nhiệm báo cáo cho Ban giám đốc kết quả quản trị rủi ro của phòng.

Đội ngũ cán bộ tín dụng của Agribank huyện Tứ Kỳ

Đội ngũ cán bộ tín dụng của Agribank huyện Tứ Kỳ trực thuộc phòng kế

hoạch kinh doanh và 02 phòng giao dịch. Đây được coi là lực lượng quan trọng, lực lượng tiên phong, thực hiện nhiệm vụ tạo ra hơn 95% thu nhập của Ngân hàng. Do đặc thù hoạt động tín dụng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nên đội ngũ

65

cán bộ tín dụng đã được đào tạo có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong việc thẩm định, cho vay, quản lý và xử lý nợ đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay hộ sản xuất, cá nhân. Tuy nhiên, trong lĩnh vực cho vay doanh nghiệp lớn, các dự án lớn chỉ một số ít cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ thẩm định chuyên sâu, còn phần nhiều cán bộ chưa được tiếp cận hoặc còn ít kinh nghiệp trong việc cho vay doanh nghiệp, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

Bảng 2.5. Số lượng cán bộ quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank huyện Tứ Kỳ Chức vụ Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Ban Giám đốc 2

2

Trưởng phòng kinh doanh T T T Phó phòng kinh doanh T T T Giám đốc PGD 2 2 2 Cán bộ tín dụng 13 13 14 Tổng số 19 19 20 KT ^ A -1 11 ^ TIT F TJ-K TV F F 1 ^ 1 ^ 1 F ∙F

Nguồn: Agribank huyện Tứ Kỳ - Báo cáo tông kêt qua các năm Đạo đức nghề nghiệp: cán bộ quản lý RRTD của Agribank tỉnh Hải

Dương hầu hết là cán bộ trẻ, năng động, nhiệt huyết, có trình độ chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp.

Chất lượng của cán bộ tín dụng cũng không ngừng tăng cao quá các

năm. Ban giám đốc Agribank Tứ Kỳ luôn chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ, các văn bản chế độ của ngành, tổ chức các cuộc thi về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng.

Quy trình xét duyệt cho vay

Theo điều 20 của Quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN của Hội đồng thành viên Agribankban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thì quy trình xét duyệt cho vay như sau:

Khi xét duyệt khoản vay phải thực hiện qua 3 khâu độc lập: Nguời

thẩm định khoản vay (nguời trình) - Nguời kiểm soát khoản vay - Nguời phê duyệt khoản vay.

Nguời thẩm định khoản vay tiếp nhận, huớng dẫn khách hàng về điều kiện, hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định khoản vay quy định tại khoản 35 Điều 3 Quy định này; Nguời thẩm định khoản vay phải lập báo cáo thẩm định khoản vay nêu cụ thể kết quả của quá trình thẩm định, đua ra đề xuất cho vay hay không cho vay;

Nguời kiểm soát khoản vay kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ của

bộ hồ sơ vay vốn, kiểm soát nội dung báo cáo thẩm định của Nguời thẩm định và đề xuất cho vay hoặc không cho vay hoặc yêu cầu báo cáo rõ thêm về khoản vay; Nguời phê duyệt khoản vay căn cứ vào hồ sơ khoản vay, báo cáo

thẩm định, biên bản họp hội đồng tín dụng (nếu có), tờ trình của Tổng giám đốc (truờng hợp thuộc thẩm quyền của HĐTV) quyết định cho vay hay không cho vay theo thẩm quyền hoặc yêu cầu báo cáo rõ thêm về khoản vay.

Quy trình thực hiện quản trị rủi ro tín dụng

Nhận dạng rủi ro tín dụng

Tại Agribank Tứ Kỳ việc quản trị rủi ro tín dụng đuợc thực hiện tại tất

cả các khâu của quy trình cấp tín dụng: từ giai đoạn tiếp nhận hồ sơ, giai đoạn thẩm định cho tới giai đoạn cấp tín dụng.

Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ:

Khách hàng có nhu cầu vay vốn nộp đầy đủ hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn về Agribank huyện Tứ Kỳ. Rủi ro gặp phải trong giai đoạn này chủ yếu là rủi ro vận hành: Khách hàng cung cấp sai thông tin, khách hàng hiểu sai chính sách tín dụng của ngân hàng hay ngân hàng thu thập sai thông tin từ phía khách hàng, ngân hàng không đánh giá lại thông tin của khách hàng cung cấp. Công cụ phân tích để phát hiện rủi ro: phân tích sơ bộ hồ sơ mà khách hàng

gửi tới và giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp với khách hàng.

Giai đoạn thẩm định

Qua bộ hồ sơ mà khách hàng gửi đến cho Ngân hàng, Agribank tiến hành xác định nguy cơ rủi ro:

Rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải: gồm có rủi ro hoạt động; rủi ro tài chính; rủi ro quản lý; rủi ro thị trường, ngành; rủi ro chính sách. Rủi ro mà Agribank có thể gặp phải: Rủi ro vận hành.

Từ việc phân tích cụ thể thực trạng của khách hàng, giúp cho Agribank có thể ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng hay không qua việc nhận dạng các rủi ro khách hàng có thể gặp phải.

Giai đoạn quyết định cấp tín dụng

Rủi ro mà Ngân hàng có thể gặp phải ở giai đoạn này là rủi ro vận hành, rủi ro xảy ra khi cán bộ tín dụng không tuân thủ quy trình xét duyệt cho vay. Việc nhận dạng các rủi ro này thông qua việc kiểm tra, kiểm soát cac hồ sơ từ cán bộ tín dụng trình người kiểm soát và trình lên người phê duyệt khoản vay. Trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền, người phê duyệt khoản vay

chấp thuận cho vay và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng

Việc nhận dạng rủi ro tín dụng giúp cho cán bộ tín dụng đánh giá được loại

rủi ro gì có thể xảy ra và sau đó tiến hành đo lường nhằm xác định rủi ro có thể xảy ra ở mức độ nào, loại rủi ro đó có thể chấp nhận được để có thể ra quyết định cấp tín dụng hay không.

Việc đo lường và nhận dạng rủi ro tín dụng mà Agribank Việt Nam sử dụng qua mô hình định tính và mô hình định lượng.

a. Mô hình định lượng

Hiện nay Agribank Tứ Kỳ đang thực hiện chấm điểm tín nhiệm và xếp

hạng khách hàng theo quy định tại quyết định số số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày

68

18/10/2011 của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam về việc ban hành hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Đối tượng khách hàng phải chấm điểm:

Tất cả khách hàng là doanh nghiệp:Agribank huyện Tứ Kỳ chấm điểm cho doanh nghiệp theo 2 bộ chỉ tiêu (chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính) và phân chia thành 10 hạng khác nhau theo mức độ RRTD tăng dần (AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D)

Khách hàng là cá nhân, hộ có dư nợ từ 500 triệu đồng trở lên: tiêu chí chấm điểm đơn giản và gọn nhẹ hơn so với chấm điểm khách hàng doanh nghiệptheo mức độ RRTD từ thấp đến cao (AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D). Đối với khách hàng là cá nhân, hộ có dư nợ < 500 triệu đồng Agribank Tứ

23/05/2007.

Bảng 2.6. Bảng xếp loại khách hàng doanh nghiệp, hộ sản xuất và cá nhân theo điểm số

Tổng điểm cuối cùng Xếp loại Từ 90 đến 100 AAA Từ 80 đến 90 AA Từ 73 đến 80 A Từ 70 đến 73 BBB Từ 63 đến 70 BB Từ 60 đến 63 B Từ 56 đến 60 CCC Từ 53 đến 56 CC Từ 44 đến 53 C Nhỏ hơn 44 D

Tùy theo kết quả xếp loại và mức độ rủi ro của từng khách hàng là

doanh nghiệp mà Agribank tỉnh Hải Dương áp dụng những chính sách tín dụng và biện pháp quản lý rủi ro phù hợp.

Bảng 2.7. Chính sách tín dụng áp dụng theo các mức độ rủi ro Loại Mức độ RR Cấp tín dụng Quản lý AAA; (Rất tốt) Tiềm lực mạnh, năng lực quản trị tốt, hoạt động hiệu quả, triển vọng phát triển, thiện chí tốt.

Rủi ro ở mức thấp nhất. Ưu tiên tối đa nhu cầu cấp tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay (có thể tín chấp).

Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

AA

(Rất tốt)

Hoạt động hiệu quả, triển vọng tốt, thiện chí tốt. Rủi ro ở mức thấp. Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp

thể cho tín chấp ). Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

A

(Tốt)

Hoạt động hiệu quả, tình hình tài chính tương đối tốt, khả năng trả nợ đảm bảo, có thiện chí.

Rủi ro ở mức thấp. Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng, đặc biệt các khoản tín dụng từ trung hạn trở xuống. Không yêu cầu cao về biện pháp bảo đảm tiền vay (có thể tín chấp ). Kiểm tra khách hàng định kỳ để cập nhật thông tin. Loại Mức độ RR Cấp tín dụng Quản lý BBB (Tương đối tốt)

Hoạt động hiệu quả, có triển vọng phát triển, song có một số hạn chế về tài chính, quản lý. Rủi ro ở mức trung bình. Có thể mở tín dụng, không hoặc hạn chế áp dụng các điều kiện ưu đãi. Đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế và Kiểm tra khách hàng định kỳ để cập nhật thông tin.

tính hiệu quả khi cho vay dài hạn.

BB

(Trung bình)

Hoạt động hiệu quả nhung thấp, tiềm năng tài chính và năng lực quản lý ở mức trung bình, triển vọng ngành ổn định (bão hòa). Rủi ro ở mức trung bình, loại khách hàng này chỉ có thể tồn tại trong điều kiện chu kỳ kinh doanh bình thuờng, nhung có thể gặp khó khăn khi các điều kiện kinh tế khó khăn và kéo dài. Việc cho vay mới hay các khoản vay dài hạn chỉ thực hiện đối với các đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả, khả năng trả nợ của phuơng án vay vốn. Chú trọng việc kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tình hình tài sản bảo đảm B (Trung bình)

Hiệu quả không cao và dễ biến động, khả năng kiểm soát hạn chế. Rủi ro. Bất kỳ một sự suy thoái kinh tế nhỏ cũng có thể tác động rất lớn với loại doanh nghiệp này. Nói chung các khoản tín dụng đối với khách hàng này chua có nguy cơ mất vốn ngay nhung sẽ khó khăn nếu tình hình hoạt động kinh doanh không đuợc cải thiện.

Hạn chế tối đa việc mở rộng tín dụng và tập trung thu hồi vốn vay.

hiện trong các truờng hợp đặc biệt với việc đánh giá kỹ càng khả năng phục hồi của khách hàng và các

phuơng pháp bảo

đảm tiền vay. Tăng cuờng kiểm tra khách hàng để thu nợ và giám sát hoạt động.

Loại Mức độ RR Cấp tín dụng Quản lý CCC (Dưới trung bình)

Hoạt động hiệu quả thấp, năng lực tài chính không bảo đảm, trình độ quản lý kém, có thể đã có nợ quá hạn.Rủi ro. Khả năng chi trả của khách hàng yếu kém và nếu không được khắc phục kịp thời thì ngân hàng có nguy cơ mất vốn.

Hạn chế tối đa việc mở rộng tín dụng. Các biện pháp giãn nợ, gia hạn nợ chỉ được thực hiện khi có các phương án khắc phục khả thi.

Tăng cường kiểm tra khách hàng để thu nợ và giám sát hoạt động. Tìm cách bổ sung tài sản bảo đảm. CC (Dưới chuẩn)

Hoạt động hiệu quả thấp, tài chính không bảo đảm, trình độ quản lý kém, khả năng trả nợ kém (có nợ quá hạn ).Rủi ro cao. Khả năng trả nợ của khách hàng kém và nếu không được

hàng sẽ mất vốn. Không mở rộng tín dụng. Các biện pháp tăng giãn nợ, gia hạn nợ chỉ thực hiện nếu có phương án khả thi. Tăng cường kiểm tra khách hàng. C (Yếu kém) Bị thua lỗ và ít có khả năng phục hồi, tình hình tài chính kém, khả năng trả nợ không bảo đảm (có nợ quá hạn ) quản lý rất kém.Rủi ro cao. Có nhiều khả năng vay ngân hàng không thu hồi được vốn cho vay. Không mở rộng tín dụng. Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ kể cả việc xử lý sớm tài sản bảo đảm. Xem xét phương án phải đưa ra tòa kinh tế. 72 Loại Mức độ RR Cấp tín dụng Quản lý D (Rất yếu kém )

Thua lỗ nhiều năm, tài chính không lành mạnh, có nợ quá hạn (thậm chí nợ khó đòi), bộ máy quản lý yếu kém.Đặc biệt rủi ro. Có nhiều khả năng ngân hàng không thu hồi

Không mở rộng tín dụng. Tìm mọi biện pháp để thu hồi đủ nợ kể cả việc xử lý sớm tài sản bảo đảm. Xem xét phương án phải đưa ra tòa kinh tế.

Nguồn: Quy trình xếp hạng tín dụng của Agribank b. Mô hình định tính

Mô hình đo lường và đánh giá rủi ro đang được Agribank tỉnh Hải Dương áp dụng là mô hình định tính, đây được coi là mô hình truyền thống, mô hình 6C (6 khía cạnh của người cho vay): được quy định rõ trong Điều 11 và điều 12 Quyết định 66/QĐ-HĐTV-KHTH ngày 22/1/2014:

Agribank xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.

+ Mức vốn tự có cho vay ngắn hạn thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% tổng

Một phần của tài liệu 102 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN tứ kỳ hải DƯƠNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 74 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w