CHI NHÁNH HUYỆN TỨ KỲ HẢI DƯƠNG Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 102 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN tứ kỳ hải DƯƠNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 115 - 121)

, X 100% đã XLRRDư nợ đã XLRR

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

CHI NHÁNH HUYỆN TỨ KỲ HẢI DƯƠNG Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

Bộ phận tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi buớc chuẩn bị cho một khoản vay: từ việc tiếp cận khách hàng, thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Do vậy không có sự chuyên môn hóa và tập trung giữa các buớc. Việc ra quyết định cho vay do một bộ phận chịu trách nhiệm cho nên việc dẫn đến rủi ro là không thể tránh khỏi.

Vì thế, cần có sự tách biệt giữa các bộ phận. Cần thành lập riêng bộ

phận quản trị rủi ro tín dụng. Bộ phận này sẽ có trách nhiệm tổng kết những rủi ro thuờng xẩy ra và đúc kết thành dấu hiệu nhận biết nhằm giảm áp lực cho cán bộ tín dụng, giúp cán bộ tập trung hơn và chuyên môn; đua ra định huớng, chính sách cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực, cấp hạn mức cụ thể để chủ động phòng tránh rủi ro, tránh những phản ứng quá chậm, gây ra lúng túng trong công tác quản lý rủi ro.

Xây dựng chính sách đối với từng khách hàng

Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả, tiến hành phân loại khách

hàng, các khách hàng chiến luợc, truyền thống phải đuợc huởng các uu đãi về lãi suất, phí và chính sách chăm sóc cần thiết của NHTM. Áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, mức lãi suất cho vay không giống nhau đối với các khoản cho vay khác nhau tuỳ thuộc vào kỳ hạn, loại tiền, dự án vay vốn và khách hàng vay vốn cụ thể.

Chuyển đổi cơ cấu khách hàng theo huớng tích cực để xóa bỏ tình

trạng bị động vào một số luợng khách hàng nhất định. Cần tiến hành phân loại khách hàng theo các tiêu chí nhu: tiền gửi thanh toán, chất luợng tiền vay,...để áp dụng lãi suất cho vay phù hợp, có chính sách động lực đối với khách hàng lớn.

Tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý của từng nhóm khách hàng để

hoàn thiện chính sách huy động vốn kết hợp lãi suất và chính sách chăm sóc khách hàng cho phù hợp với từng nhóm đối tuợng nhằm tăng tính ổn định của nguồn vốn.

Thuờng xuyên tiến hành trao đổi, tham khảo, đóng góp ý kiến giữa ngân hàng và khách hàng để có thể tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng và ngân hàng cũng nhu giúp ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn. Không ngừng nâng cao chất luợng phục vụ và dịch vụ ngân hàng. Đây là

biện pháp hiệu quả trong việc thu hút và sử dụng vốn của ngân hàng, qua đó cũng nâng cao năng lực của ngân hàng. Chất luợng phục vụ bao gồm nhiều lĩnh vực có liên quan đến khách hàng chẳng hạn nhu là: thủ tục giấy tờ gọn nhẹ, thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, tu vấn cho khách hàng hiệu quả, phong cách, thái độ giao tiếp tốt để làm vừa lòng khách hàng, nơi giao dịch sạch sẽ, thuận tiện.

Hoàn thiện công tác thẩm định, xét duyệt cho vay

điều kiện vay vốn, thường xuyên quan tâm đến việc định giá lại tài sản đảm bảo, kiểm tra tài sản đảm bảo tối thiểu 06 tháng một lần để có giải pháp phù hợp nhằm hạn chế rủi ro có thể phát sinh.

Yêu cầu khách hàng vay hoặc chủ sở hữu tài sản thực hiện nghiêm túc

đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về việc mua bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm trong suốt quá trình vay vốn ngân hàng.

Hạn chế và không áp dụng mức tối đa đối với việc cho vay có tài sản

hình thành từ vốn vay, nhất là tài sản là máy móc, thiết bị nhà xưởng, các tài sản có tính rủi ro cao khi phát mại tài sản.

Khi thẩm định phương án vay vốn, cán bộ tín dụng cần xem xét tính

xác thực của phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án, dự án xin vay. Yêu cầu khách hàng chứng minh nguồn cụ thể của vốn tự có này vì đây là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án, dự án. Vì nếu vốn tự có tham gia vào càng lớn thì doanh nghiệp sử dụng vốn sẽ hiệu quả hơn, họ sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tư vào kế hoạch kinh doanh sắp tới.

Khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lời của phương án xin vay và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết trả nợ cho ngân hàng khi nguồn trả nợ chính có sự cố, đồng thời xem xét kèm theo những rủi ro tiềm tàng có thể mà bước đầu tín dụng chưa thẩm định được nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ hợp lý. Có thể nói trong bất kỳ trường hợp nào thì nguồn vốn tự có phải được coi là nguồn lý tưởng để trả nợ.

Đồng thời, ngân hàng nên yêu cầu doanh nghiệp vay phải có số liệu báo cáo hàng tháng, hàng quý về tình hình hoạt động kinh doanh với những nguồn vốn vay của ngân hàng trong thời hạn đang vay vốn nhằm phát hiện những thay đổi có chiều hướng xấu của doanh nghiệp để có biện pháp xử lý kịp thời.

Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể tăng cường thuê đội ngũ thẩm định

chuyên nghiệp trong những phương án xin vay lớn, mang tính kỹ thuật sâu để có thể phân tích chính xác tính khả thi trước khi quyết định cho vay.

Tuân thủ quy định của Agribank về quyền phán quyết, không cho vay vượt quyền.

Nâng cao hiệu quả trong việc thu thập và sử dụng thông tin trong hoạt động tín dụng

Ngoài các thông tin do khách hàng cung cấp, Cán bộ tín dụng cần thu

thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: thông tin từ trung tâm tín dụng của ngân hàng Nhà nước (CIC), từ báo đài, từ đối thủ kinh doanh hay bạn hàng của khách hàng, từ cơ quan liên quan, từ các khách hàng truyền thống của ngân hàng.

Củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ với cấp ủy và chính

quyền địa phương, các tổ chức hội trên địa bàn để tìm hiểu thông tin, tạo đà mở rộng về tín dụng.

Lưu trữ thông tin: Ngân hàng cần tổ chức tốt hơn khâu lưu giữ, bảo

quản và cung cấp thông tin hiệu quả. Thông tin lưu trữ có thể dưới dạng văn bản hay dạng file mềm. Việc lưu trữ thông tin phải đảm bảo tính hệ thống, khoa học, tính bảo mật.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn đào tạo về

chuyên môn nghiệp vụ để cập nhật các kiến thức nghiệp vụ và các quy định pháp luật, đặc biệt là nghiệp vụ thẩm định dự án và thẩm định khách hàng quản lý RRTD.

Tổ chức thi, kiểm tra nghiệp vụ theo định kỳ, kết quả thi kiểm tra

nghiệp vụ phải là một yếu tố để xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh quản lý.

Các cán bộ tín dụng phải thường xuyên nghiên cứu, học tập, nắm

vững, thực hiện đúng các quy định hiện hành và phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện, ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng khách hàng. Nâng cao trình độ công nghệ thông tin để làm chủ được hệ thống công nghệ được trang bị.

Yêu cầu mỗi cán bộ ngân hàng phải luôn tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm. Cán bộ ở cương vị càng cao thì càng phải gương mẫu. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng. Xử lý nghiêm khắc đối với những cán bộ lợi dụng chức trách nhiệm vụ được giao, cơ chế chính sách của Agribank để trục lợi, vay ké hoặc kết hợp với khách hàng làm sai lệch hồ sơ tín dụng làm thiệt hại về cán bộ, kết quả kinh doanh và uy tín của Chi nhánh và của toàn hệ thống.

Thực hiện chế độ khoán tài chính, khoán lương theo mức độ hoàn

thành công việc của từng cán bộ từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc của cán bộ tín dụng.

Xây dựng quy chế luân chuyển cán bộ định kỳ: Công bố định kỳ luân chuyển cán bộ thay thế để cán bộ cũ có điều kiện tự kiểm tra hoàn chỉnh các sai sót, trong khi đó cán bộ mới có điều kiện tiếp cận dần địa bàn mới, phận định trách nhiệm đối với cán bộ mới và cán bộ cũ trong việc thu nợ, xử lý nợ tồn đọng trên địa bàn hoạt động.

Tăng cường công tác quản lý khách hàng, hạn chế rủi ro tín dụng

+ Từng cán bộ tín dụng phải kết hợp với lãnh đạo phụ trách tín dụng tiến hành kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng vay. Đặc biệt với những món vay có dấu hiệu rủi ro cao, đang bị nợ quá hạn, nợ xấu tại Ngân hàng càng phải nâng cao việc kiểm tra, nhằm đưa ra những biện pháp kịp thời để xử lý. Vì vậy, giai đoạn này mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu

rủi ro trước khi nó xảy ra, gây tổn thất cho Ngân hàng.

+ Ngân hàng phải quản lý được nguồn doanh thu của khách hàng.

Trong hợp đồng tín dụng phải thoả thuận được với khách hàng việc chuyển doanh thu và sử dụng các dịch vụ tại Ngân hàng, qua đó vừa kiểm soát được nguồn trả nợ, vừa tăng thêm phí dịch vụ thu được.

+ Cần nắm bắt được những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ

máy quản lý, tình hình tài chính của khách hàng và đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi đến khả năng trả nợ.

+ So sánh thực tế dự án so với dự kiến ban đầu: tình hình các yếu tố

đầu vào, thị trường tiêu thụ, tình hình cơ sở vật chất, sự hiện hữu và tình trạng của tài sản thế chấp/cầm cố tại thời điểm kiểm tra.

Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn sau khi cho vay cần phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Nếu có các dấu hiệu bất thường nào của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán khoản vay thì cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho lãnh đạo để có hướng giải quyết kịp thời và thích hợp.

Các giải pháp hạn chế tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra

Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay: Khi khách hàng vi phạm các cam kết

trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng cần tiến hành phát mại tài sản đảm bảo hoặc nhận chính tài sản đảm bảo nợ vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.

Bán nợ: Agribank tỉnh Hải Dương cần xúc tiến ngay việc bán nợ cho

công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (VAMC) đối với một số khách hàng là doanh nghiệp có dư nợ xấu cao...

Khởi kiện: Một số khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn

nhưng lại có thái độ bất hợp tác với Agribank trong việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Agribank đã tiến hành hoàn thiện hồ sơ khởi kiện ra tòa. Tuy nhiên

số hồ sơ khởi kiện ra tòa án còn ít. Vì vậy trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện hồ sơ khởi kiện các khách hàng có thái độ trây ì, không hợp tác. Chỉ có kiên quyết khởi kiện ra tòa thì các khách hàng khác mới e sợ và có ý thức hợp tác trong việc trả nợ ngân hàng.

Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro của ngân hàng: Agribank huyện Tứ

Kỳ phải chủ động dùng quỹ dự phòng của chính mình để bù đắp rủi ro trong hoạt động kinh doanh, sao cho quá trình kinh doanh được diễn bình thường, an toàn và hiệu quả. Việc xử lý rủi ro nên được thực hiện mỗi quí một lần và cần được thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của Agribank Việt Nam. Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của NHNo tỉnh, của các cấp uỷ Đảng,

chính quyền địa phương, sự phối hợp của các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức hội trong các hoạt động của đơn vị trong việc cho vay thu nợ, đặc biệt là xử lý nợ khó đòi.

Thực hiện kiểm tra nợ xấu tối thiểu 02 tháng 01 lần; nợ đã xử lý rủi ro 03 tháng 01 lần theo đúng quy định của Agribank nhằm theo dõi chặt chẽ các nguồn thu của khách hàng để tránh rủi ro mất vốn.

Một phần của tài liệu 102 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN tứ kỳ hải DƯƠNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 115 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w