, X 100% đã XLRRDư nợ đã XLRR
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân huyện Tứ Kỳ
Thúc đẩy nông dân tăng cường dồn ô, đổi thửa, tạo ra các vùng
chuyên canh, các làng nghề truyền thống, nghề mới, nhằm tạo ra những vùng sản xuất tập trung chất lượng cao, thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở đó thúc đầy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, để giúp Chi nhánh thuận lợi trong tiếp cận cho vay thí điểm đối với các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 05/3/2014 của Chính phủ.
Phòng Tài nguyên môi trường huyện đẩy nhanh tiến độ cấp, đổi giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền để tạo điều kiện cho khách hàng trong việc thế chấp, đăng ký giao dịch để vay vốn tại các tổ chức tín dụng được thuận lợi.
Các cấp Tòa án đẩy nhanh tiến độ xét xử những vụ kiện đòi nợ, Cơ
quan Thi hành án đẩy nhanh việc cưỡng chế thu giữ, định giá và bán đấu giá tài sản sau khi đã có bản án để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng.
-UBND, cơ quan Tư pháp, Công an cấp xã cần có sự hỗ trợ đắc lực cho các tổ chức tín dụng trong việc đôn đốc thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, đặc biệt là công tác thu giữ, niêm phong tài sản làm đảm bảo nợ vay để các tổ chức tín dụng phát mại thu hồi nợ theo đúng quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Nghị định 11/2012/NĐ-CP và Thông tư Liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 của Bộ Tư pháp; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ngân hàng Nhà nước.
Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam
Cần xây dựng quy chế chặt chẽ, rõ ràng về việc xử phạt những cán bộ có liên quan trong việc gây ra rủi ro cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Việc xử phạt này phải có cả những cán bộ kiểm tra và những lãnh đạo liên quan đến khoản vay chứ không chỉ một mình cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay.
Cần xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức về quản lý rủi ro cho các cán bộ ngân hàng. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định và pháp luật, thảo luận các thông tin kinh tế xã hội biến đổi liên tục trong nước và thế giới để nâng cao trình độ của các cán bộ làm công tác kiểm tra và tín dụng. Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng
và mục đích của kiểm tra. Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát nội bộ cần được thường xuyên tự đánh giá bởi vì việc này sẽ có tác dụng phòng ngừa rủi ro và hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý rủi ro của ngân hàng.
Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
NHNN cần nghiên cứu, hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho các tổ chức tín dụng nói chung: hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay, quy trình xử lý tài sản bảo đảm nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các ngân hàng thương mại.
Xem xét sửa đổi Thông tư 09/2012/TT-NHNN hoặc có cơ chế riêng áp dụng cho Agribank về việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn vay cho phù hợp với đặc thù khách hàng nhỏ lẻ của Agribank, nhất là các khách hàng sản xuất và kinh doanh ở địa bàn nông thôn.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện các sai sót ngăn chặn và xử lý kịp thời các tiêu cực để nâng cao hiệu quả của việc thực hiện các chương trình. Nội dung kiểm tra, giám sát nên được cải tiến sao cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát được ngân hàng thương mại, thể hiện được vai trò của ngân hàng Nhà nước là cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và cũng không gây ảnh hưởng, áp lực đến các hoạt động của các ngân hàng thương mại. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng (CIC): thông tin cung cấp cho
các NHTM phải đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất. Đồng thời cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các ngân hàng nhận thấy rõ quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng. Đưa ra những biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng: nâng cao chất lượng phân tích tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các NHTM. Cần sớm đưa thông tư quy định về hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng đi vào thực tiễn, từ đó dựng tiêu chí cụ thể về đánh giá rủi ro khi thực hiện thanh tra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank
chi nhánh Huyện Tứ Kỳ, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp cũng như một vài kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam để từng bước cải thiện chất lượng tín dụng. Thông qua nghiên cứu đánh giá và đưa ra những đề xuất kiến nghị trên, tuy còn mang tính chủ quan, nhưng người viết hy vọng nó sẽ đóng góp phần nào trong công tác khắc phục những tồn tại trong hoạt động tín dụng, qua đó tạo tiền đề phát triển cho vay khách hàng trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Tóm lại, RRTD của một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi phải trích lập dự phòng, không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay. Agribank huyện Tứ Kỳ trong thời gian qua đã hết sức chú trọng tới
công tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế tới mức thấp nhất và có thể chấp nhận được thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng luôn tồn tại rủi ro đòi hỏi đơn vị phải
thường xuyên cập nhật các thông tin, các phương pháp quản trị rủi ro của hệ thống các ngân hàng thương mại. Chú trọng và tuân thủ quy trình quản trị rủi ro tín dụng của Agribank.
Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Tứ Kỳ, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM.
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Tứ Kỳ qua các năm,
đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, phân tích nguyên nhân của những tồn tại này.
Đưa ra các giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại
Agirbank Tứ Kỳ, cùng một số kiến nghị với UBND Huyện, Agribank và Ngân hàng Nhà nước nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo và của Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp của Agribank huyện Tứ Kỳ,
Agribank tỉnh Hải Dương đã giúp em hoàn thành luận văn này. Đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp của Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng.
Trong khuôn khổ của luận văn, em hy vọng sẽ đóng góp phần nhỏ vào công tác quản trị rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Huyện Tứ Kỳ, đóng góp cho sự phát triển của Agribank.
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII , Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010.
NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng, (2014), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng,
NXB lao động - xã hội, Hà Nội.
GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, (2015), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB thống kê, Hà Nội.
PGS.TS. Phan Thu Hà, PGS.TS. Đàm Văn Huệ, (2010), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng, (2012), Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng, Trường Học viện Ngân hàng.
Thái Thanh Hải, “ Quản trị rủi ro tác nghiệp: Ngân hàng Việt Nam đã săn sàng", Thời báo kinh tế Việt Nam, (2012).
Lê Văn Hùng, “Rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng - nhìn từ góc độ đạo đức”, Tạp chí ngân hàng, (số 8/2007).
Ngân hàng Nhà nước, 2005, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
Ngân hàng Nhà nước, 2007, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, Hà Nội.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Qui định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước, Hà Nội.
18/3/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Qui định về việc sửa đổi bổ sung một số điều của TT 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013, Hà Nội.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2014), Quyết định 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014 về việc ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Hà Nội.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2014), Quyết định 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 về việc ban hành Quy định giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Hà Nội.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2014), Quyết định 450//QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/5/2014 về việc ban hành Quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank, Hà Nội Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2014), Quyết định 32/ QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/1/2014 về việc ban hành một số chính sách tín dụng, Hà Nội.
Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hải Dương, Báo cáo tổng hợp hoạt động ngân hàng toàn tỉnh, chi nhánh NHNN tỉnh Hải Dương năm 2012, 2013, 2014, Hải Dương. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tỉnh Hải
Dương, Báo cáo tổng kết năm 2012, 2013, 2014.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tỉnh Hải Dương, Báo cáo chuyên đề tín dụng năm 2012, 2013, 2014.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tứ Kỳ - Hải Dương, Báo cáo tổng kết năm 2012, 2013, 2014.