TRONG THỜI GIAN TỚI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TỨ

Một phần của tài liệu 102 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN tứ kỳ hải DƯƠNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 112 - 115)

, X 100% đã XLRRDư nợ đã XLRR

TRONG THỜI GIAN TỚI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TỨ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN TỨ KỲ - HẢI DƯƠNG

Mục tiêu tổng quát

Tập trung giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực là thị trường nông nghiệp và nông thôn, tập trung vốn phục vụ phát triển “TAM NÔNG”, đồng thời củng cố tính bền vững của thị trường, mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng; đào tạo đội ngũ CBVC có đủ năng lực và trình độ để phát huy được hiệu quả công nghệ ngân hàng nhằm tăng thêm năng lực hoạt động, năng lực cạnh tranh, đứng vững và phát triển trong nền kinh tế hội nhập.

Định hướng các chỉ tiêu kinh doanh cụ thể

Nguồn vốn huy động tại địa phương: Tỷ lệ tăng trưởng từ 12% trở lên, trong đó tiền gửi dân cư chiếm 90%.

Đầu tư tín dụng: Tỷ lệ tăng trưởng từ 10% trở lên, tỷ trọng dư nợ

trung và dài hạn đạt 35%/tổng dư nợ; tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 90%/ tổng dư nợ.

Chất lượng tín dụng đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu dưới 2% so với tổng dư nợ, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đúng qui định; Tỷ lệ thu hồi nợ đã xử lý rủi ro tối thiểu 25%/tổng dư nợ đã xử lý rủi ro.

Phấn đấu có đủ quỹ thu nhập để chi luơng và các chế độ khác cho nguời lao động. Hoàn thành các chỉ tiêu tài chính do NHNo tỉnh giao.

về đầu tư tín dụng

Bám sát định hướng phát triển kinh tế của địa phương, từ đó xây dựng kế hoạch tăng trưởng dư nợ phù hợp, chú trọng cho vay phát triển nông nghiệp - nông thôn, chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh, cho vay nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thuỷ sản theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ; cho vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 985/QĐ-UBND ngày 08/5/2012 của UBND tỉnh Hải Dương về việc hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2012- 2015; Quyết định 165/QĐ-UBND ngày 16/01/2012 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phát triển chăn nuôi tập trung, nâng cao chất lượng, quy mô, đảm bảo vệ sinh môi trường giai đoạn 2011- 2015.

Điều hành nhanh nhậy, linh hoạt lãi suất theo chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, phù hợp với quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, đảm bảo tính cạnh tranh, đảm bảo năng lực tài chính của đơn vị.

Thực hiện đúng quy trình cho vay, thủ tục hồ sơ đầy đủ, đúng quy

định. Thực hiện tốt việc phân loại, lựa chọn khách hàng, dự án có hiệu quả để đầu tư theo hướng ưu tiên cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân; thực hiện khoán dư nợ vừa tăng trưởng số tiền vừa tăng trưởng số hộ nhằm mở rộng thị trường và đảm bảo hạn chế rủi ro theo nguyên tắc “nhiều trứng không để trong một giỏ”

Phân tích thực trạng, nguyên nhân, xây dựng phương án xử lý cụ thể

cho từng khoản nợ xấu, thực hiện quyết liệt các biện pháp xử lý thu hồi như bán tài sản đảm bảo, chủ động khởi kiện ra cơ quan pháp luật xử lí những khách hàng cố tình trây ỳ trốn tránh trách nhiệm trả nợ; gắn việc chi lương với kết quả xử lí, thu hồi nợ xấu, nợ đã XLRR; áp dụng các biện pháp khuyến

khích, động viên cán bộ có thành tích thu hồi nợ xấu, nợ đã XLRR. Thành lập tổ thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lí rủi ro.

Tích cực và chủ động tìm kiếm, lựa chọn khách hàng tốt để tăng

truởng du nợ mà trọng tâm là tìm kiếm, khai thác khách hàng mới, phân khúc thị truờng huớng nhiều tới các hộ kinh doanh, hộ sản xuất, cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ với đối tuợng là các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả và cho vay tiêu dùng; Có chính sách phù hợp điều chỉnh lãi phí để giữ khách hàng truyền thống, hạn chế đến mức thấp nhất khách hàng tại Agribank chuyển sang tổ chức tín dụng khác. Việc tăng truởng du nợ phải trên cơ sở tăng truởng chất luợng tín dụng. Tuân thủ nghiêm túc thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, các quy định của pháp luật, Ngân hàng nhà nuớc và của

Agribank trong việc cấp tín dụng với khách hàng.

Đối với cho vay hộ gia đình, cá nhân ở khu vực nông thôn xem xét chuyển đổi từ cho vay từng lần sang cho vay theo hạn mức tín dụng theo Quyết định 889/QĐ-NHNo-HSX ngày 29/08/2014 của Tổng giám đốc, giao chỉ tiêu đến từng cán bộ tín dụng.

Công tác quản trị rủi ro tín dụng

Tăng cuờng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, dòng tiền, khả năng tài chính của từng khách hàng.

Truờng hợp khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn, đơn vị áp dụng các giải pháp xử lý quyết liệt nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh. Thực hiện phân loại nợ theo đúng quy định hiện hành của Agribank; Đối với khách hàng đang có quan hệ tại nhiều tổ chức tín dụng, cán bộ tín dụng thuờng xuyên thu thập thông tin, kể cả thông tin trên CIC để nắm bắt diễn biến nhóm nợ, trên cơ sở đó có giải pháp phù hợp để hạn chế nợ xấu phát sinh. Tuân thủ nghiêm túc quy định về kiểm tra giám sát món vay theo quy định hiện hành của Agribank.

Thực hiện tập huấn tới 100% cán bộ tín dụng về quy trình nghiệp vụ

của ngành, các văn bản của Ngân hàng nhà nuớc nhằm nắm bắt kịp thời các thay đổi của chính sách để đua ra quyết định cấp tín dụng.

Hoàn thiện quy trình đo luờng và đánh giá rủi ro tín dụng hệ thống

thông tin phòng ngừa rủi ro để hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh và công tác quản trị.

Tăng cuờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đảm bảo độ an toàn phù hợp trong hoạt động ngân hàng.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, hệ thống thông tin khách hàng, hệ thống thông tin ngành.

Một phần của tài liệu 102 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN tứ kỳ hải DƯƠNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w