Thứ nhất, nợ xấu đã được kiểm soát khá tốt, nợ đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng cao
Biểu đồ 10: Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn của Sacombank từ 2011-2014
Đơn vị: %
Tỷ lệ đủ tiêu chuẩn
(Nguồn: Báo cáo tài chính Sacombank 2014,2013,2012)
Vấn đề nợ xấu vẫn gây nhức nhối các NHTMCP trong thời gian qua, sau giai đoạn tín dụng tăng trưởng nóng, nợ xấu gia tăng mạnh tại các ngân hàng là thực trạng chung, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank nếu so với tỷ lệ của toàn hệ thống thì vẫn ở mức chấp nhận được. Nợ xấu của Sacombank từ 2011 đến 2012 tăng đột biến, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,56% lên 1,97%. Nhưng chỉ ngày một năm sau đó, Sacombank đã phối hợp thực hiện hàng loạt giải pháp để đưa tỷ lệ này về mức tương đối an toàn, đó là 1,44% năm 2013 và 1,18% năm 2014. Nợ đủ tiêu chuẩn vẫn chiếm tỷ trọng cao, luôn chiếm 98-99% tổng dư nợ. Đây là kết quả mà không phải ngân hàng nào cũng đạt được khi kiểm soát nợ xấu.
Thứ hai, công tác trích lập và sử dụng DPRR được thực hiện nghiêm túc
Trích lập và sử dụng DPRR thực sự là một trong những biện pháp chủ động và hiệu quả trong xử lý nợ xấu , mặc dù nó làm giảm sút lợi nhuận của ngân hàng. Nhận thức được điều này, Sacombank đã thực sự nỗ lực trong giải quyết nợ xấu, chấp nhận hy sinh lợi nhuận trước mắt để phát triển an toàn bền vững
Bảng 15. Trích lập và sử dụng dự phòng của cho vay và thuê tài chính Sacombank giai đoạn 2011-2014
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014,2013,2012 của Sacombank) . Thực tế cho thấy, những con số trích lập và sử dụng DPRR của Sacombank tăng qua các năm. Ke từ năm 2012, khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao, trích lập DPRR tín dụng tăng hơn 6 lần so với năm 2011 từ 87.028 triệu đồng lên 544.369 triệu đồng . Năm 2013, năm 2014 tỷ lệ nợ xấu đã được, một phần không nhỏ là do sử dụng quỹ DPRR, ngân hàng vẫn tiếp tục trích lập quỹ này với quy mô tăng lên để đảm bảo an toàn. Đặc biệt, trong năm 2014, khi bán nợ xấu cho VAMC, Sacombank vẫn tiếp tục trích 232.346 triệu đồng quỹ DPRR cho những khoản nợ này. Đây là những động thái đáng được đánh giá cao của Sacombank.
Thứ ba,công tác xử lý nợ xấu được đẩy mạnh
Bảng 16: Số nợ xấu đã xử lý qua các năm của toàn hệ thống
Nợ xấu xử lý bằng cơ cấu
_______ lại nợ_____________ 30 6,18 20,8 4,04 40,8 6,37 Nợ xấu chuyển giao cho
SBA 62,7 12,91 70,1 13,6 47,4 7,41
Nợ xấu xử lý bằng phương
________pháp khác________ 29 5,97 42 8,16 454 70,93 __________Tổng__________ 485,7 100 514,5 100 640,1 100
Nợ nhóm 5 trên Nợ xấu 45,45% 63,24% 66,05%
Nợ nhóm 5 trên DPRR 62% 65,05% 74,41%
(Nguồn: Phòng kế toán Sacombank Chi nhánh Hà Nội)
Có thể thấy, kết quả xử lý nợ xấu qua các năm của Sacombank có xu hướng tăng, điều này thể hiện sự nỗ lực và hiệu quả trong công tác thu hồi nợ của Sacombank. Có
60
thể thấy, số nợ xấu được xử lý bằng phương pháp thu hồi nợ trực tiếp và phát mãi tài sản chiếm tỷ trọng cao nhất ở năm 2012 và năm 2013 đều trên 70% số nợ xấu đã xử lý. Đến năm 2014 thì xử lý nợ xấu bằng phương pháp khác lại chiếm tỷ trọng cao nhất 454 tỷ đồng, tương đương 70,93% tổng số nợ xấu đã xử lý, điều này là do năm 2014, Sacombank đã tiến hành bán 434 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC. Nợ xấu xử lý bằng chuyển giao cho SBA chiếm tỷ trọng tăng dần từ năm 2012 là 62,7 tỷ đồng tương ứng 12,91% lên năm 2013 là 70,1 tỷ đồng xấp xỉ 13,6%, nhưng đến năm 2014 thì xử lý nợ xấu bằng biện pháp này lại giảm hiệu quả. Trong thời gian tới, cần thúc đẩy hoạt động của SBA, để vai trò của SBA trong xử lý nợ xấu ngày càng phát huy hơn nữa.
Thứ tư, uy tín vị thế của Sacombank ngày càng được nâng cao
Quản lý tốt nợ xấu là một trong những tiêu chí làm nên uy tín của Sacombank trong hệ thống ngân hàng, trên thị trường quốc tế cũng như trong lòng khách hàng. Vị thế của Sacombank rõ ràng được cải thiện khi mà năm 2014 thị phần của Ngân hàng này đã tăng từ 3,1% lên 3,3%. Ngoài ra, nó cũng được công nhận trong mắt các tổ chức chuyên gia nước ngoài khi mà Sacombank liên tục nhận được những giải thưởng. Gần đây, Sacombank được tổ chức Global Finance( Mỹ) bình chọn là Ngân hàng tốt nhất tại các thị trường mới nổi 2014( Best Emerging Markets Bank 2014);ngoài ra cũng được tạp chí International Finanve Magazine ( IFM) trao danh hiệu Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2014 ( Best Retail Bank in Vietnam 2014). Trước đó, Sacombank cũng nhận được nhiều giải thưởng quốc tế uy tín như Top 1000 Ngân hàng Thế giới 2014 do tạp chí The Banker bình chọn, Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2013 do The Asset bình chọn...