Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu 109 GIẢI PHÁP xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn THƯƠNG tín SACOMBANK,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 44 - 57)

Từ các bài học kinh nghiệm về xử lý nợ xấu của các Quốc gia trên, có thể đưa ra những bài học cho Việt Nam như sau:

- Cần thực hiện quy trình cấp tín dụng một cách chặt chẽ, các khoản vay do Chính phủ chỉ định nên được thực hiện bởi Ngân hàng chính sách, không nên

giao cho

NHTM.

- Việt Nam cần tuân thủ nghiêm ngặt ba nguyên tắc trong xử lý nợ xấu: (i) trách nhiệm xử lý nợ xấu đúng với nguồn phát sinh nợ xấu; (ii) đảm bảo tính độc lập và

minh bạch trong xử lý nợ; (iii) Đánh giá nợ xấu, định giá lại tài sản đúng với giá trị

thực trên cơ sở tuân thủ cơ chế thị trường.

- Việc thành lập cơ quan chuyên biệt quản lý nợ xấu là cần thiết, AMC cần được thành lập phù hợp với những điều kiện và diễn biến nợ xấu ở Việt Nam, lựa

chọn mô

hình tối ưu, quan trọng cần xác định rõ mục tiêu chỉ để thực hiện tái cấu trúc và

xử lý

nợ xấu, cơ sở của nguồn vốn hoạt động và lộ trình thực hiện.

- Chính phủ, NHNN và các cơ quan chức năng phải cùng phối hợp để giải quyết nợ xấu , có thể bằng cách hỗ trợ tái cấp vốn cho các NHTM, hay ban hành cách hoàn

thiện khung pháp lý cho việc thực hiện tái cấu trúc và xử lý nợ xấu. Hiện nay, cơ sở

Thời gian Nợ xấu (tỷ 'đồn g) Tổng dư nợ ( y t đồn g) Tỷ lệ nợ xấu (%) 2005 _______16.000 577.618 2,77 2006 _______14.000 441.641 3,17 2007 _______13.000 500.000 2,60 2008 23.000 1.533.334 1,50 2009 45.000 1.800.000 2,50 2010 38.000 1.809.000 2,10 2011 78.000 2.363.637 3,30 2012 126.108 3.090.904 4,08 2013 131.788 3.477.267 3,79 2014 129.025 3.970.000 3,25 02/2015 154.284 3.996.996 3,86

nợ xấu và đóng cửa các ngân hàng yếu kém, đồng thời hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng tốt

- Các Ngân hàng phải chủ động xử lý nợ xấu của mình thông qua sử dụng dự phòng rủi ro, đồng thời phải thành lập AMC của riêng Ngân hàng mình để tách riêng

hoạt động xử lý nợ xấu khỏi hoạt động kinh doanh.

- Phát triển thị trường trái phiếu mở rộng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào khu vực ngân hàng. Đây được coi là kênh huy động vốn hữu hiệu trong thời điểm nguồn

lực nội tại của ngân hàng trong nước gặp khó khăn.

Việc áp dụng kinh nghiệm của các Quốc gia khác là cần thiết, tuy nhiên,để mang lại hiệu quả tốt nhất thì việc vận dụng cần linh hoạt,phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay như : Kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định;Hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản đảm bảo là bất động sản,trong khi thị trường này chưa thể phục hồi ngay;Xử lý nợ xấu không được gây tổn thất lớn cho Chính phủ và bản thân các ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương I đã đưa ra những lý luận cơ bản về nợ xấu và xử lý nợ xấu tại các NHTM, đồng thời cũng tìm hiểu về kinh nghiệm xử lý nợ xấu ở một số quốc gia trên thế giới. Cơ sở lý thuyết và bài học kinh nghiệm thực tiễn rút ra được sẽ là nền tảng để nghiên cứu, đi sâu phân tích về tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Sacombank sẽ được trình bày kĩ ở

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NHTMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN.

2.1. Tồng quan thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM VN.

Trong giai đoạn đang phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ, nước ta luôn có tốc độ tăng trưởng huy động và cho vay cao nhất trong khu vực, trong đó sự đóng góp của hệ thống ngân hàng là lớn nhất, chiếm khoảng 95% của toàn hệ thống các TCTD. Tăng trưởng tín dụng nhanh là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển tuy nhiên nó cũng để lại hệ lụy về nguy cơ nợ xấu. Nợ xấu đã tích tụ từ nhiều năm trước, có dấu hiệu gia tăng từ năm 2007 đến năm 2011 thì bắt đầu được chú ý vì tốc độ tăng cao, đến năm 2012 thì bộc lộ rõ nét cả về số tuyệt đối và tương đối. Sau đó có nhiều biến động.

Biểu đồ 1 : Giá trị nợ xấu (tỷ đồng) và tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam giai đoạn 2005- 2/2015

I I Tổng nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của NHNN, tổng cục thống kê và tính toán của tác giả)

Có thể thấy xu hướng nợ xấu trong những năm gần đây là tăng cao, đỉnh điểm vào năm 2012, sau đó đang được kiểm soát dần dần nhờ những chính sách, biện pháp cụ

Ngân hàng ____________________Tỷ lệ nợ xấu (%)____________________ 2012 ________2013________ _______2014_______ BIDV 2,68 _________2,26________ ________2,03________

VCB 2,26 _________2,72________ ________2,31________

thể của toàn hệ thống ngân hàng.Năm 2011, lần đầu tiên NHNN chủ động công bố tỷ lệ nợ xấu trong các ngân hàng. Theo đó, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng ở mức 3,3% tổng dư nợ. Con số này tới cuối năm 2012, theo công bố của NHNN là 4,08 %, cho dù theo các tổ chức đánh giá độc lập thì con số thực tế cao hơn nhiều. Bước sang năm 2013, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng theo báo cáo của các TCTD là 3,79% vào 31/12/2013. Đến thời điểm cuối 12/2014 tỷ lệ này chỉ còn 3,25% nhưng lại tăng lên 3,86% vào cuối tháng 2/2015.

Năm 2011, khi tổng dư nợ tăng 30,67% thì giá trị nợ xấu đã tăng 105,26% (từ 38.000 tỷ đồng lên 78.000 tỷ đồng), tỷ lệ nợ xấu tăng tương ứng từ 2,1% lên 3,3%.Sang năm 2012, thời điểm nợ xấu lên cao nhất là 255.168 tỷ đồng, chiếm 8,86% dư nợ, cao hơn nhiều so với báo cáo từ các TCTD( 4,93%). Tuy nhiên, theo đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế, tình hình nợ xấu của Việt Nam còn tồi tệ hơn nhiều. Theo các chuyên gia của Fitch Ratings, con số này đạt mức 15% tính đến hết tháng 9/2012. Trong khi đó, theo một báo cáo trên tờ Wall Street Journal tháng 9/2012, Ngân hàng Barclays (Anh) nhận định tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam đã chạm mốc 20%. Trái phiếu phát hành bằng nội tệ và ngoại tệ của Việt Nam đã bị Moody's hạ bậc tín nhiệm từ B1 xuống mức B2 do liên quan đến các vấn đề nợ xấu. Kết quả của giám sát từ xa cũng chỉ ra nợ xấu tại thời điểm tháng 9/2012 lên đến 17%.

Với những nỗ lực trong xử lý nợ xấu của toàn hệ thống Ngân hàng,đến cuối năm 2013, con số thống kê về tổng nợ xấu của toàn hệ thống là 131.788 tỷ đồng

giảm

0,44% so với cuối năm 2012 ( tỷ lệ nợ xấu giảm từ 4,08% xuống còn 3,79%). Năm

2014, nợ xấu là 129.025 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể chỉ còn 3,25%.Con

số này

gây bất ngờ lớn, trái ngược với một số dự báo có rằng tỷ lệ nợ xấu sẽ ở mức cao hơn

do các TCTD phải hạch toán một cách đầy đủ hơn vào tháng cuối năm, nhưng tỷ

lệ nợ

xấu lại giảm khá mạnh từ 3,88% tháng liền trước xuống còn 3,25%. Đây là tỷ lệ nợ

xấu được NHNN tập hợp qua báo cáo của các TCTD.Nó có chênh lệch đáng kể TCTD tích cực xử lý nợ xấu và vẫn thấp hơn so với cùng kỳ nhưng thực tế là tỷ lệ nợ xấu quý I/2015 đã tăng so với thời điểm cuối năm 2014.

Trước thực trạng nợ xấu vô cùng báo động, toàn hệ thống ngân hàng đã thực sự nỗ lực chung tay để xử lý mà người chỉ đạo chính là NHNN. Theo NHNN, năm 2012 xử lý được 69.000 tỷ đồng , năm 2013 là gần 98.000 tỷ đồng và tính đến hết 6 tháng đầu năm 2014 là 33,45 nghìn tỷ đồng. Đến 10/2014 nợ xấu đã được xử lý 54,3% tổng nợ xấu được xác định tại tháng 9/2014. Năm 2013, Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) nhằm xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý nền kinh tế.Theo thống kê kể từ khi ra đời cho đến hết năm 2014, VAMC đã mua khoảng 125.000-130.000 tỷ đồng nợ xấu từ các TCTD.Tuy nhiên giá trị nợ xấu VAMC thu hồi được lại chỉ khoảng 4.161 tỷ đồng. Mặc dù chưa xử lý được bao nhiêu nhưng theo các chuyên gia kinh tế VAMC cũng đang giúp cho một khoản lớn nợ xấu được tách ra riêng biệt, khiến bảng cân đối của các ngân hàng sách hơn.

Bảng 6 : Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng niêm yết giai đoạn 2012 - 2014

ACB 3,02 _________2,17________ ________2,46________

ARG 6,14 _________8,16________ -

tăng

trưởng trưởngtăng trưởngtăng

Vốn chủ sở hữu 14.22 4 13.698 (3,69%) 16.703 21,94% 17.804 6,59% Tổng tài sản 140.137 151.282 7,96% 160.170 (5,5%) 188.678 17,8% Vốn huy động 111.513 123.753 10,98% 140.770 13,75% 167.898 19,3% Dư nợ cho vay 979.42 98.728 24,3% 110.297 11,72% 130.511 18,3% TN trước thuế 2.771 1.367 (50,67%) 2.838 107,61% 2.851 0,46% ROE (%) , 14,6% 7,15% - 14,32 - 13,21 - ROA 4%^ 1,44% 0,68% - 1,38 - 1,31 - Nợ xấu (%) 0,56% 1,97% - 1,44 - 1,18 -

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng 2012-2014 và tính toán của tác giả)

Nhìn vào tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng cốt cán trong hệ thống,ta thấy rằng hầu hết các ngân hàng đều có dấu hiệu cải thiện đáng kể, như BIDV giảm từ 2,68%(2012) xuống còn 2,03% ( 2014), riêng Agribank thì tình hình nợ xấu vẫn còn rất đáng lo ngại. Tuy nhiên đây có phải dấu hiệu tốt hay không khi, hầu hết các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm là do “ăn theo” tăng trưởng cho vay khách hàng, hoặc do bán nợ cho VAMC.

Có thể thấy rằng, khi tình hình kinh tế vĩ mô được cải thiện và dần phục hồi, cộng với những nỗ lực của hệ thống tổ chức tín dụng, diễn biến nợ xấu đã có những tín hiệu khả quan.Tuy nhiên cũng không thể không lo ngại khi mà những tháng đầu năm 2015

35

cho thấy nợ xấu lại đang bùng phát trở lại ,tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng dù đã kiểm soát được nhưng nợ xấu vẫn chưa được giải quyết triệt để mà chỉ là chuyển từ tổ chức này sang tổ chức khác. Năm 2015 là năm bản lề của việc thực hiện Đề án xử lý nợ xấu và năm về đích của Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD. Vì vậy,ngành Ngân hàng cần quyết liệt thực hiện các giải pháp quản lý, điều hành, tái cơ cấu và xử lý nợ xấu theo đúng mục tiêu.Bên cạnh đó,cần có sự chỉnh đốn và nghiêm túc hơn trong việc ghi nhận và đánh giá đúng sự nghiêm trọng của nợ xấu,không nên giấu diếm và che đậy số liệu thực về nợ xấu.

2.2. Thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín. 2.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Sacombank

Trong giai đoạn 2011-2014 nền kinh tế Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế, ngành Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên Sacombank vẫn là một trong các ngân hàng có tình hình kinh doanh khá ổn định và có nhiều điểm sáng. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động của Sacombank được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 7 : Một số chỉ tiêu tài chính của Sacombank giai đoạn 2011 - 2014

tài chính thì công tác huy động vốn là một nhiệm vụ tiên quyết cần thực hiện tốt. Huy động vốn không chỉ đòi hỏi đủ vốn để phục các hoạt động kinh doanh khác mà còn cần chú trọng đến nguồn vốn giá rẻ đảm bảo tính cạnh tranh của ngân hàng.

Sacombank không ngừng đa dạng hóa các hình thức huy động với các Chương trình khuyến mãi hấp dẫn, chú trọng tăng trưởng nguồn vốn ổn định bằng VNĐ từ khách hàng cá nhân, nâng cao uy tín và thương hiệu trên thị trường.Nhờ vậy, số dư huy động tăng đều qua các năm, làm nền tảng tốt cho mọi hoạt động kinh doanh khác phát huy hiệu quả, đảm bảo an toàn thanh khoản của toàn hệ thống. Năm 2012, huy động tăng 12.240 tỷ đồng tương ứng với 10.98%, số lượng khách hàng gửi tiền đạt gần 1,8 triệu người, tăng 34% so với đầu năm, chủ yếu tăng khách hàng cá nhân. Năm 2013, huy động tiếp tục tăng 13,75% ( 17.017 tỷ đồng). Đến 31/12/2014, huy động tăng 19.3% so với đầu năm, đạt 137% kế hoạch tăng trưởng. Sacombank chủ yếu tập trung vào huy động tiền gửi của các Tổ chức kinh tế và dân cư, như năm 2014, huy động của nhóm này chiếm đến 96,8% tổng huy động. Mảng huy động cá nhân ngày càng khẳng định vai trò khi tỷ trọng của huy động vốn từ khách hàng cá nhân ngày càng tăng lên từ 70% đầu năm 2012, đến 77% đầu năm 2013, 85% đầu năm 2014, và đến cuối năm 2014 huy động cá nhân chiếm 87% tổng vốn huy động.

Biểu đồ 2 : Mức huy động vốn của Sacombank từ 2011-2014

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank và tính toán của tác giả)

Diễn biến tiền gửi thay đổi theo hướng tích cực, đúng định hướng hoạt động bán lẻ của Sacombank và quan điểm điều hành tiền tệ của NHNN. Trong điều kiện khả năng phục hồi của nền kinh tế chưa rõ ràng,dòng chảy tiền tệ trong nền kinh tế chưa hoàn toàn thông suốt, nên việc tập trung tăng trưởng nguồn tiền gửi dân cư mang tính ổn định lâu dài là một lựa chọn có tính bền vững và khả thi cao. Để đạt được kết quả này, do Ngân hàng không ngừng chủ động xây dựng các sản phẩm phù hợp, các chương trình kích thích trọng điểm cho từng phân khúc khách hàng, lãi suất linh động;phát huy lợi thế thương hiệu và mạng lưới rộng khắp, cộng với cơ chế khuyến khích nội bộ,tăng cường lực lượng bán hàng và kỹ năng chăm sóc khách hàng nhằm gia tăng quy mô ở đơn vị.

Về tín dụng: Sacombank luôn tích cực đồng hành với khách hàng, mở rộng các đối tượng ưu tiên, phát triển nhanh các phương thức cho vay hiệu quả, áp dụng các gói cho vay ưu đãi, đơn giản hóa thủ tục nên hoạt động tín dụng của Sacombank liên tục tăng trưởng trong các năm qua.Cuối năm 2013, tổng dư nợ cho vay của Sacombank đạt 110.297tỷ đồng, tăng 11,32% so với cuối năm 2012.Năm 2014, mặc dù thực hiện chuyển 4.984 tỷ đồng dư nợ thành trái phiếu VAMC, nhưng cho vay khách hàng vẫn tăng 18,32% so với 2013, cao hơn tốc độ tăng toàn ngành ( 14,16%) đạt 88% kế hoạch tăng trưởng, bình quân 3 năm liền kề tăng 16,7% thị phần cho vay tăng từ 3,1% vào đầu năm lên 3,14% thời điểm cuối năm. Có thể thấy, Sacombank luôn có tăng trưởng tín dụng khá tốt so với tổng quan ngành Ngân hàng.

Biểu đồ 3: Dư nợ tín dụng của Sacombank từ 2011-2014 Đơn vị: tỷ đồng tổng dư nợ 140,000 120,000 100,000 80,000 60,000 40,000 20,000 0 2011 2012 2013 2014 ■ tổng dư nợ

(Nguồn: Báo cáo tài chính Sacombank 2012-2014 và tính toán của tác giả) về lợi nhuận: Trong giai đoạn 2011 - 2014 chỉ tiêu lợi nhuận của Sacombank có biến động nhưng vẫn xu hướng vẫn tốt. Năm 2011 lợi nhuận trước của Sacombank ở mức tương đối cao 2.771 tỷ đồng nhưng sang năm 2012 đã giảm 50,67% xuống còn 1.367 tỷ đồng,con số này kém xa lợi nhuận mục tiêu 3.400 tỷ mà ngân hàng đặt ra từ đầu năm.Một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận của Sacombank sụt giảm trong năm 2012 là lãi từ hoạt động dịch vụ giảm mạnh trong khi hoạt động chứng khoán đầu tư lỗ sâu.Bên cạnh đó, hoạt động khác từ lãi hơn 1000 tỷ đồng trong 2011 lại chuyển sang lỗ hơn 90 tỷ đồng. Trích lập DPRR tín dụng, dự phòng chứng khoản, dự phòng nợ có khả năng mất vốn tăng cao cũng khiến cho lợi nhuận của 2012 sụt giảm hơn năm trước đó. Hai năm tiếp theo bất ngờ lợi nhuận tăng trở lại, tăng 107,61% tương ứng 1.471 tỷ đồng tương đương 101,3% kế hoạch ở năm 2013 và duy trì tăng nhẹ 0,46% ở năm 2014 , kết quả này có được là do 2 năm này Sacombank duy trì tăng trưởng tín dụng tốt, trong khi đó chi phí lại giảm mạnh, chí phí lãi suất huy động giảm, trích lập DPRR tín dụng cũng ít hơn hẳn năm 2012.

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Biểu đồ 4: Lợi nhuận trước thuế của Sacombank giai đoạn 2011-2014

Một phần của tài liệu 109 GIẢI PHÁP xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn THƯƠNG tín SACOMBANK,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 44 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w