Phòng ngừa nợ là quá trình sử dụng các công cụ, biện pháp liên tục từ khâu phân tích, thẩm định cho tới thanh lý, thu hồi nợ. Đây là một công tác quan trọng trong quản trị rủi ro và là điểm mấu chốt để các Ngân hàng duy trì được tỷ lệ nợ xấu như mong muốn. Xuất phát từ những nguyên nhân gây ra nợ xấu và trên cơ sở các nguyên tắc quản lý nợ xấu của Ủy ban Basel,có thể đưa ra một số biện pháp phòng ngừa nợ xấu như sau:
- Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý
Một trong những biện pháp quan trọng để các khoản tín dụng ngân hàng đáp ứng được tiêu chuẩn pháp lý đảm bảo an toàn là NHTM phải xây dựng được chính sách tín dụng an toàn, chặt chẽ và có hiệu quả. Chính sách tín dụng chính là kim chỉ nam, là cẩm nang định hướng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng khi tác nghiệp, chính vì vậy một
hạng tín dụng của khách hàng, Ngân hàng có thể đánh giá cơ bản về mức độ rủi ro của khách hàng, sàng lọc được khách hàng tốt để phục vụ và ra quyết định cấp tín dụng. Đây cũng là cơ sở để Ngân hàng có thể tập trung vào các đặc điểm riêng của khách hàng để có biện pháp quản lý tín dụng hiệu quả.
Việc áp dụng cách chấm điểm phân loại khách hàng và thực hiện tốt công tác xếp hạng tín dụng khách hàng sẽ giúp Ngân hàng rút ngắn được thời gian thẩm định và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho mình.
- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng
Để có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất những khoản nợ xấu và đưa ra quyết định phù hợp, thẩm định là một trong những khâu quan trọng trong việc ra quyết định cho vay giúp ngân hàng phòng ngừa được rủi ro đối với các khoản nợ.
Ngân hàng phải tiến hành hoạt động thẩm định đối với dự án vay, khách hàng vay trước khi cho vay, trong cho vay và sau khi cho vay. Ngân hàng dùng các biện pháp để kiểm tra tính khả thi và sinh lợi của dự án, kiểm tra khả năng tài chính của khách hàng đi vay, theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động của dự án sau khi giải ngân để từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về khả năng thu hồi vốn, cả gốc và lãi từ dự án. Khi đến kì hạn trả nợ, nếu nhận thấy khách hàng cố tình chây ỳ, lừa đảo, không có thiện ý hoàn trả nợ... thì Ngân hàng phải tiến hành thu nợ. Còn nếu khách hàng có thiện ý trả nợ nhưng gặp khó khăn tạm thời thì Ngân hàng có thể tiến hành các biện pháp hỗ trợ khách hàng như giảm lãi suất, gia hạn nợ, tiếp tục cho vay để khách hàng thu lợi nhuận trả Ngân hàng.
- Phân loại nợ và trích lập DPRR đầy đủ
Để góp phần vào việc ngăn ngừa nợ xấu phát sinh thì công tác phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng là rất cần thiết. Thực hiện đúng, đầy đủ việc phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng trước tiên là việc tuân thủ đúng theo quy định của NHNN, tiếp đến là tạo cho Ngân hàng một nguồn tiền gọi là Quỹ DPRR để có thể lấy ra xử lý nợ xấu trong trường hợp cần thiết. Chính vì vậy mà mỗi NHTM cần phải xây dựng được quy trình về phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng và thực hiện tốt quy trình đó, góp phần cho công tác ngăn ngừa nợ xấu một cách hiệu quả.
Yếu tố con người là rất cần thiết để có được chất lượng tín dụng hiệu quả. Để có chất lượng tín dụng hiệu quả đòi hỏi đội ngũ cán bộ thẩm định phải có chuyên môn nghiệp vụ cao, đủ khả năng xem xét và phát hiện rủi ro đối với từng khoản vay mà Ngân hàng đã duyệt cho vay. Ngoài chuyên môn nghiệp vụ, CBTD phải là những người có tâm với nghề để giảm thiểu rủi ro đạo đức. Việc thẩm định tín dụng để phát hiện rủi ro bao gồm ở các khâu phát hiện trước, trong và sau khi cho vay.
Để có được một đội ngũ CBTD đạt trình độ cả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, đòi hỏi NHTM phải có được những biện pháp hợp lý trong công tác tuyển dụng và đào tạo, cụ thể như : Tuyển dụng kỹ lưỡng những ứng viên có chuyên môn tốt, có tố chất; NHTM thường xuyên tổ chức các khóa học để nâng cao trình độ nghiệp vụ và giáo dục đạo đức đối với cán bộ tham gia vào công tác tín dụng; Có cơ chế thưởng phạt rõ ràng đối với những cán bộ vi phạm đạo đức nghề nghiệp hoặc những hành vi khác.
- Xây dựng hạn mức rủi ro tín dụng
Chiến lược hoạt động của Ngân hàng một mặt cần phải mang lại lợi nhuận, mặt khác cần phải đảm bảo khả năng thanh toán. Ngân hàng xây dựng và triển khai sản phẩm, dịch vụ truyền thống và hiện đại nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Trong hệ thống các hoạt động của Ngân hàng, nhất là hoạt động tín dụng, hoạt động mang lại hơn 70% thu nhập cho Ngân hàng, Ngân hàng cần phải xác định mức độ rủi ro tối đa, giới hạn tỷ lệ nợ xấu. Rủi ro luôn đi kèm với hoạt động của bất kỳ Ngân hàng nào, chúng ta có thể hạn chế tổn thất của chúng, nhưng không thể ngăn ngừa chúng xuất hiện. Hoạt động Ngân hàng nằm trong giới hạn rủi ro, đó cũng là một thành công lớn của Ngân hàng.
- Sử dụng công cụ kiểm soát rủi ro
Ngân hàng phải tiến hành phân loại khách hàng, chấm điểm tín dụng với từng đối tượng khách hàng dựa trên các tiêu chí định tính cũng như định lượng. Đa phần các Ngân hàng đều có tiêu chí xếp loại và phân loại nợ theo nhóm khách hàng để phân tích và đánh giá rủi ro tín dụg. Nợ của khách hàng nhóm A được coi có rủi ro thấp nhất, còn nợ khách hàng nhóm C được coi là có khả năng mất vốn cao nhất.
Ngân hàng cũng có thể kiểm soát tín dụng bằng giới hạn tín dụng, giải ngân kèm chứng từ hàng hóa... để hạn chế tổn thất trong cho vay. Triển khai các công cụ kiểm soát mới đồng thời làm chi phí hoạt động của Ngân hàng tăng lên, nhưng sẽ làm giảm tổn thất mà các rủi ro mang lại. Các tổn thất này lớn hơn chi phí hoạt động của các công cụ này thì sẽ mang lại lợi nhuận, hiệu quả cho chính Ngân hàng