Diễn biến tình hình nợ xấu qua các năm

Một phần của tài liệu 109 GIẢI PHÁP xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn THƯƠNG tín SACOMBANK,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 57 - 66)

Trong kinh doanh, lợi nhuận luôn tỷ lệ thuận với mức độ rủi ro, nhất là trong lĩnh vĩnh Ngân hàng, tăng trưởng tín dụng tốt, lợi nhuận cao đồng nghĩa với nguy cơ tiềm ẩn rủi ro về nợ xấu cũng không nhỏ. Trên các BCTC, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank không quá cao, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề bên trong cần tìm hiểu giải quyết.

42

Đánh giá nợ xấu tại Sacombank trong giai đoạn vừa qua,ta có thể dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản sau:

2.2.1.1. Quy mô,tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ nợ xấu

Bảng 10 : Quy mô,tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ nợ xấu của Sacombank giai đoạn 2011 - 2014

201 2 2013 2014 2012 2013 2014 2012 2013 2014 BIDV 9.102 7.296 9.057 339.931 391.036 445.692 2,68 2,26 2,03 VCB 5.461 7.205 7.459 241.162 274.314 323.332 2,26 2,72 2,31 CTG 4.890 3.770 4.905 329.683 376.289 439.869 1,48 1 τ∏^ STB 1.973 1.610 1.522 96.334 110.566 128.015 1,97 1,44 1,18 TCB 1.840 2.565 1.914 68.261 70.275 80.308 2-7 3,65 2,38 EIB “987 1.652 2.145 74.922 83.354 87.146 1,32 1,97 2,46 IMB 1.370 2.146 2.745 74.478 87.743 100.569 1,84 2,45 2,73 SHB 4.844 3.104 2.108 55.561 76.482 104.096 8,72 4,06 2,03 ACB 2.571 3.243 2.533 101.333 107.642 116.324 2,46 3,02 2,17

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank 2014, 2013, 2012 và tính toán của tác giả)

Biểu đồ 6 : Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank từ 2011-2014

Nguồn:Báo cáo tài chính Sacombank và tính toán của tác giả

Nợ xấu của Sacombank luôn giữ ở mức thấp trong nhiều năm, chỉ tăng vọt trong năm 2012 và cũng đang có xu hướng giảm trong các năm tiếp theo. Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu chỉ là 0,56% nhưng đến năm 2012 thì tỷ lệ này tăng mạnh lên 1,97% đạt ngưỡng 1.973.074 tỷ đồng.Con số này tăng gần 4 lần so với năm 2011.Cụ thể năm 2012, nợ nhóm 3 ( nợ dưới tiêu chuẩn) tăng hơn gấp 3 lần lên mức 310,33 tỷ đồng;nợ nhóm 4 ( nợ nghi ngờ) tăng 3,3 lần lên mức 634,27 tỷ đồng và nghiêm trọng hơn là nợ có khả năng mất vốn ( nhóm 5) tăng tới 5,24 lần lên 879,95 tỷ đồng. Nguyên nhân là do các khoản nợ xấu tích tụ trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng những năm về trước. Các doanh nghiệp làm ăn khó khăn, không trả được nợ. Đây là con số cao nhất của Sacombank trong suốt giai đoạn qua.

43

Sang năm 2013,Sacombank đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để kiềm chế nợ xấu và thu được kết quả khá khả quan,dù tín dụng tăng trưởng mạnh nhưng nợ xấu đã giảm xuống 18,4% hay 363 tỷ đồng so với đầu năm và ở mức 1.610.226 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12, nợ xấu chỉ chiếm 1,45% trên tổng dư nợ, trong khi cách đó một năm, tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,97%.

Năm 2014,tỷ lệ nợ xấu của Sacombank tiếp tục được giảm mạnh xuống mức gần như thấp nhất toàn hệ thống.Tổng nợ xấu của Ngân hàng tính đến thời điểm cuối năm 2014 là 1.522,5 tỷ đồng,giảm 5,4% so với năm trước đó.Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn ( nhóm 3) giảm 39,5%; nợ nghi ngờ ( nhóm 4) giảm 1,9% và nợ có khả năng mất vốn( nhóm 5) giảm 1,2%/ Nợ có khả năng mất vốn tại thời điểm 31/12/2014 còn 1005,7 tỷ đồng ( chiếm 66% tổng nợ xấu).Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được đưa xuống còn 1,19%. Nguyên nhân khiến cho nợ xấu của Sacombank giảm mạnh chủ yếu là trong quý III/2014 Ngân hàng này đã bán 443 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC. Trước đó, theo NHNN, báo cáo của các Tổ chức tín dụng tính đến hết tháng 9/2014 nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng là 3,88%/ tổng dư nợ, mức này thấp hơn so với tháng trước. Cụ thể, tháng 6 nợ xấu là 4,17%, tháng 7 là 4,11% và tháng 8 là 3,9%.Như vậy, so với mức bình quân chung của các ngân hàng tỷ lệ nợ xấu của Sacombank chỉ bằng ¼ . Thực tế, vấn đề nợ xấu tại kỳ họp Quốc hội và các số liệu của họp báo Chính phủ thường kỳ vẫn là vấn đề nóng được tranh luận gay gắt.Như vậy, xem ra con số tỷ lệ nợ xấu của Sacombank chỉ được thể hiện trên BCTC, con số thực tế vẫn còn là một câu hỏi lớn.

So sánh với các Ngân hàng khác:

Bảng 11 : Quy mô và Tỷ lệ nợ xấu của 9 ngân hàng niêm yết giai đoạn 2012 - 2014

Biểu đồ 7 : Tổng nợ xấu của 9 ngân hàng niêm yết giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: Tỷ đồng

■2012

■2013

■2014

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng 2012-2014 và tính toán của tác giả)

Bảng và biểu đồ trên thể hiện quy mô, cũng như tỷ lệ nợ xấu của 9 Ngân hàng niêm yết trong giai đoạn 2012-2014, có thể dễ nhận thấy, Sacombank là một trong những Ngân hàng có quy mô cũng như tỷ lệ nợ xấu gần như thấp nhất, chỉ cao hơn Eximbank. So với 3 với 3 NHTM Cổ phần Nhà nước nắm cổ phần chi phối là Đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV, Công thương Việt Nam - CTG và Ngoại thương Việt Nam - VCB thì quy mô nợ xấu của Sacombank nhỏ hơn rất nhiều. Tổng nợ xấu của Sacombank trong giai đoạn 2012-2014 chỉ khoảng 16- 22% tổng nợ xấu của BIDV, bằng 25-35% nợ xấu của Vietcombank và khoảng hơn 40% so với Vietinbank. So với các NHTM cổ phần khác có quy mô tương đương, gồm Quân đội - MB, Sài Gòn Thương tín - STB, Xuất nhập khẩu Việt Nam - EIB, Kỹ thương Việt Nam - TCB, Á Châu - ACB thì Sacombank luôn có quy mô cũng như tỷ lệ nợ xấu thấp nhất năm 2013 và 2014, chỉ có năm 2012 là cao hơn Eximbank. Tuy vậy, điều đó không thể hiện rằng Sacombank luôn an toàn với nợ xấu, mà vẫn còn rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn mà ban lãnh đạo Sacombank cần phải lưu tâm giải quyết.

Chỉ tiêu Năm

2012 Năm2013 2014Năm Chênh lệch2013/2012

Chênh lệch 2014/2013 Giá trị % Giá trị % Nợ nhóm 3 312.084 15,82% 10,54%169.732 102.7656,75% (142.352) (45,61) (66.967) (60,05) Nợ nhóm 4 764.210 38,73% 26,22%422.252 414.08927,2% (341.958) (44,75) (8.163) (1,93) Nợ nhóm 5 896.780 45,45% 1.017.969 63,24% 1.005.655 66,05% 121.189 13,51 (12.314) (1,2) Tổng nợ xấu 1.973.074 100% 1.610.226100% 1.522.509100% (362.848) 18,39 (87.717) (5,45)

Biêu đô 8 : Tỷ lệ nợ xâu của 9 ngân hàng niêm yêt giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: %

■2012

■2013

■2014

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng 2012-2014 và tính toán của tác giả)

Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank giai đoạn 2012-2014 tuy có xu hướng giảm đi và tương đối tốt so với mặt bằng chung của các Ngân hàng nhưng vẫn rất đáng lo ngại.Năm 2012,ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất và đột biến là SHB 8,72% do phải gánh thêm nợ xấu của Habubank khi sát nhập,đây cũng là năm Sacombank có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong lịch sử là 1,97% tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều ngân hàng, chỉ cao hơn Eximbank (1,32%), Vietinbank (1,48%) và MB (1,84%). Ngay sau đó, Sacombank đã sử dụng nhiều biện pháp để cải thiện con số này, năm 2013, 2014, tỷ lệ nợ xẩu của Sacombank chỉ cao hơn Vietinbank. Điều này là dễ hiểu khi mà quy mô nợ xấu của Sacombank giảm còn dư nợ tín dụng tăng trưởng nhanh.

2.2.2.2. Cơ câu nợ xâu

Cơ cấu là một chỉ tiêu quan trọng khi xem xét nợ xấu, không chỉ cho biết tỷ trọng các nhóm nợ, nợ xấu nằm ở khu vực nào chủ yếu mà còn chỉ ra xu hướng thay đổi của các nhóm nợ, từ đó có biện pháp thay đổi cơ cấu nợ xấu sao cho thích hợp nhất. Nợ xấu có thể được phân theo ngành nghề, lĩnh vực cho vay, theo khu vực địa lý....Ta xét cơ cấu nợ xấu tại Sacombank theo nhóm nợ.

Bảng 12: Nợ xấu theo nhóm nợ tại Sacombank giai đoạn 2012 - 2014

(nhóm 3 - 5) (Triệu đồng) 463.227 1.610.226 1.522.509 Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) (Triệu đồng)______ 167.911 896.780 1.017.696 1.005.655 Tổng dư nợ (Triệu đồng)______________ 80.539.487 96.334.439 110.565.799 128.015.011 Tỷ lệ Nợ có khả năng mất vốn/Tổng dư nợ (%)_______ 0,21 0,93 0,92 0,82 Tỷ lệ Nợ có khả năng mất vốn/Nợ xấu (%)___________ 36,25 45,45 63,20 66,05

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank 2014, 2012 và tính toán của tác giả)

Biểu đồ 9 : Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ của Sacombank giai đoạn 2012 - 2013

100.00% 80.00% 60.00% 40.00% 20.00% 0.00% 2012 2013 2014 ■ nợ nhó m 5 ■ nợ

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank 2014, 2013)

Tăng trưởng tín dụng qua các năm của Sacombank liên tục tăng, cùng với đó, nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 cũng có sự gia tăng đáng kể. Qua số liệu và biểu đồ có thể thấy được xu hướng thay đổi của các nhóm nợ, nợ nhóm 3, nhóm 4 có xu hướng giảm dần và nợ nhóm 5 có xu hướng tăng dần lên.

Năm 2012, nợ nhóm 3 là 312.084 triệu đồng chiếm 15,82% thì năm 2013 giảm mạnh 142,352 tỷ đồng ( 45,61%) xuống mức 102.765 tỷ đồng chiếm 10,54% trong tổng nợ xấu, trong năm 2014, nợ nhóm 3 tiếp tục giảm xuống đáng kể với tỷ lệ giảm 39,45% còn 102.765 triệu đồng chỉ chiếm 6,75% nợ xấu.

47

Nợ nhóm 4 năm 2012 là 764.210 triệu đồng, chiếm 38,73% tổng nợ xấu, mức cao hơn gấp 2 lần nợ nhóm 3 nhưng vẫn nhỏ hơn nợ nhóm 5, nhưng đến năm 2013 giá nợ nhóm 4 giảm 44,75% chỉ còn 422.252 tỷ đồng chiếm 26,22% tổng nợ xấu, sang năm 2014 giá trị nợ nhóm 4 tiếp tục giảm đi chỉ còn 414.089 tỷ đồng nhưng chiếm 27,2% do tổng nợ xấu giảm đi.

Trong cơ cấu nợ của Sacombank thì nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn luôn chiếm giá trị cao nhất và tỷ lệ nợ nhóm 5 tăng lên liên tục trong giai đoạn 2012-2014.

Xét Tỷ lệ Nợ có khả năng mất vốn/Tổng dư nợ và Nợ có khả năng mất vốn/Nợ xấu

Nợ có khả năng mất vốn - Nhóm 5 là một bộ phận quan trọng của nợ xấu, đây là khoản nợ hầu như không có khả năng thu hồi và tỷ lệ Nợ có khả năng mất vốn/dư nợ và Nợ có khả năng mất vốn/Nợ xấu phản ánh chất lượng của nợ xấu.Trong giai đoạn 2011 - 2014, quy mô nợ có khả năng mất vốn của Sacombank nhìn chung là tăng và tỷ lệ thuận với quy mô nợ xấu. Đáng chú ý là tỷ lệ Nợ có khả năng mất vốn/Nợ xấu ở mức khá cao và có tốc độ tăng trưởng nhanh.

Bảng 13: Tỷ lệ Nợ có khả năng mất vốn/ Tổng dư nợ- Nợ có khả năng mất vốn/ Tổng nợ xấu của Sacombank giai đoạn 2011-2014

(triệu

đồng) thayđổi (triệuđồng) thayđổi

trị(triệu đồn g) thay đổi Dự phòng rủi ro tín dụng (Triệu đồng) 394.957 1.331.265 23 7 434.635 (67,35) 962.588 121,5 Tổng nợ xấu (nhóm 3 - 5) (Triệu đồng) 463.227 1.973.074 32 5 1.610.226 (18,39) 1.522.509 (5,45) Tỷ lệ Quỹ DPRR/N xấu (%) ' 85,26 67,47 26,99 63,22

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank 2014, 2013, 2012 và tính toán của tác giả)

Năm 2012, nợ có khả năng mất vốn tăng hơn 5 lần năm 2011 lên 896.780 tỷ đồng, chiếm hơn 45% tổng nợ xấu, con số này vào năm 2011 chỉ là 36,25%; Tỷ lệ Nợ có khả năng mất vốn/Tổng dư nợ cũng tăng đáng kể so với năm 2011 (từ 0,21% lên 0,93%). Sang năm 2013, tốc độ tăng trưởng nợ xấu đã giảm đi tuy nhiên nợ có khả năng mất vốn vẫn tăng cao về quy mô so với năm 2012 và tỷ lệ Nợ có khả năng mất vốn/Nợ xấu đã ở mức trên 50% (63,2%), chất lượng nợ xấu tại Sacombank đã được giảm đáng

48

kể,và do tốc độ tăng của dư nợ năm 2013 cao nên tỷ lệ Nợ có khả năng mất vốn/Tổng dư nợ giảm nhẹ xuống còn 0,92% Năm 2014, dù tỷ lệ nợ xấu của Sacombank giảm mạnh, chỉ còn 1,18%, nợ có khả năng mất vốn cũng giảm nhẹ còn 1.005.655 tỷ đồng,tỷ lệ Nợ có khả năng mất vốn/Tổng dư nợ cũng được kiềm chế ở mức 0,82% , tuy nhiên tỷ lệ Nợ có khả năng mất vốn/Nợ xấu vẫn tiếp tục tăng, chiếm 66,05%. Điều này thể hiện rằng,nợ xấu ở Sacombank đã được kiểm soát khá tốt, nhưng công tác xử lý những khoản nợ cũ còn tồn đọng vẫn chưa đạt được kết quả khả quan, chất lượng nợ xấu ở Sacombank còn nhiều điều phải xem xét.

2.2.2.3. Tỷ lệ DPRR tín dụng/Nợ xấu

Một trong những giải pháp để xử lý nợ xấu một cách tích cực, chủ động đó là trích lập và sử dụng DPRR,mặt khác đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho lợi nhuận của các ngân hàng giảm mạnh. Tuy vậy, trong những năm gần đây, các ngân hàng lại chấp nhận hy sinh lợi nhuận để tăng cường trích lập DPRR vì nhiều nguyên nhân. Sacombank cũng không nằm ngoài xu hướng đó, có thể thấy từ năm 2011 đến năm 2014, mức trích lập DPRR có biến động tùy từng năm nhưng về cơ bản là quy mô trích lập vẫn tăng lên từ 394.957 tỷ đồng lên 962.588 tỷ đồng, tỷ lệ Quỹ DPRR/Nợ xấu cũng tăng.

Năm 2011, tỷ lệ Quỹ DPRR/Nợ xấu ở mức khá cao 85,26% đây được coi là mức rất an toàn để bù đắp trong trường hợp không thu hồi được nợ xấu. Năm 2012,các

khoản nợ xấu tăng đột biến 325% so với năm 2011 từ 463.227 tỷ đồng lên 1973.074 tỷ đồng, nên Sacombank cũng phải trích lập thêm 1.331 tỷ đồng nợ xấu tăng 237% . Trong đó, có 1.042 tỷ đồng là trích lập cho Công ty Chứng khoán Sacombank ( SBS) và ngân hàng không hy vọng thu hồi lại được. Năm 2013, quý I mức trích DPRR tín dụng vẫn tăng 170,3 tỷ đồng so với quý I/2012, tuy nhiên cả năm 2013 thì DPRR lại giảm mạnh 67,35%, năm 2013, chứng tỏ Sacombank đã có những biện pháp xử lý nợ xấu khá tốt. Năm 2014, ngay từ đầu năm Sacombank rất quyết liệt trong xử lý nợ xấu và trích lập thêm dự phòng, vừa là để thực hiện đúng quy định về phân loại nợ từ 1/6/2014 theo tinh thần Thông tư 09 sửa đổi, bổ sung Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập DPRR vừa là để đảm bảo an toàn, vững chắc cho ngân hàng khi mà tỷ lệ nợ nhóm 5- nợ có khả năng mất vốn ngày càng chiếm tỷ trọng cao.Số DPRR đến cuối năm 2014 là 962.588 tỷ đồng.

Tổng thế thấy rằng Quỹ DPRR/Nợ xấu có xu hướng tăng, tỷ trọng qua các năm vẫn khá an toàn, cho thấy Sacombank rất chú trọng trong việc bảo đảm cho hệ thống nhằm đối phó với diễn biến phức tạp của nợ xấu. Dẫu rằng, việc trích lập DPRR là ăn mòn lợi nhuận nhưng ở thời điểm hiện tại, phát triển bền vững vẫn đượ ưu tiên hơn, và các ngân hàng hoàn toàn có thể lạc quan về một tương lai của sáng hơn của nền kinh tế và số hoàn nhập dự phòng sẽ tăng.

Như vậy, qua quá trình phân tích tình hình diễn biến nợ xấu của Sacombank giai đoạn 2011-2014 ta thấy nợ xấu của Sacombank cũng có xu hướng biến động tương đối phù hợp với toàn ngành, tăng cao đỉnh điểm vào năm 2012 với tỷ lệ nợ xấu 1,97% , con số này là con số cao nhất trong suốt giai đoạn 2007-2014, nhưng xét chung với tổng thế toàn ngành ngân hàng, nó vẫn là con số đáng mơ ước trong bối cảnh nợ xấu vẫn còn là vấn đề lớn chưa tháo gỡ được của nhiều ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu năm 2013, 2014 đã được kiểm soát ổn định, giảm về mức rất thấp 1,44% ( 2013) và 1,18% ( 2014), những con số này chỉ bằng 25-30% mức bình quân chung của các TCTD ở Việt Nam. Nếu những con số này là đúng,thì rõ ràng Sacombank có hệ thống quản trị rủi ro vượt trội so với các Ngân hàng khác.Tuy nhiên, vấn đề này cần được xem xét kỹ hơn mới có câu trả lời.

Bên cạnh đó, một vấn đề mà không ít chuyên gia lo lắng là khi Sacombank phải “ cõng “ một Ngân hàng anh em đang có tỷ lệ nợ xấu rất cao đó là Southernbank

Thêm nữa,tỷ trọng nợ có khả năng mất vốn ( nhóm 5) ngày càng tăng cao, cho thấy chất lượng nợ xấu của Sacombank cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Tóm lại, ban lanh

đão Sacombank cần quan tâm sát sao hơn nữa đề giải quyết kịp thời và triệt để liên quan đến nợ xấu.

Một phần của tài liệu 109 GIẢI PHÁP xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn THƯƠNG tín SACOMBANK,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w