Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động thanhtoán quốctế của

Một phần của tài liệu 062 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUỐC tế tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HƯNG YÊN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 27 - 31)

1.2. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANHTOÁN QUỐCTẾ CỦA NGÂN

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động thanhtoán quốctế của

1.2.3.1. Chỉ tiêu định tính

Một là, thương hiệu của ngân hàng

Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ định nghĩa một thương hiệu là “Một tên, thiết kế, biểu tượng, hoặc bất ký tính năng khác để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của người bán này với sản phẩm và dịch vụ của người bán khác. Một thương hiệu có thể xác định một sản phẩm, một chuỗi các sản phẩm hoặc tất cả các mặt hàng của người bán”.

Thương hiệu về ngân hàng chính là nhận thức của khách hàng về NH. Khi khách hàng nhớ đến hình ảnh thương hiệu của một NH và sẵn sàng giao dịch tại ngân hàng đó, hoặc giới thiệu người thân, bạn bè giao dịch tại ngân hàng đó có nghĩa là NH đó đã chiếm được cảm tình và lòng tin của khách hàng.

Đối với một NH nói chung, thương hiệu, uy tín của NH đó được thể hiện ở các xếp hạng do các tổ chức quốc tế uy tín đánh giá hoặc các giải thưởng mà NH đó nhận được. Đối với phạm vi Chi nhánh, thương hiệu của một ngân hàng được thể hiện ở thị phần giao dịch mà Chi nhánh đó có, ở mức

độ khách hàng và lượng khách hàng đến giao dịch. Các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng khi họ bắt đầu muốn tìm kiếm ngân hàng phục vụ sẽ tìm đến với NH uy tín trước, sau đó họ mới cân nhắc đến các yếu tố về chính sách giá. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay trên thị trường tài chính ngân hàng.

Hai là, rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế

Hoạt động TTQT phải thực hiện từ khâu thu nhận và xử lý thông tin đến khâu phản hồi thơng tin vì lĩnh vực kinh doanh XNK vốn ẩn chứa nhiều rủi ro. Để ngày càng đáp ứng yêu cầu của khách hàng và theo kịp tốc độ phát triển của ngoại thương, các NH phải thường xuyên hoàn thiện, đổi mới công nghệ, tổ chức tốt khâu TTQT từ trang bị thiết bị kỹ thuật đến bố trí nhân sự giúp cho việc thực hiện nghiệp vụ diễn ra an toàn, hiệu quả. Việc quản lý và kiểm soát được rủi ro trong hoạt động TTQT sẽ giúp ngân hàng lường trước được các vấn đề rủi ro có thể xảy ra, từ đó giảm thiểu rủi ro, xây dựng nền tảng vững chắc để phát triển hoạt động TTQT.

Ba là, chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nhanh chóng, hiệu quả, chính xác để NH xử lý xong giao dịch, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Thời gian thực hiện giao dịch ở đây bao gồm có những chuẩn mực của quốc tế quy định cho từng giao dịch và yêu cầu của khách hàng. Thời gian thanh toán nếu càng ngắn thì càng làm hài lòng khách hàng, giúp dòng vốn của khách hàng luân chuyển được nhanh hơn, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp cả khách hàng và ngân hàng tiết kiệm được chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động TTQT.

Bốn là, hỗ trợ sự phát triển các nghiệp vụ khác của NH

Sự phát triển của hoạt động TTQT phải giúp NH tăng quy mô huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ. Thật vậy, muốn TTQT khách hàng cần

phải mở tài khoản và duy trì số dư tiền gửi nhất định trên tài khoản thanh toán hoặc tài khoản tiết kiệm để thực hiện giao dịch khi cần thiết, từ đó giúp ngân hàng gia tăng nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn không kỳ hạn - nguồn vốn giá rẻ mang lại lợi nhuận cao cho NH.

Sự phát triển của hoạt động TTQT giúp NH tăng cường hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng, đặc biệt là tín dụng tài trợ XNK. Khi nhà nhập khẩu chưa đủ khả năng tài chính để nhập một lơ hàng, NH có thể xem xét đánh giá và tài trợ vốn cho khách hàng. Khi nhà xuất khẩu cần tiền để phục vụ hoạt động sản xuất nhưng dịng tiền từ việc xuất hàng hóa nhập khẩu chưa về kịp, NH cũng sẽ đánh giá xem xét để tài trợ vốn thông qua hợp đồng hạn mức hoặc chiết khấu bộ chứng từ.

Sự phát triển của hoạt động TTQT giúp NH tăng doanh số mua bán ngoại tệ, đa dạng hóa các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ và tăng lợi nhuận từ hoạt động này. Trong quá trình thực hiện TTQT tại NH, khách hàng sẽ phát sinh nhu cầu mua ngoại tệ, đối với nhà nhập khẩu và bán ngoại tệ với nhà xuất khẩu, cả hai chiều này đều phải thực hiện qua NH. Khi đó, NH sẽ là trung gian giữa nhà nhập khẩu và và xuất khẩu để có thể thu lợi nhuận từ việc hưởng chênh lệch giá.

Sự phát triển của hoạt động TTQT được đánh giá thông qua việc tăng cường và hỗ trợ các dịch vụ ngân hàng khác (mua bán ngoại tệ, tài trợ thương mại, huy động vốn,...)

1.2.3.2. Chỉ tiêu định lượng

Một là doanh số TTQT: là tổng toàn bộ giá trị các món TTQT mà NH

đã thực hiện cho khách hàng trong một khoảng thời gian. Thông thường, các NH sẽ thu phí khách hàng dự trên tỷ lệ % trên giá trị giao dịch, do đó, doanh số TTQT càng lớn thì phí thu được càng lớn.

Hai là thu phí dịch vụ TTQT: Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, NH sẽ

thể như: phí mở L/C, phí điều chỉnh L/C, phí chuyển tiền đi, chuyển tiền đến,...Khi lượng phí thu được càng nhiều chứng tỏ hoạt động TTQT càng được mở rộng. Điều này cũng cho thấy sự phát triển của hoạt động TTQT, thu hút thêm nhiều khách hàng giao dịch.

Ba là lợi nhuận từ hoạt động TTQT: Sự phát triển hoạt động TTQT

sẽ được thể hiện rõ nét thông qua chỉ tiêu lợi nhuận, nó thể hiện là hiệu của doanh thu từ TTQT và chi phí cho TTQT. Chỉ tiêu này tăng giảm nói lên sự phát triển hoạt động TTQT của một ngân hàng, cũng dựa vào đây, các NH sẽ xem xét để tìm các biện pháp để cải thiện hoạt động TTQT, tăng lợi nhuận từ hoạt động TTQT đóng góp chung vào tổng lợi nhuận.

Bốn là tỷ lệ lợi nhuận TTQT/Doanh thu TTQT: Tỷ lệ này cho thấy

một đồng doanh thu do hoạt động TTQT mang lợi bao nhiêu đồng lợi nhuận cho NH.

Năm là tỷ lệ doanh thu TTQT/Tổng thu nhập: Tỷ lệ này cho thấy tỷ

trọng doanh thu của hoạt động TTQT mang lại so với tổng nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Sáu là tỷ lệ doanh thu TTQT/Số cán bộ TTQT: Tỷ lệ cho thấy năng

suất lao động của một cán bộ TTQT.

Bảy là số lượng khách hàng: Càng nhiều khách hàng đến giao dịch

TTQT chứng tỏ hoạt động TTQT càng phát triển, các khách hàng đến sẽ giao dịch nhiều nghiệp vụ khác khơng chỉ có hoạt động TTQT.

Tám là số lượng và tính đa dạng dịch vụ TTQT cung ứng: Chỉ tiêu này đo lường số lượng phương thức TTQT đang được thực hiện tại ngân hàng, tỷ trọng sử dụng các phương thức để đánh giá ưu điểm, nhược điểm từ đó tìm ra nguyên nhân để khắc phục hoặc mở rộng hay thu hẹp một phương thức nào đó sao cho phù hợp với thị trường.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN HOẠTĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu 062 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUỐC tế tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HƯNG YÊN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w