Một là, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thẻ: Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan, nhất là Bộ Công an trong việc đối phó với các loại hình tội phạm thẻ. Bên cạnh đó, để bảo đảm an toàn hoạt động các máy móc, thiết bị phục vụ thanh toán thẻ như ATM, POS,... cũng cần có sự kết hợp của Bộ Công an. Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của Trung Quốc đưa ra các quy định như: ATM thuộc địa phương nào công an địa phương đó phối hợp với các tổ chức cung ứng ATM/POS bảo vệ; Việc lắp đặt ATM phải có ý kiến của công an địa phương về địa điểm để đảm bảo an toàn hoạt động. Ngoài ra, Việt Nam cần xây dựng bộ tiêu chuẩn đối với các máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động thanh toán thẻ, có đơn vị kiểm định ATM, POS trước khi đưa vào sử dụng.
Hai là, về phát triển thanh toán thẻ: Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm từ Hàn Quốc như áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế cho các đơn vị chấp nhận thẻ và người sử dụng thẻ, nhờ đó thúc đẩy thanh toán thẻ qua POS.
Ba là, phát triển dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking: Chú trọng phát triển dịch vụ này kết hợp với các khoản thu ngân sách nhà nước. Hầu hết các cá nhân và tổ chức đều có nghĩa vụ với các khoản thu ngân sách nhà nước, cho nên việc kết hợp các khoản thu ngân sách nhà nước với việc phát triển dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking sẽ giúp phần lớn dân cư tiếp xúc với các dịch vụ thanh toán hiện đại này.
Bốn là, phát triển thanh toán séc: Việt Nam có thể học tập Trung Quốc về việc đưa ra một hệ thống thanh toán séc đồng bộ trên toàn quốc, đưa ra một công cụ truyền thông tin về séc bằng hình ảnh giữa các ngân hàng. Như vậy, thủ tục thanh toán séc sẽ nhanh gọn, tiện lợi và khách hàng sẽ ưa chuộng hình thức thanh toán này hơn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời và phát triển trên cơ sở nền sản xuất hàng hoá, sản xuất hàng hoá càng phát triển thì nhu cầu về thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng, điều này được thể hiện qua vai trò của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Qua nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã rút ngắn được thời gian thanh toán, tiết kiệm vốn, tăng nhanh tốc độ quay vòng của vốn góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Thanh toán không dùng tiền mặt làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, làm giảm chi phí trong việc in ấn, bảo quản, vận chuyển tiền mặt.
Thanh toán không dùng tiền mặt tạo khả năng tập trung nguồn vốn tín dụng cho Ngân hàng để đầu tư cho sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện phát triển nền kinh tế. Nếu Ngân hàng làm tốt công tác thanh toán, thì chính nó là nguồn vốn tiềm tàng chảy vào Ngân hàng.
Chính vì những ưu điểm nêu trên của thanh toán không dùng tiền mặt nên việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt luôn là một vấn đề được các ngân hàng quan tâm.
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
2.1.1. Vài nét sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 10 tháng 9 năm 1993. Ngày 27 tháng 7 năm 2010, Ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng theo Giấy phép số 1815/QĐ - NHNN.
Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện giao dịch ngoại tệ, dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, và dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép.
Vốn điều lệ ban đầu của Ngân hàng do cổ đông góp là 20 tỷ đồng và được bổ sung theo từng thời kỳ theo quyết định của Đại hội đồng Cổ đông. Số vốn điều lệ của Ngân hàng hiện tại là 5.050 tỷ đồng. Ngân hàng có trụ sở chính đặt tại số 8 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Hiện tại, Ngân hàng có một
2.1.3. Những kết quả đạt được trong các năm từ 2010 đến 2012
Liên tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng: Việc áp dụng mô hình điểm giao dịch chuẩn với định hướng “Tất cả vì khách hàng” và các dự án cải tiến
quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ tại quầy như dự án Service 100+, 5S, xây dựng chuẩn giao dịch viên... đã thể hiện cam kết hành động của toàn ngân hàng vì lợi ích của khách hàng, được khách hàng đánh giá cao.
Tập trung phát triển nguồn nhân lực: Năm 2012 là một năm mang tính bước ngoặt lớn trong chính sách nhân sự với sự ra mắt cơ cấu tổ chức mới, rà soát các chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPIs) và các cơ chế khen thưởng. Nhiều nhân sự cao cấp là các chuyên gia, quản lý cao cấp từ các tổ chức tài chính quốc tế đã được thu hút, tạo ra một “luồng gió mới” cho VPBank. Một mô hình tổ chức mới và đội ngũ hơn 3.500 cán bộ nhân viên với trình độ học vấn, chuyên môn cao cùng với chính sách đãi ngộ cạnh tranh chính là nền tảng quan trọng đóng góp vào thành công của VPBank.
Tăng cường kiểm soát rủi ro: Trong năm 2012, VPBank tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát rủi ro của Ngân hàng. Việc ra mắt Trung tâm Phê duyệt Tín dụng tập trung với phương thức đánh giá rủi ro hiện đại do các chuyên gia tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới tư vấn, bước đầu đã cho thấy những dấu hiệu tốt, đảm bảo duy trì thời gian xét duyệt khoản vay hợp lý trong khi vẫn kiểm soát tốt rủi ro tín dụng.
Mở rộng quy mô và mạng lưới hoạt động: Từ 150 điểm giao dịch trong năm 2010, VPBank đã khai trương và đi vào hoạt động thêm 49 điểm giao dịch, nâng tổng số các điểm giao dịch lên 199 điểm trải rộng trên 33 tỉnh, thành trên toàn quốc. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã chuyển đổi cơ cấu quản lý và hoạt động kinh doanh từ mô hình đơn vị địa lý theo miền sang mô hình quản lý theo vùng kinh tế để có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp,
Nâng cao trách nhiệm vì cộng đồng: VPBank luôn coi trọng sự phát triển bền vững của cộng đồng, quan tâm chăm lo đến công tác xã hội, từ thiện để chia sẻ khó khăn mất mát với cộng đồng và đồng hành với sự phát triển của một xã hội văn minh, thịnh vượng. Năm 2012 ghi nhận nhiều hoạt động vì cộng đồng như hoạt động đền ơn đáp nghĩa gia đình chính sách, cứu trợ thiên tai bão lũ và chăm lo phát triển thế hệ trẻ.
Bước vào năm 2013, VPBank đặt ra những mục tiêu lớn với những chỉ tiêu tài chính ấn tượng phải được hoàn thành như: tổng tài sản 110.000 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất trước thuế 1.300 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng 46.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng 33.562 tỷ đồng. Đồng thời, VPBank phấn đấu đưa tỷ lệ ROA, ROE nằm trong nhóm dẫn đầu trong các ngân hàng thương mại cổ phần, tỷ lệ an toàn vốn và tăng trưởng
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
2.2.1. Tình hình chung về thanh toán không dùng tiền mặt tại ViệtNam Nam
a. Thanh toán không dùng tiền mặt trước và sau thời kỳ đổi mới.
Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Trong giai đoạn này nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp do vậy thanh toán không dùng tiền mặt không phát huy được vai trò của nó.
Thời kỳ này kỹ thuật thanh toán còn lạc hậu chủ yếu làm bằng thủ công gây ra sai sót và thời gian thanh toán không kịp thời, thanh toán chủ yếu là phục vụ các cơ quan đoàn thể, xí nghiệp quốc doanh... Vì vận hành trong cơ chế bao cấp cho nên họ không quan tâm đến chất lượng phục vụ, vốn bị ứ đọng dẫn đến cửa quyền trong giao dịch, không phát huy được chức năng của Ngân hàng là quay vòng vốn nhanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thủ tục
thanh toán thì phức tạp, rườm rà mà thời gian thanh toán chậm. Các hình thức thanh toán không linh hoạt.
Trước tình hình kinh tế của Đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp nhằm giải quyết tình trạng trên là chuyển từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Ke từ khi ra đời hai pháp lệnh Ngân hàng ngày 23 tháng 5 năm 1990 và đặc biệt là sự ra đời của thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt vào tháng 7 năm 1991, thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta đã có sự thay đổi đáng kể để phù hợp với cơ chế thanh toán:
- Hình thành các hệ thống thanh toán của các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng Nhà nước, thủ tục
thanh toán đơn giản hơn, đảm bảo an toàn...
- Phát triển nhiều công cụ thanh toán phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay và giảm bớt nhu cầu thanh toán tiền mặt.
- Từng bước nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên Ngân hàng, đáp ứng được với yêu cầu tiếp cận các phương tiện thanh toán hiện đại trên thế giới.
- Từng bước xoá bỏ tập quán thích tiêu tiền mặt trong đại bộ phận dân chúng,
đồng thời tạo thói quen sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam đòi hỏi ngành Ngân hàng phải có những nỗ lực vượt bậc, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán để dần hoà chung vào mạng lưới thanh toán quốc tế, rút ngắn được khoảng cách về trình độ nghiệp vụ thanh toán so với các Ngân hàng nước ngoài. Do vậy, việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, đào tạo các chuyên gia kỹ sư giỏi về thanh toán và tin
b. Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện nay
Thời gian qua, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam phát triển mạnh và đa dạng. Điều này làm giảm dần tiền mặt trong lưu thông.
Các Ngân hàng thương mại đã chủ động giới thiệu các phương tiện, dịch vụ
thanh toán không dùng tiền mặt tới khách hàng. Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện và phát triển các phương thức truyền thống như ủy nhiệm chi (lệnh chi), ủy
nhiệm thu (nhờ thu), một số phương tiện và dịch vụ thanh toán mới dựa trên nền
tảng ứng dụng công nghệ thông tin đã xuất hiện và đang đi dần vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới như: Thẻ ngân hàng, Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking.
Các Ngân hàng thương mại cũng quan tâm hơn đến phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, khách hàng cá nhân, tình hình mở và sử dụng tài khoản cá nhân tăng lên đáng kể, đặc biệt từ khi dịch vụ trả lương qua tài khoản được triển khai, cụ thể: năm 2000 mới chỉ có trên 100.000 tài khoản cá nhân thì đến nay đã đạt trên 39 triệu tài khoản. Một số ngân hàng thương mại bước đầu triển khai dịch vụ thanh toán tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại, viễn thông, truyền hình cáp, phí bảo hiểm và một số khoản thu khác như học phí, phí giao thông không dừng.
Từ năm 2006, thẻ ngân hàng đã được đông đảo người dân đón nhận và có tốc độ phát triển nhanh chóng. Cụ thể tính đến cuối tháng 9/2012 đã tăng hơn 1.600% về số lượng thẻ phát hành; tăng khoảng 470% về giá trị giao dịch thẻ và tăng khoảng 600% về số lượng giao dịch thẻ so với cuối năm 2006; tỷ lệ sử dụng thẻ ngân hàng so với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác đang có xu hướng tăng lên (đến cuối năm 2011, thanh toán bằng thẻ ngân hàng đã chiếm khoảng 8,57% về số lượng giao dịch thanh toán không
Dịch vụ thẻ ngân hàng phát triển đã giúp ngân hàng thương mại có thêm kênh huy động vốn, tăng nguồn thu và phát triển thêm các dịch vụ cung cấp cho khách hàng qua tài khoản tại ngân hàng; cung cấp các giá trị gia tăng trên sản phẩm thẻ với nhiều tiện ích khác nhau.
Đến cuối tháng 9/2012, có 46 ngân hàng đã trang bị máy ATM/POS với số lượng gần 14.030 ATM và hơn 94.500 POS, tăng lần lượt 550% và 570% so với cuối năm 2006.
Để tạo thuận lợi cho chủ thẻ giao dịch thanh toán, các công ty chuyển mạch thẻ đã hoàn thành kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc (tháng 5/2008), qua đó thẻ của một ngân hàng đã có thể sử dụng để rút tiền và thanh toán tại hầu hết ATM của các ngân hàng khác.
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phục vụ cho việc thu, chi Ngân sách Nhà nước đã được chú trọng triển khai, nhất là việc triển khai công tác hiện đại hóa quy trình thu, nộp thuế giữa cơ quan thuế - Kho bạc Nhà nước - Hải quan - Tài chính - các Ngân hàng thương mại đã được hình thành. Dich vụ trả lương qua tài khoản cũng được triển khai mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả khả quan
Bên cạnh đó, một phương tiện thanh toán mới đã xuất hiện và áp dụng tại Việt Nam từ cuối năm 2008 là “Ví điện tử”. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép 9 đơn vị không phải là tổ chức tín dụng được triển khai thí điểm cung ứng dịch vụ thanh toán ví điện tử. Hiện đã có gần 1,1 triệu ví điện tử được mở với khoảng 5 triệu giao dịch và tổng giá trị giao dịch đạt trên 2.550 tỷ đồng (tính từ đầu năm 2012). Các Công ty cung cấp các dịch vụ thanh toán này cũng đã chủ động và tích cực hợp tác với các ngân hàng thương mại và các đơn vị kinh doanh thương mại điện tử.
Một số văn bản pháp lý quy định về thanh toán không dùng tiền mặt taị Việt Nam:
- Quyết định 371/QĐ-NHNN của thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 19/10/1999 về quy chế và phát hành thẻ ngân hàng;
- Quyết đinh 235/2002/QĐ-NHNN Của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 01/04/2002 về việc chấm dứt phát hành Ngân phiếu thanh toán;
- Quyết định 226/2002/ QĐ- NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 26/03/2002 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh
toán qua
các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
- Quyết định 1092/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 08/11/2002 quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức
dịch vụ
thanh toán;
- Luật các công cụ chuyển nhượng của nước CHXHCNVN- ngày 29/11/2005;
- Nghị định 160/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết ban hành pháp lệnh ngoại hối;
- Quyết định 30/2006/QĐ- NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 11/07/2006 về cung ứng và sử dụng Séc;
- Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN ngày 25/05/2007 về Quy chế phát hành,