NƯỚC
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Đe phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, em xin đưa ra một số kiến nghị đối với Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước:
- Các tổ chức tài chính quốc tế và các nước đều có chung nhận định, tình hình kinh tế thế giới năm 2013 và giai đoạn 2013 - 2015 còn rất nhiều
khó khăn.
Chính phủ cần đưa ra các chính sách phát triển và ổn định nền kinh tế vĩ mô.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách tiền tệ ổn định để người dân
có thể
yên tâm khi gửi tiền vào Ngân hàng và thực hiện các phưong thức thanh toán.
- Giảm nhẹ gánh nặng đầu tư cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thông qua chính sách thuế nhập khẩu đối với các máy móc thiết bị trực
tiếp hình thành nên co sở hạ tầng kỹ thuật để thực hiện các dịch vụ thanh toán, cung ứng các phưong tiện thanh toán. Cụ thể, Nhà nước cần xây dựng
phưong án miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu để giảm nhẹ gánh nặng đầu
tư cho
các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi đầu tư vào các trang thiết bị kỹ
thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán.
- Quy định trách nhiệm cho Bộ ngành liên quan trong việc phát triển thanh
toán không dùng tiền mặt như: Trách nhiệm của Bộ công an trong việc
- Ngân hàng Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng thương mại áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, có chính sách đào tạo cán
bộ công nhân viên có năng lực triển vọng, cử cán bộ nghiệp vụ đi tham khảo
các Ngân hàng bạn trong khu vực và trên thế giới... để Ngân hàng có thể học
hỏi và tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh và đặc biệt là sử dụng các
hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà các nước khác đang áp dụng.
- Hoàn thiện môi trường pháp lý cho thanh toán không dùng tiền mặt, đưa ra một số chính sách bắt buộc thanh toán không dùng tiển mặt như: quy
định các giao dịch thanh toán lớn bắt buộc thanh toán qua ngân hàng. Việc
quy định như vậy sẽ minh bạch hoá các giao dịch, chống rửa tiền, chống tham
nhũng, an toàn cho người có tiền, nhà nước sẽ quản lý chính xác lượng tiền,
từ đó sẽ có những chính sách vĩ mô.
- Tham khảo các bài học kinh nghiệm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt từ nước ngoài như phát triển hệ thống thanh toán séc dựa trên công
nghệ truyền hình ảnh, chuyển các tờ séc vật chất thành các thông tin
hình ảnh
của nó, và truyền hình ảnh đó cho các ngân hàng phục vụ người ký phát để
kiến của công an địa phương về địa điểm để đảm bảo an toàn hoạt động; Xây dựng được bộ tiêu chuẩn đối với các máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động thanh toán thẻ, có đơn vị kiểm định ATM, POS trước khi đưa vào sử dụng.
- Đối với các giao dịch thanh toán từ xa qua các thiết bị điện tử như thanh toán qua điện thoại, internet ..., Ngân hàng Nhà nước cần hoàn
thiện cơ
sở pháp lý hiện hành nhằm tạo điều kiện về mặt cơ chế, chính sách cho loại
hình thanh toán phát triển. Củng cố và phát huy vai trò của bộ máy quản lý
nhà nước bằng cách tăng cường chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
của bộ
phận chuyên trách lập cơ chế chính sách chung để phát triển hoạt động thanh
toán tại Ngân hàng Nhà nước.
- Cuối cùng, Ngân hàng Nhà nước cần rà soát, bổ sung, chỉnh sửa cơ chế chính sách, các văn bản liên quan đến hoạt động thanh toán của các tổ
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên đây là một số biện pháp và kiến nghị nhằm làm tăng tính hiệu quả của thanh toán không dùng tiền mặt.
Ngân hàng cần có kế hoạch phát triển, mở rộng cải tiến các phương tiện thanh toán và kế hoạch đầu tư trang thiết bị kĩ thuật, cơ sở hạ tầng cho dịch vụ thanh toán, kế hoạch Marketting.
Ngoài ra, mỗi nhân viên ngân hàng cần hiểu rõ ưu điểm, nhược điểm của từng phương thức thanh toán. Từ đó, họ mới có thể tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn khách hàng của mình nên lựa chọn phương thức thanh toán không dùng tiền mặt nào cho phù hợp và hiệu quả nhất. Để có được điều này thì nhân viên ngân hàng phải được tập huấn nghiệp vụ thường xuyên, đặc biệt về các loại
hình dịch vụ mới của ngân hàng mình, tham khảo của các ngân hàng khác. Bên cạnh đó, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt nam. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra những chính sách hợp lý, song song với việc tham khảo các chính sách của nước ngoài nhằm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiển mặt.
KẾT LUẬN•
Công tác thanh toán qua Ngân hàng đặc biệt là công tác thanh toán không dùng tiền mặt đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế. Một hệ thống Ngân hàng hiện đại cung cấp những dịch vụ thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn sẽ tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc đổi mới hệ thống các dịch vụ do Ngân hàng cung cấp có ý nghĩa to lớn đến đổi mới nền kinh tế Đất nước.
Trong thời gian qua, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã áp dụng nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, đã tìm cho mình những giải pháp tích cực để cải tiến công tác thanh toán, nâng cao khả năng thích ứng với nhịp độ phát triển của nền kinh tế, đạt tới yêu cầu thanh toán thông suốt, nhanh chóng, chính xác thể hiện vai trò là trung tâm thanh toán của nền kinh tế.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn công việc, em đã hoàn thành đề tài “Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng”. Do không thể tránh những thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo để khoá luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo - TS. Lê Văn Luyện đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em lựa chọn đề tài, viết khoá luận. Em xin chân thành cảm ơn những tình cảm và sự truyền thụ kiến thức của tập thể giáo viên khoa Sau Đại Học, Học viện ngân hàng. trong suốt quá trình em học tập và nghiên cứu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Thị Thanh Hương chủ biên (2005), Giáo trình Kế toán Ngân
hàng, Học viện Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.
2. TS. Tô Ngọc Hưng, TS. Nguyễn Kim Anh, TS. Nguyễn Thị Chiến (tháng
5 năm 2006), Những vấn đề cơ bản về Ngân hàng Thương mại, Học viện Ngân hàng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
3. TS.Tô Kim Ngọc (2005), Giáo trình lý thuyết tiền tệ và Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.
4. Học viện Ngân hàng, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, Viện NCKH Ngân hàng.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam , Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng.