Tình hình chung về thanhtoán không dùng tiền mặt tạ

Một phần của tài liệu 061 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN mặt tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 43 - 48)

2.2.1. Tình hình chung về thanh toán không dùng tiền mặt tại ViệtNam Nam

a. Thanh toán không dùng tiền mặt trước và sau thời kỳ đổi mới.

Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Trong giai đoạn này nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp do vậy thanh toán không dùng tiền mặt không phát huy được vai trò của nó.

Thời kỳ này kỹ thuật thanh toán còn lạc hậu chủ yếu làm bằng thủ công gây ra sai sót và thời gian thanh toán không kịp thời, thanh toán chủ yếu là phục vụ các cơ quan đoàn thể, xí nghiệp quốc doanh... Vì vận hành trong cơ chế bao cấp cho nên họ không quan tâm đến chất lượng phục vụ, vốn bị ứ đọng dẫn đến cửa quyền trong giao dịch, không phát huy được chức năng của Ngân hàng là quay vòng vốn nhanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thủ tục

thanh toán thì phức tạp, rườm rà mà thời gian thanh toán chậm. Các hình thức thanh toán không linh hoạt.

Trước tình hình kinh tế của Đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp nhằm giải quyết tình trạng trên là chuyển từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Ke từ khi ra đời hai pháp lệnh Ngân hàng ngày 23 tháng 5 năm 1990 và đặc biệt là sự ra đời của thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt vào tháng 7 năm 1991, thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta đã có sự thay đổi đáng kể để phù hợp với cơ chế thanh toán:

- Hình thành các hệ thống thanh toán của các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng Nhà nước, thủ tục

thanh toán đơn giản hơn, đảm bảo an toàn...

- Phát triển nhiều công cụ thanh toán phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay và giảm bớt nhu cầu thanh toán tiền mặt.

- Từng bước nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên Ngân hàng, đáp ứng được với yêu cầu tiếp cận các phương tiện thanh toán hiện đại trên thế giới.

- Từng bước xoá bỏ tập quán thích tiêu tiền mặt trong đại bộ phận dân chúng,

đồng thời tạo thói quen sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam đòi hỏi ngành Ngân hàng phải có những nỗ lực vượt bậc, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán để dần hoà chung vào mạng lưới thanh toán quốc tế, rút ngắn được khoảng cách về trình độ nghiệp vụ thanh toán so với các Ngân hàng nước ngoài. Do vậy, việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, đào tạo các chuyên gia kỹ sư giỏi về thanh toán và tin

b. Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện nay

Thời gian qua, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam phát triển mạnh và đa dạng. Điều này làm giảm dần tiền mặt trong lưu thông.

Các Ngân hàng thương mại đã chủ động giới thiệu các phương tiện, dịch vụ

thanh toán không dùng tiền mặt tới khách hàng. Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện và phát triển các phương thức truyền thống như ủy nhiệm chi (lệnh chi), ủy

nhiệm thu (nhờ thu), một số phương tiện và dịch vụ thanh toán mới dựa trên nền

tảng ứng dụng công nghệ thông tin đã xuất hiện và đang đi dần vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới như: Thẻ ngân hàng, Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking.

Các Ngân hàng thương mại cũng quan tâm hơn đến phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, khách hàng cá nhân, tình hình mở và sử dụng tài khoản cá nhân tăng lên đáng kể, đặc biệt từ khi dịch vụ trả lương qua tài khoản được triển khai, cụ thể: năm 2000 mới chỉ có trên 100.000 tài khoản cá nhân thì đến nay đã đạt trên 39 triệu tài khoản. Một số ngân hàng thương mại bước đầu triển khai dịch vụ thanh toán tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại, viễn thông, truyền hình cáp, phí bảo hiểm và một số khoản thu khác như học phí, phí giao thông không dừng.

Từ năm 2006, thẻ ngân hàng đã được đông đảo người dân đón nhận và có tốc độ phát triển nhanh chóng. Cụ thể tính đến cuối tháng 9/2012 đã tăng hơn 1.600% về số lượng thẻ phát hành; tăng khoảng 470% về giá trị giao dịch thẻ và tăng khoảng 600% về số lượng giao dịch thẻ so với cuối năm 2006; tỷ lệ sử dụng thẻ ngân hàng so với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác đang có xu hướng tăng lên (đến cuối năm 2011, thanh toán bằng thẻ ngân hàng đã chiếm khoảng 8,57% về số lượng giao dịch thanh toán không

Dịch vụ thẻ ngân hàng phát triển đã giúp ngân hàng thương mại có thêm kênh huy động vốn, tăng nguồn thu và phát triển thêm các dịch vụ cung cấp cho khách hàng qua tài khoản tại ngân hàng; cung cấp các giá trị gia tăng trên sản phẩm thẻ với nhiều tiện ích khác nhau.

Đến cuối tháng 9/2012, có 46 ngân hàng đã trang bị máy ATM/POS với số lượng gần 14.030 ATM và hơn 94.500 POS, tăng lần lượt 550% và 570% so với cuối năm 2006.

Để tạo thuận lợi cho chủ thẻ giao dịch thanh toán, các công ty chuyển mạch thẻ đã hoàn thành kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc (tháng 5/2008), qua đó thẻ của một ngân hàng đã có thể sử dụng để rút tiền và thanh toán tại hầu hết ATM của các ngân hàng khác.

Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phục vụ cho việc thu, chi Ngân sách Nhà nước đã được chú trọng triển khai, nhất là việc triển khai công tác hiện đại hóa quy trình thu, nộp thuế giữa cơ quan thuế - Kho bạc Nhà nước - Hải quan - Tài chính - các Ngân hàng thương mại đã được hình thành. Dich vụ trả lương qua tài khoản cũng được triển khai mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả khả quan

Bên cạnh đó, một phương tiện thanh toán mới đã xuất hiện và áp dụng tại Việt Nam từ cuối năm 2008 là “Ví điện tử”. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép 9 đơn vị không phải là tổ chức tín dụng được triển khai thí điểm cung ứng dịch vụ thanh toán ví điện tử. Hiện đã có gần 1,1 triệu ví điện tử được mở với khoảng 5 triệu giao dịch và tổng giá trị giao dịch đạt trên 2.550 tỷ đồng (tính từ đầu năm 2012). Các Công ty cung cấp các dịch vụ thanh toán này cũng đã chủ động và tích cực hợp tác với các ngân hàng thương mại và các đơn vị kinh doanh thương mại điện tử.

Một số văn bản pháp lý quy định về thanh toán không dùng tiền mặt taị Việt Nam:

- Quyết định 371/QĐ-NHNN của thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 19/10/1999 về quy chế và phát hành thẻ ngân hàng;

- Quyết đinh 235/2002/QĐ-NHNN Của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 01/04/2002 về việc chấm dứt phát hành Ngân phiếu thanh toán;

- Quyết định 226/2002/ QĐ- NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 26/03/2002 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh

toán qua

các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

- Quyết định 1092/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 08/11/2002 quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức

dịch vụ

thanh toán;

- Luật các công cụ chuyển nhượng của nước CHXHCNVN- ngày 29/11/2005;

- Nghị định 160/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết ban hành pháp lệnh ngoại hối;

- Quyết định 30/2006/QĐ- NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 11/07/2006 về cung ứng và sử dụng Séc;

- Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN ngày 25/05/2007 về Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng; - Chỉ thị 05/2007/CT-NHNN về việc trả lương theo tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chỉ thị 20/2007/CT- TTG

ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ;

- Nghị định 101/2012/NĐ-CP quy định về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm: mở và sử dụng tài khoản thanh toán; dịch vụ thanh

điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các Ngân hàng.

Một phần của tài liệu 061 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN mặt tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 43 - 48)