Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 061 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN mặt tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 80 - 86)

* Những hạn chế

Qua việc tìm hiểu về thực trạng công tác thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, ta luôn thấy có sự tăng trưởng một cách hợp lý, năm sau cao hơn năm trước, và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng doanh số thanh toán chung của Ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn những cản trở trong công tác mở rộng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Những cản trở, tồn tại trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt thể hiện ở một số điểm sau:

là thanh toán không dùng tiền mặt, việc phát hành thẻ ATM để trả lương cho người lao động cũng vậy. Hầu hết người lao động sẽ rút tiền ra để chi tiêu thay vì thanh toán không dùng tiền mặt.

- Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng doanh số thanh toán và tăng không đáng kể qua các năm.

- Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán qua các kênh thay thế tuy có tăng mạnh qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số

thanh toán không dùng tiền mặt

- Ngoài ra, kiến thức hiểu biết của dân cư về hệ thống thanh toán hiện đại không đồng đều, việc tiếp cận và sử dụng các công cụ thanh toán

mới còn

chưa được phát triển. Đối với một số bộ phận dân cư, các kênh thanh toán

thay thế như Internet Banking, SMS Banking hiện vẫn còn rất mới mẻ. * Nguyên nhân

- Thủ tục thanh toán Séc còn phiền phức, phần lớn giao dịch mua bán hiện nay được sử dụng bằng phương thức uỷ nhiệm chi là chính. Nếu các

ngân hàng phát hành vài chục nghìn tờ séc mỗi ngày thì việc thanh toán

bù trừ

trong ngày gặp rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó tâm lý của người bán nhận

séc thường lo ngại trên tài khoản của người mua không còn tiền, séc giả dễ

dẫn đến rủi ro trong giao dịch nên hay từ chối việc thanh toán séc.

của người dân còn bị chi phối bởi văn hoá nông nghiệpvà sản xuất nhỏ thủ công. Điều này không phải một sớm một chiều có thể thay đổi ngay được.

- Bên cạnh đó hình thức thanh toán còn bị chi phối bởi hình thức mua bán trong dân cư. Mua bán hàng hóa ở các cửa hàng nhỏ lẻ, gánh hàng rong chiếm phần lớn trong hoạt động mua bán hàng hóa hàng ngày của dân cư và phải thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, không thể thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản hay thẻ.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Mặc dù thanh toán không dùng tiền mặt khắc phục được nhược điểm của việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán nhưng thực tế do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do thói quen sử dụng tiền mặt của dân cư và do các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi nên mặc dù có tiền trong tài khoản nhưng đa số người dân vẫn rút tiền mặt tại điểm giao dịch hoặc máy ATM để chi tiêu.

Ngân hàng nên cải tiến thủ tục thanh toán để tạo điều kiện cho khách hàng. Có cơ chế thu phí hợp lí và cạnh tranh. Có như vậy khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mới nhiều, góp phần làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Hơn nữa, còn có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế cũng như tăng uy tín của ngân hàng.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

3.1. ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

THANH TOÁN

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

3.1.1. Định hướng kinh doanh và phát triển dịch vụ thanh toán tại Ngân

hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

a. Định hướng dinh doanh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

Hoàn thiện cơ cấu quản trị điều hành với dự án nâng cao năng lực quản trị ngân hàng dựa trên các thông lệ quốc tế tốt nhất với đối tác tư vấn hàng đầu thế giới; Rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quy trình vận hành tương ứng theo sơ đồ chức mới đã được triển khai từ giữa năm 2012 để đảm bảo

Ngân hàng có một cơ cấu tổ chứ hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả;

Triển khai xây dựng một nền tảng văn hóa doanh nghiệp mạnh, mang bản sắc riêng biệt với sự tư vấn của các chuyên gia hàng đầu Việt Nam nhằm gắn kết

tất cả các thành viên của Ngân hàng cùng hướng đến một mục tiêu chung; Củng cố cơ chế chính sách đào tạo, lương thưởng và hệ thống quản lý hiệu quả làm việc, nhằm thu hút, gìn giữ và phát triển nhân tài, hỗ trợ cho mục tiêu và chiến lược kinh doanh của Ngân hàng;

tăng cường năng lực đổi mới và thiết kế các sản phẩm dịch vụ mới; thay đổi mô hình kinh doanh phù hợp với từng khối kinh doanh;

b. Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Thương mại Cô phân Việt Nam Thịnh Vượng

Đe thúc đẩy nền kinh tế phát triển đồng thời phục vụ tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng, ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng nói riêng, phải không ngừng nâng cao chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, kỹ thuật thanh toán hiện đại cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế trong giai đoạn tới.

Trong điều kiện hiện nay, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt diễn ra khá nhiều. Ngân hàng là phải thu hút tối đa lượng tiền nhàn rỗi đang trôi nổi ngoài lưu thông. Để làm được những điều đó thì Ngân hàng cần phải mở rộng công tác thanh toán không dùng tiền mặt, giảm thiểu số lượng tiền mặt giao dịch từ đó tận dụng tối đa nguồn vốn trong thanh toán phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế.

Bên cạnh những khách hàng truyền thống của Ngân hàng là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân mở tài khoản và gửi tiền, trong thời gian gần đây

Ngân hàng đã hướng tới thu hút khách hàng bằng các hình thức thanh toán không

dùng tiền mặt trong dân cư, triển khai một số công cụ thanh toán hiện đại. Ngoài ra, ngân hàng tiếp tục triển khai thu hút khách hàng tham gia mở tài khoản. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt nam và trên thực tế cho thấy rằng nguồn vốn nhàn rỗi có thể khai thác được trong dân cư còn khá tiềm tàng và lâu dài. Mở tài khoản cá nhân sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, áp dụng các công cụ thanh toán hiện đại. Bên cạnh đó thì phát triển tài khoản cá nhân sẽ làm tăng khả năng thu nạp vốn nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư. Tuy nhiên, việc chuyển đổi

thanh toán, việc mở tài khoản cá nhân để giao dịch, thanh toán tại Ngân hàng bằng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, nhất thiết phải có thời gian để dân cư tiếp cận, làm quen dần và thấy được những tiện ích mới do thanh toán không dùng tiền mặt mang lại như độ an toàn, nhanh chóng, thuận lợi... Vì vậy, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng cần có nhiều biện pháp khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân tại Ngân hàng để tập hợp những khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư, tạo lập thói quen sử dụng dịch vụ Ngân hàng trong hoạt động giao dịch, mua bán thanh toán, thu hút khách hàng và nâng cao uy tín của Ngân hàng. Cùng với việc phát triển hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, công nghệ thanh toán đã trở thành định hướng chiến lược chung, với sự tiếp cận ban đầu đã đạt được nhiều thành tích đáng trân trọng. Ngày nay, với việc dần dần hoàn thiện và đưa vào sử dụng rộng rãi các chương trình thanh toán mới kêt hợp với công nghệ tin học đã đem lại khá nhiều thành công trong công tác thanh toán. Từ đó phát triển mạnh mẽ các dịch vụ ngân hàng hiện đại phục vụ các tầng lớp dân cư.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Trong những năm gần đây, công tác thanh toán không dùng tiền mặt trong Ngân hàng có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Cùng với việc triển khai các hình thức thanh toán mới thì Ngân hàng còn chú trọng đến việc hoàn thiện và phát triển các hình thức thanh toán truyền thống. Công tác thanh toán không dùng tiền mặt đang được tiếp tục phát huy và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Để đổi mới và hoàn thiện hơn nữa các hình thức thanh toán, khắc phục những tồn tại trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần mở rộng và hoàn thiện thêm hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu 061 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN mặt tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 80 - 86)