Định hướng pháttriển hoạt động kinh doanh ngânhàng bánlẻ tạ

Một phần của tài liệu 007 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH hà NỘI,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 105 - 108)

bán lẻ với hàm lượng công nghệ cao hơn cho khách hàng cá nhân và tăng cường hình thức bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ; tập trung phát triển các dịch vụ chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi cung cấp sản phẩm dịch vụ; đẩy nhanh tiến độ thành lập trung tâm chăm sóc khách hàng. Trên cơ sở đó, với việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo định hướng trở thành “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam”, BIDV đã từng bước áp dụng nhiều cải tiến sâu rộng trên toàn hệ thống và bước đầu thí điểm phát triển mô hình Ngân hàng kinh doanh bán lẻ trên một số chi nhánh, trong đó có chi nhánh Hà Nội.

Trên cơ sở định hướng phát triển của ngành ngân hàng theo kế hoạch 5 năm 2016-2020, toàn hệ thống BIDV đang hướng đến mục tiêu xây dựng BIDV trở thành Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa dạng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng và hiệu quả hàng đầu trong các Định chế tài chính tại Việt Nam. Trong đó, hoạt động ngân hàng phục vụ doanh nghiệp, tài trợ xuất nhập khẩu và ngân hàng bán lẻ là hoạt động cốt lõi. Tầm nhìn mà BIDV xác định là trở thành 1 trong 20 ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020.

3.1.3 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ tạiNgân Ngân

hàng TMCP Đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Nội

Trên cơ sở chỉ đạo chung của hội đồng quản trị BIDV về việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, BIDV chi nhánh Hà Nội đã và đang đặt ra những kế hoạch để đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tương xứng với nguồn lực và tiềm năng của chi nhánh. Trong dài hạn, chi nhánh vẫn tiếp tục vạch ra chiến lược

cụ thể để phát triển hoạt động bán lẻ vừa tăng tính cạnh tranh vừa phân tán được rủi ro như:

- Tăng cường hoạt động huy động vốn, kiểm soát tăng trưởng tín dụng để phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước; Áp dụng và vận hành thông suốt mô hình

tổ chức, các chính sách tín dụng, chính sách quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh

doanh, tăng năng lực tài chính và đảm bảo mức doanh thu và lợi nhuận Ngân hàng

theo kế hoạch

- Phát triển, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng thông qua việc tập trung đẩy mạnh phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích trên cơ sở

không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ ngân hàng bán lẻ, cải tiến

thủ tục giao dịch, tập trung triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mang tính

công nghệ cao nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và nền kinh tế. - Xây dựng nền tảng khách hàng ổn định, vững mạnh, nhanh chóng chiếm lĩnh mở rộng thị phần khách hàng bán lẻ thông qua việc cung cấp các dịch vụ trọn

gói cho khách hàng. Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế để cung cấp dịch vụ

ngân hàng bán lẻ theo các cam kết hợp tác song phương và đa phương.

- Tuân thủ pháp luật, đảm bảo an toàn hệ thống, tiếp tục bổ sung hoàn thiện hệ thống quản lý, kiểm tra giám sát, quản trị điều hành, mô hình tổ chức, cơ chế,

- Thực hiện phân định các nhóm khách hàng mục tiêu và sản phẩm đặc thù để có chính sách tiếp cận và lãi suất huy động phù hợp (Tổ chức kinh tế, định chế

tài chính, dân cư, thị trường mở....). Đồng thời, trên cơ sở tính toán cân đối

chi phí

và thu nhập để đưa ra mức lãi suất phù hợp, mang tính cạnh tranh và hài hòa giữa

lợi ích của khách hàng và hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.

- Khai thác có hiệu quả các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm hiện có đối với khu vực dân cư, đồng thời đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện và triển khai các sản

phẩm huy

động dân cư mới, các sản phẩm đặc thù đáp ứng nhu cầu cua khách hàng cá nhân

gửi tiền lớn.

Hoạt động tín dụng

Nhằm đảm bảo yêu cầu của chính phủ trong việc phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát, hoạt động tín dụng trong thời gian tới cần tập trung vào những nội dung sau:

- Tiếp tục tuân thủ giới hạn tín dụng, hệ số Q, cơ cấu tín dụng, gắn công tác tín dụng với nhiệm vụ trọng tâm là huy động vốn; việc cấp tín dụng cho khách

hàng phải nhằm phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm

bảo an sinh xã hội.

- Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng và nâng cao hiệu quả tín dụng trên cơ sở bám sát tình hình hoạt động kinh doanh, kiểm soát dòng tiền của

thu hút ngày càng nhiều khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ bán lẻ của chinh nhánh.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ khác

- Định hình các nhóm sản phẩm, khách hàng bán lẻ mục tiêu để có kế hoạch, định hướng ngắn, trung và dài hạn trong hoạt động dịch vụ đối với từng

vùng, khu

vực dân cư cụ thể. Xây dựng các sản phẩm chuyên biệt, phù hợp với đặc thù, thói

quen tập quán và cách thức áp dụng đối với từng khu vực.

- Tập trung khai thác, duy trì các sản phẩm dịch vụ truyền thống, có thế mạnh của Chi nhánh; Đồng thời triển khai các sản phẩm dịch vụ mới có yếu tố

khác biệt, chất lượng, có tính cạnh tranh cao với các ngân hàng khác.

3.2Giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Hà Nội

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ được xác định là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của Chi nhánh, được kết hợp và hoàn thiện từ nhiều biện pháp như nắm bắt các cơ hội có được từ các thị trường mới, áp dụng công nghệ và sử dụng hệ thống công nghệ để tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, phương thức phân phối hiệu quả, tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng,...

Để đạt được các mục tiêu trong định hướng phát triển đề ra, Chi nhánh cần khắc phục những mặt hạn chế đã phân tích ở Chương II và phát huy tối đa những ưu điểm của mình. Sau đây là một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Hà Nội.

Một phần của tài liệu 007 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH hà NỘI,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w