*Cơ hội:
Sở Giao Dịch hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội vì vậy có môi trường TDBL thuận lợi đó là:
Một là, chính trị ổn định
Tại thành phố Hà Nộitrung tâm văn hóa - chính trị của cả nước. Do đó nền chính trị của thành phố ổn định và đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động một cách tốt nhất.
Hai là,nguồn nhân lực
Đến năm 2015, dân số thành phố Hà Nội có 1.028.306 người, chưa tính dân số vãng lai. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 65%; làm việc trong các ngành kinh tế là 242.187 người. Số người có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học là 159.718 người, chiếm 42% tổng số người làm việc trong ngành kinh tế. Chứng tỏ nguồn nhân lực ở thành phố Hà Nội tương đối dồi dào, trình độ đủ đáp ứng nhu cầu, đó là cơ hội mà Chi nhánh cần tận dụng để thu hút nguồn nhân lực, cũng như có các chính sách nhân sự, tuyển dụng phù hợp.
Ba là, Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước. Trong phát triển kinh tế, năm 2015, thành phố đã chú trọng làm tốt việc quy hoạch và xây dựng các cụm công nghệ trên địa bàn; xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hoàn thành các trung tâm thương mại; tạo điều kiện để các nhà đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ, khách sản, nhà hàng, vui chơi giải trí chất lượng cao. Điều đó góp phần cải thiện tình hình của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với ngân hàng hơn.
Bốn là,mức sống người dân được cải thiện, thu nhập năm sau cao hơn năm trước. Vì vậy nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng ngày càng gia tăng, nhất là dịch vụ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán,...
* Thách thức:
Bên cạnh những cơ hội nêu trên, SEABANK cũng phải đối mặt với nhiều thách thức:
Một là, tăng trưởng ở thành phố Hà Nội chưa thực sự vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, chậm được cải thiện. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng còn chậm, chưa phát huy được lợi thế, tiềm năng của từng vùng và chưa theo kịp sự biến động nhanh của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế
Dư nợ tín dụng tăng chậm, khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp còn hạn chế. Tình hình sản xuất kinh doanh còn rất khó khăn, có biểu hiện ngưng trệ, sức mua của thị trường giảm; nhiều doanh nghiệp phải giảm quy mô, đóng mã số thuế và ngừng sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khối các doanh nghiệp hoạt động xây dựng bất động sản.
Hai là,sức cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế còn thấp so với yêu cầu và so với mặt bằng chung trong nước và thế giới. Tình trạng lạm phát làm tốc độ tăng trưởng kinh tế và cân đối vĩ mô g p không ít khó khăn.
Kết quả thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp đạt thấp so với cùng kì năm ngoái; một số dự án chậm tiến độ, không triển khai phải xem xét chấm dứt hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, gia hạn tiến độ. Việc triển khai các dự an đã được cấp phép đầu tư g p nhiều khó khăn, nhiều dự án xin giãn tiến độ thực hiện ho c ngừng triển khai thực hiện
Ba là,áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng cổ phần ngày càng gia tăng. Các đối thủ cạnh tranh có lợi thế về công nghệ, kinh nghiệm quản trị, nhân lực, thương hiệu. Để lôi kéo khách hàng của chi nhánh, họ sử dụng những biện phát lôi kéo rất quyết liệt