Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 015 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN ĐÔNG NAM á sở GIAO DỊCH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 83 - 86)

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần sớm hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp luật quy định riêng về hoạt động tín dụng bán lẻ.

Các NHTM hiện nay vẫn phải dựa vào các văn bản pháp luật chung chung của NHNN và xây dựng cho mình những quy định riêng về hoạt động này nhưng vẫn g ặp nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động tín dụng bán lẻ cũng như quy định về các loại hình sản phẩm, dịch vụ của nó để tạo cơ sở pháp lý thống nhất và bảo vệ quyền lợi cho các NHTM

Thứ hai, NHNN cần thành lập và phát triển hệ thống thông tin liên Ngân hàng. Ở nước ta hiện nay, hệ thống thông tin liên Ngân hàng vẫn chưa thực sự được quan tâm phát triển trong khi đây là yêu cầu tất yếu để tiến đến một hệ thống Ngân hàng hiện đại. Hệ thống thông tin liên Ngân hàng sẽ giúp cho các Ngân hàng truy cập các thông tin liên quan đến lĩnh vực Ngân hàng cũng như các thông tin về khách hàng một cách nhanh chóng, qua đó thúc đẩy mối liên hệ hợp tác giữa các

Ngân hàng với nhau.

Thứ ba, NHNN cần tăng cường giám sát đối với các NHTM và các tổ chức tín dụng nhưng không hạn chế quá nhiều tính năng động của NHTM trong lĩnh vực Tín dụng bán lẻ.

NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các NHTM và các Tổ chức tín dụng khác nhằm sớm phát hiện và chấn chỉnh những sai sót, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, phòng ngừa những tổn thất.. .Đồng thời NHNN chỉ đạo NHTM kiểm tra lại các văn bản quy định về nghiệp vụ Tín dụng bán lẻ để bãi bỏ các hạn chế bất hợp lý như điều kiện cho vay vốn, mức cho vay cũng như thời hạn vay vốn tối đa. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng cường kiểm soát để tránh những rủi ro không đáng có đối với ngân hàng và nên kinh tế, hoạt động tín dụng bán lẻ đòi hỏi các NHTM phải vận dụng uyển chuyển các văn bản chế độ để thu hút được nhiều khách hàng, chính vì vậy NHNN cần linh hoạt trong việc kiểm soát cũng như khuyến khích các NHTM đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ.

Thứ tư, NHNN có vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển dịch vụ NHBL, đề ra các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển dịch vụ mới của các NHTM trong nền kinh tế. Sự định hướng chung của NHNN sẽ giúp cho các NHTM cập nhật những thông tin tài chính nhanh nhất, cũng kết hợp với nhau trong một số lĩnh vực đầu tư trùng lặp, lãng phí. NHNN với tư cách là nhà hoạch định chiến lược phát triển chung cho hệ thống ngân hàng sẽ tạo môi trường phát lý đầy đủ và những định hướng cụ thể, góp phần tạo ra một sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, NHNN cần kiểm soát chiến lược phát triển dịch vụ NHBL chung của các NHTM ở tầm vĩ mô, đảm bảo kiến trúc tổng thể hài hòa trong toàn ngành, nhưng vẫn đảm bảo mục đích chung về lợi nhuận cho mỗi ngân hàng.

Thứ năm, việc chính phủ ban hành nghị định số 1010/2013/NĐ - CPvề thanh toán không dùng tiền mặt bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 26/03/2013 sẽ giúp các NHTM có thể huy động vốn với lãi suất ưu đãi, tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, thông qua đó, tăng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên người dân vẫn đang có thói quen sử dụng tiền mặt, mà thói quen thì không thể thay đổi một

sớm một chiều được. Hơn nữa, việc người dân phải thanh toán qua ngân hàng nghĩa là người dân buộc phải trả thêm phí dịch vụ. Điều đó khiến cho người dân cảm thấy họ đang bị áp đặt và dường như nghị định đang tạo lợi thế cho ngân hàng. Chính vì vậy, để nghị định có thể đi vào thực tiễn một cách hiệu quả,NHNN cần tuyên truyền,trình bày rõ cho người dân hiểu về các tiện ích trong thanh toán không dùng tiền mặt, cũng như lập kế hoạch cùng với các tổ chức khác trong việc nâng cao trình độ dân trí nhằm tạo nhu cầu về dịch vụ ngân hàng trên thị trường.

KẾT LUẬN

Trong quá trình làm việc tại SEABANK Sở Giao Dịch, kết hợp với những kiến thức có hệ thống và thực tiễn về ngành ngân hàng, kinh nghiệm thực tế triển khai tại Sở Giao Dịch và hệ thống Ngân hàng SEABANK, em nhận thấy đề tài nghiên cứu là một vấn đề cần thiết, quan trọng đang được đặt ra trong giai đoạn hiện này.

Với tiềm năng rộng lớn, dồi dào thị trường ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam đang là một thị trường đầy hấp dẫn đối với các NHTM Việt Nam và NHTM nước ngoài. Đây cũng là cơ hội để các ngân hàng nắm bắt được xu thế phát triển. Do vậy phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là xu thế tất yếu và cần thiết đối với các NHTM.

Với những nội dung đã nghiên cứu ở ba chương, chuyên đề đã phần nào cung cấp được một cơ sở lý luận chung về vấn đề phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo hướng nhìn nhận phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ chính là vấn đề của phân phối, của bán hàng, và làm thế nào để ngân hàng cung ứng được sản phẩm của mình tới lực lượng khách hàng cá nhân đồng đảo, qua đó giúp ngân hàng gia tăng thị phần, gia tăng quy mô hoạt động, gia tăng lợi nhuận mà vẫn đảm bảo an toàn. Thông qua phân tích thực trạng tại hệ thống SEABANK Việt Nam mà cụ thể là Sở Giao Dịch, người viết đã đề xuất được một số giải pháp vừa mang tính hệ thống vừa mang tính cụ thể nhằm phát triển một cách có hiệu quả dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Do trình độ và thời gian nghiên cứu hạn chế nên em chắc chắn chưa nghiên cứu được hết vấn đề một cách sâu sắc, do vậy em rất mong nhận được sự bổ sung, góp ý của thầy cô giáo và các nhà nghiên cứu.

Cuối cùng em xin bày tỏ biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn TS. Phạm Thanh Bình, cùng toàn thể các cô chú, anh chị cán bộ nhân viên Ngân hàng đã

cung cấp cho em tư liệu, hướng dẫn giúp em hoàn thành đề tài của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. SEABANK Sở Giao Dịch (2012 - 2014), iiBao cáo tổng hợp kết quả chinhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sở Giao Dịch các năm (2012 - 2014) ”, Sở Giao Dịch.

2. SEABANKSở Giao Dịch, “Đánh giá Kế Hoạch Kinh Doanh 2014”, Sở Giao Dịch.

3. SEABANK Sở Giao Dịch, “Đề cương Xây dựng Kế hoạch kinh doanh 2013- 2015”, Sở Giao Dịch.

4. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (2011), “Kế hoạch phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2011-2013”, Hà Nội.

5. PGS. TS.Nguyễn Thị Mùi (2008), “Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, NXB Tài Chính.

6. Th.S Võ Minh Hồng (2011), “Phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại SEABANKSở Giao Dịch”.

7. Tác giả Trinh Minh Thảo (2015), “Mô hình bán hàng tổng lực”.

8. Tác giả Dwighi S.Ritter (2002) - Dịch giả: Nhà sách GamiBook, “Giao dịch Ngân hàng hiện đại”, NXB Thống kê.

9. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

10. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản thống

kê, TP Hồ Chí Minh.

11. NGƯT.TS. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản

thống kê, Hà Nội.

12. PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Peter S.Rose (2002), Bản dịch Tiếng Việt Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

Một phần của tài liệu 015 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN ĐÔNG NAM á sở GIAO DỊCH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 83 - 86)

w