Vận dụng năng lực tài chính của ngân hàng một cách có hiệu quả hơn

Một phần của tài liệu 015 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN ĐÔNG NAM á sở GIAO DỊCH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 77 - 79)

Tăng cuờng năng lực tài chính đuợc xem là những giải pháp cần thiết và quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của SEABANK cũng nhu của SEABANKSở Giao Dịch, vào tạo điều kiện phát triển NHBL bởi lẽ năng lực tài

chính mạnh hơn sẽ tạo được niềm tin ở khách hàng.

- Tăng cường xử lý các khoản vay ngắn hạn thiếu tài sản bảo đảm, tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng

- Đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng cần phải thật sự tận tâm với nghề để mang lại sản phẩm tín dụng an toàn, hạn chế bớt rủi ro.

- Tổ chức xem xét chặt chẽ, thẩm định kĩ, chặt chẽ trước khi cấp các khoản tín dụng mới, trong đó quan trọng là việc đánh giá và dự phòng rủi ro.

3.2.6. Nâng cao chất lượng và đào tạo nguồn nhân lực

Trong lĩnh vực ngân hàng, nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng vì chất lượng dịch vụ có tốt hay không phụ thuộc nhiều vào chất lượng phục vụ của nhân viên cán bộ ngân hàng. Chính vì vậy chi nhánh cần có những chính sách, chế độ để phát triển nguồn nhân lực này như:

- Chú trọng công tác tuyển dụng cán bộ ngân hàng đúng chuyên ngành để giảm bớt áp lực chi phí đầu tư cho việc đào tạo lại. Đồng thời cân đối nguồn lực trong các phòng ban để tuyển dụng đảm bảo hoàn thành được công tác, không hao phí lao động và quỹ tiền lương đơn vị. Công tác tuyển dụng nên tổ chức công khai, không ưu tiên cho các con em trong ngành

- Cần phân loại rõ đội ngũ cán bộ tham gia trực tiếp vào hoạt động bán lẻ để có kế hoạch đào tạo cán bộ chuyên nghiệp, tránh điều chuyển quá nhiều gây sự không ổn định về tư tưởng cho cán bộ ho c thời gian luân chuyển cán bộ không nên quá sát để cán bộ có đủ thời gian tích lũy kinh nghiệm.

- Sở Giao Dịch nên xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho công tác bán lẻ chuyên nghiệp, có chất lượng cao, ổn định nhằm bảo đảm hiệu quả của hoạt động NHBL, tối đa hóa giá trị nguồn nhân lực và duy trì lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.

- Xây dựng thang điểm khoa học để đánh giá năng lực của cán bộ làm công tác ngân hàng, thang điểm là căn cứ đánh giá chất lượng hoàn thành công tác hàng tháng. Có chính sách khen thưởng, kỉ luật rõ ràng.

- Chi nhánh cũng nên tổ chức những khóa học kĩ năng mềm như kĩ năng bán hàng, kĩ năng giao tiếp để cán bộ ngân hàng có năng lực chuyên nghiệp hơn.

- về tuyển dụng và bổ nhiệm, đối tượng tuyển dụng là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, năng động và nhiệt tình với công việc. Chính sách nhân sự phải linh hoạt, xóa bỏ quan niệm các lãnh đạo đã lên chức thì yên tâm với vị trí của mình. Phải thường xuyên thanh lọc và thay thế các nhà quản lý yếu kém, thiếu năng động, không đáp ứng yêu cầu công việc và không hoàn thành các kế hoạch đề ra.

- Tăng cường cơ chế giám sát và kiểm tra thông qua vai trò của ban giám đốc, kiểm toán nội bộ, kịp thời phát hiện ra những sai phạm và chấn động kịp thời trong đơn vị.

Một phần của tài liệu 015 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN ĐÔNG NAM á sở GIAO DỊCH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w