Lý luận dạy học ngơn ngữ thứ nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng nghe nói trong dạy học phân môn kể chuyện cho học sinh lớp 2​ (Trang 27 - 29)

Trên bình diện giáo dục, ở bậc học tiểu học, bốn kĩ năng nghe - nĩi - đọc - viết đã được Nhà trường, giáo viên quan tâm sâu sắc trong việc rèn luyện năng lực ngơn ngữ cho các em học sinh. Giai đoạn đầu tiểu học (tính từ lớp 1 đến lớp 3) thì kĩ năng nghe - nĩi cũng được chú trọng và quan tâm hơn bởi lẽ việc giáo dục ngơn ngữ theo ơng cha ta thời xưa thường rất xem trọng việc “học ăn học nĩi, học gĩi học mở”, “Ăn cĩ nhai, nĩi cĩ nghĩ” “Kim vàng ai nỡ uốn câu, người khơn ai nỡ nĩi nhau nặng lời”... Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ

bản để học sinh tiếp tục học ở cấp học cao hơn. Hơn hết là giúp học sinh cĩ năng lực ngơn ngữ biết nghe, nĩi, đọc, viết cũng như thiết lập một số hiểu biết về kĩ năng giao tiếp, hợp tác và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống...

Xét từ gĩc độ tiến trình học tập, tiết kể chuyện cĩ hai hoạt động chính mà người học cần thực hiện. Đĩ là hiểu truyện và kể lại truyện. Đây cũng là hai mục tiêu quan trọng của mỗi tiết học kể chuyện. Dễ dàng thấy hai hoạt động này cĩ quan hệ mật thiết với nhau. Hiểu chính là quá trình học sinh nhập nội dung truyện thành hệ thống ý tưởng của bản thân và là tiền đề để học sinh thể hiện lại những ý tưởng ấy qua lời kể của mình.2

Hoạt động hiểu truyện được học sinh nắm vững ở phân mơn Tập đọc, trong khi hoạt động kể lại truyện được phân bổ ở phân mơn Kể chuyện. Chính vì thế mà đề tài chúng tơi lựa chọn là để rèn KNNN qua hoạt động kể lại truyện. Muốn học sinh tích cực và sáng tạo trong việc kể địi hỏi chúng ta phải tạo điều kiện cho các em chủ động và hào hứng tìm hiểu truyện. Đề tài cũng xây dựng một hoạt động giúp học sinh tìm hiểu truyện cĩ hiệu quả, đĩ là hệ thống các câu hỏi trong phiếu bài tập nhĩm, yêu cầu các nhĩm trả lời dựa theo các biểu tượng hình ảnh: Câu chuyện nĩi đến nhân vật nào? Bối cảnh ra sao? Cú hích nào khiến nhân vật trở nên như vậy? Cảm xúc của nhân vật như thế nào? Nhân vật dự định sẽ làm gì? Kết quả, hệ quả ra sao? Cách giải quyết để rút ra bài học là gì? Khi mỗi cá nhân học sinh trả lời được hệ thống các câu hỏi nêu trên tức là đã thật sự hiểu truyện. Và khi GV yêu cầu các em kể lại chuyện thì điều này sẽ trở nên rất dễ dàng đối với các em.

Trong cuốn sách “Lý luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học – Phần 2”, Hồng Thị Tuyết. (2012) đã nĩi rõ:

Kể chuyện là hoạt động tạo lập một ngơn bản nĩi, học sinh tái tạo lại ý tưởng của truyện bằng cách vận dụng, phối hợp ngơn từ trong truyện với vốn ngơn ngữ riêng của mình để thuật truyện. Đây là một trong những đặc điểm và cũng là lợi thế của hoạt động kể chuyện trong việc thực hiện nhiệm vụ nâng cao dần trình độ ngơn ngữ văn hĩa và trình độ văn hĩa ngơn ngữ cho học sinh tiểu học.

Nội dung phát triển kĩ năng nghe - nĩi trong dạy học phân mơn Kể chuyện bao gồm3:

Kĩ năng độc thoại: Kể lại câu chuyện đã học hay đã được nghe theo những

mức độ khác nhau cụ thể

+ Kể từng đoạn và kể tồn bộ câu chuyện

+ Kể theo lời lẽ trong văn bản và kể bằng lời của mình.

Kĩ năng hội thoại: Tập dựng lại câu chuyện theo các vai khác nhau, bước đầu

biết sử dụng các yếu tố phụ trợ trong giao tiếp (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ)

Kĩ năng nghe: Theo dõi được câu chuyện bạn kể để kể tiếp hoặc nêu ý kiến bổ

sung, nhận xét.

Nĩi tĩm lại, hoạt động kể chuyện được xem là phương tiện giúp học sinh lớp 2 rèn luyện KNNN, sử dụng văn nĩi một cách tự nhiên trên cơ sở tiếp nhận thêm ngơn từ trong truyện, lâu dần sẽ hình thành hoạt động nĩi cĩ ý thức. Học sinh biết tạo lập lời nĩi cho riêng bản thân mình một cách cĩ văn hĩa, lễ phép và phù hợp với nội dung khi giao tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng nghe nói trong dạy học phân môn kể chuyện cho học sinh lớp 2​ (Trang 27 - 29)