Đặc điểm tâm sinh lý, ngơn ngữ của học sinh lớp 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng nghe nói trong dạy học phân môn kể chuyện cho học sinh lớp 2​ (Trang 25 - 26)

Các nghiên cứu về tâm lý nhận thức của HS lớp Hai1 đã chỉ rõ tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính khơng ổn định, thường gắn với hành động trực quan. Nhận thấy điều này nên đề tài của chúng tơi thiết kế các hoạt động nhằm thu hút học sinh bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với tiết dạy bình thường, khi đĩ sẽ kích thích học sinh cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác nội dung văn bản kể chuyện. Qua đĩ, cũng tạo mơi trường để học sinh được trải nghiệm việc rèn luyện kĩ năng nghe – nĩi.

Học sinh lớp 2, chú ý cĩ chủ định cịn yếu, khả năng kiểm sốt, điều khiển chú ý cịn hạn chế. Ở giai đoạn này học sinh chỉ quan tâm chú ý đến những mơn học, giờ học cĩ sử dụng đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn cĩ nhiều tranh ảnh, trị chơi... Sự tập trung chú ý của trẻ cịn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập. Dựa vào đặc điểm này, tác giả đã sử dụng mơ hình trực quan cũng như tổ chức các hoạt động học tập sinh động với nhiều tranh ảnh, nhiều trị chơi và các hoạt động học tập khác trong tiết dạy Kể chuyện để giúp học sinh kiểm sốt được nội dung rèn luyện KNNN.

Dựa vào đặc điểm này, người nghiên cứu tiến hành hoạt động dạy học với phương tiện trực quan phong phú: Sử dụng tranh ảnh, phim ảnh; mơ hình trực quan sinh động; đặt ra một hệ thống câu hỏi như một khuơn khổ hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận để giúp học sinh xây dựng những hiểu biết về truyện cho riêng mình.

Việc ghi nhớ máy mĩc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ cĩ ý nghĩa. Chính vì thế, khi yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện thì các em đọc thuộc lịng nội dung văn bản Tập đọc đã học tiết trước. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là do các em học sinh lớp 2 mới bắt đầu làm quen với phân mơn Kể chuyện.Trong khi đĩ tiêu chí đánh giá học sinh của giáo viên lại đưa ra khá gắt gao yêu cầu học sinh phải sáng tạo, sử dụng từ ngữ của chính mình nhưng khơng làm thay đổi nội dung văn bản. Như vậy, làm thế nào để khắc phục thực trạng nêu trên? Bài tập được chúng tơi xây dựng sẽ gĩp phần khắc phục những lỗi này, giúp học sinh kể lại câu chuyện một cách tự nhiên hơn bằng lời kể của mình.

Để phát huy sự ghi nhớ cho học sinh lớp 2 trong giờ học Kể chuyện, tác giả đã thực hiện sáng tạo mơ hình “con rối”, trên đĩ thể hiện đầy đủ các biểu tượng, giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn từng biểu tượng tương ứng với từng phần, từng đoạn của câu chuyện. Học sinh sẽ dễ dàng định hình về cấu trúc của câu chuyện gồm bao nhiêu phần, chuyện kể về nhân vật nào, cảm xúc của nhân vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng nghe nói trong dạy học phân môn kể chuyện cho học sinh lớp 2​ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)