Biện pháp 1: Thiết kế và sử dụng tài liệu hỗ trợ tự học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần vô cơ hóa học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 52)

2.2.1.1. Cơ sở đề xuất và tác dụng của biện pháp

- Việc GV thiết kế và sử dụng tài liệu tự học cho HS là điều rất cần thiết vì HS hiện nay gặp rất nhiều khó khăn khi hệ thống kiến thức lý thuyết, không nắm được các

dạng bài tập cơ bản trong khi thời gian cho phép của một tiết học (45 phút) lại rất hạn chế. Ngoài việc giúp HS dễ ghi chép, lưu giữ và hệ thống kiến thức thì tài liệu tự học còn giúp GV dễ dàng theo dõi và đánh giá quá trình tự học của HS.

2.2.1.2. Nguyên tắc thực hiện

Để thiết kế tốt TLTH môn Hóa học cho HS cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính chính xác, khoa học và chuẩn kiến thức, kỹ năng

Thiết kế TLTH phải đảm bảo tính chính xác về kiến thức và ngôn ngữ hóa học, Ngoài ra, TLTH phải thiết kế khoa học, logic mạch kiến thức, làm bật ra những thông tin cần thiết, phù hơp với nội dung cần truyền tải và có mối liên hệ chặt chẽ, hợp lý giữa các nội dung. Qua đó, TLTH sẽ giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản và nền tảng của hóa học, từ đó sẽ dễ dàng học tập và nghiên cứu sâu, mở rộng nhiều vấn đề.

Thiết kế TLTH phải đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng, bao quát nội dung chương trình đồng thời làm nổi bật được trọng tâm của bài học. Để đảm bảo nguyên tắc này, TLTH phải được thiết kế dựa trên sách giáo khoa, sách bài tập hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đem đến cho HS những nội dung kiến thức quan trọng, đầy đủ nhưng không lan man, quá tải, gây hoang mang và áp lực cho HS. Những nội dung được đưa vào phải được chọn lọc kĩ, cần thiết cho HS trong vấn đề tự học, tự nghiên cứu và đặc biệt sẽ hỗ trợ tốt cho HS trong các kì thi quan trọng.

Ví dụ: khi thiết kế bài “Amoniac – Muối amoni”, phần điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm, chúng tôi đưa ra câu hỏi:

Quan sát hình 3 và cho biết tại sao để thu NH3 ta không dùng phương pháp dời chỗ nước mà là dời chỗ không khí? Tại sao ta phải úp ngược ống thu khí NH3?

Câu hỏi được thiết kế dựa trên chuẩn kiến thức của SGK về tính chất vật lý của amoniac:

- Amoniac dễ tan trong nước → không thể dùng phương pháp dời chỗ nước.

Hình 3: Điều chế khí amoniac trong phòng thí nghiệm

ngược ống thu khí.

Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính vừa sức và tính phân hóa

Thiết kế TLTH phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với trình độ của đối tượng nhắm đến. Từ đó, TLTH mới đem lại hiệu quả thực sự, kích thích động cơ và tạo thêm động lực cho người sử dụng.

Ngoài ra, TLTH phải có tính phân hóa, chú ý đến các đối tượng HS khá giỏi. Trong TLTH, ngoài các nội dung kiến thức lý thuyết và bài tập cơ bản, cần bổ sung các câu hỏi và bài tập nâng cao đòi hỏi sự sáng tạo, vận dụng kiến thức của nhiều bài hay nhiều môn học. Điều này nhằm đạt ra mục tiêu rõ ràng: các kiến thức nội dung cơ bản bắt buộc tất cả HS cần nắm vững và các phần nâng cao khuyến kích nhằm tạo động lực và gây hứng thú cho HS khá giỏi.

Ví dụ: khi thiết kế phần bài tập tự luyện cho bài “Amoniac – Muối amoni” – phần “Hiệu suất tổng hợp NH3” (xem trang 59 – 63), các bài từ 1 đến 8 dành cho HS làm quen với dạng bài tập đó và rèn luyện khả năng tính toán, bài 9 và 10 là bài dành cho HS khá giỏi, khuyến khích các em thử sức.

Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính thẩm mỹ, hấp dẫn, thuận tiện và phát triển được cho HS năng lực tự học

Thiết kế TLTH phải đảm bảo tính thẩm mỹ để gây thiện cảm và thu hút sự quan tâm của HS. Ở đây, khi thiết kế TLTH có thể thêm vài hình ảnh, kí hiệu nhằm tạo cảm giác thoải mái, gần gũi; tăng cường các câu hỏi thực tiễn, các bài tập sử dụng đồ thị, hình vẽ, biểu bảng, giảm bớt các bài tập nặng về tính toán; trình bày kiến thức hóa học dưới dạng những câu chuyện hoặc bài báo nhỏ để lôi cuốn và kích thích HS học tập, tìm hiểu, nghiên cứu.

Thiết kế TLTH phải đảm bảo sự thuận tiện cho quá trình tự học ở nhà của HS. Từ đó, HS có thể sử dụng để tự học, tự nghiên cứu, giảm bớt sự hỗ trợ từ bên ngoài, nâng cao được khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề. TLTH có cấu trúc rõ ràng, logic, thống nhất về mặt nội dung; mỗi dạng bài tập có hướng dẫn hoặc bài tập mẫu, bài tập áp dụng có đáp số, có phần tự kiểm tra – đánh giá sau mỗi bài và cuối mỗi chương.

Ví dụ: trong bài “Amoniac – Muối amoni”, phần tính chất hóa học của amoniac:

c) Tác dụng với axit

Amoniac (dạng khí cũng như dung dịch) kết hợp dễ dàng với axit tạo thành muối amoni.

Thí dụ:

NH3 + H2SO4 → ………. NH3 + HCl → ………. NH3 + HNO3 → ………...

Chúng tôi đưa ra cho HS một câu hỏi về thí nghiệm “Không có lửa thì làm sao có khói”, minh họa phản ứng giữa amoniac đặc và axit clohiđric đặc. Qua câu hỏi đó, HS sử dụng kiến thức vừa học phía trên để trả lời và sẽ tò mò, thích thú quan tâm đến bài học thay vì chỉ học thuộc các phương trình phản ứng, điều đó cũng giúp HS hứng thú và ghi nhớ bài học lâu hơn.

Ngoài ra, TLTH được thiết kế đi theo mạch kiến thức từ định luật tuần hoàn, cấu hình electron của nguyên tử dẫn đến cấu tạo liên kết hóa học, số oxi hóa của nguyên tử trong phân tử. Từ đó, HS sẽ dự đoán tính chất vật lý, hóa học của chất.

Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính khách quan trong quá trình kiểm tra đánh giá cho HS

Thiết kế TLTH phải đảm bảo cho GV cũng như HS có thể kiểm tra đánh giá được quá trình tự học. Do đó, TLTH được thiết kế dưới dạng câu hỏi, bài tập có hướng dẫn hoặc có đáp án, thang điểm, có đề kiểm tra để HS có thể tự làm. Từ đó, HS có thể kiểm tra – đánh giá quá trình học tập của bản thân và có thể điều chỉnh thay đổi hợp lý để đạt được kết quả cao trong học tập.

2.2.1.3. Quy trình thực hiện biện pháp Bước 1: Tiến hành thiết kế TLTH bằng cách:

 Xác định nội dung kiến thức, mục đích, yêu cầu cần đạt được của từng bài, từng chương.

 Xác định mục đích, yêu cầu của việc thiết kế.

 Xác định nội dung và cấu trúc của tài liệu.

 Xác định các chủ đề tự học phần lý thuyết.

 Xác định loại bài tập sẽ đưa vào tài liệu.

 Thu thập thông tin để thiết kế tài liệu.

Bước 2: In và phát TLTH cho HS, hướng dẫn cho HS sử dụng tài liệu tự học.

Bước 3: Yêu cầu HS chuẩn bị bài học trước khi đến lớp bằng cách hoàn thành tài liệu tự học. Khi đó, HS tới lớp trong tâm thế phần nào đã tự đọc hiểu và phần nào cần tập trung chú ý.

Bước 4: Trong tiết học, GV cùng HS trao đổi những nội dung còn vướng mắc. HS tự kiểm tra và điều chỉnh các nội dung đã được soạn.

Bước 5: GV hệ thống hóa kiến thức bài học, rút ra trọng tâm bài học.

2.2.1.4. Nội dung TLTH và hướng dẫn sử dụng

HS tiến hành bài học thông ba bước cụ thể qua chu trình tự học như sau:

Bước 1: Tự nghiên cứu tài liệu (xem bài ghi trang 47 – 52): HS dựa vào SGK, điền vào các chỗ trống trong tài liệu, biết được kiến thức nào có thể tự hiểu, kiến thức nào cần phải tập trung khi đến lớp.

Bước 2: Tự thể hiện (xem giáo án thực nghiệm trang 52 – 58): HS tự lựcbổ sung kiến thức, tìm câu trả lời cho các câu hỏi thực tế, ứng dụng trong bài học. Các câu hỏi này thường có kiến thức một hoặc nhiều bài học, HS phải đọc kĩ nội dung bài học, tham khảo thêm sách hay tài liệu khác, tra cứu internet,…

Bước 3: Tự kiểm tra, điều chỉnh (xem phần bài tập tự luyện trang 59 – 63 và “Phiếu đánh giá nhiệm vụ ghi chép bài học” trang 80): thông qua bài giảng trên lớp của GV, HS chỉnh sửa và hoàn thiện vở ghi để lưu giữ làm tư liệu học tập của bản thân một cách hiệu quả nhất. Sau đó, HS áp dụng làm bài tập ở cuối bài để củng cố kiến thức, rèn luyện khả năng tư duy, tính toán, tự chấm điểm bằng đáp án có sẵn được GV cung cấp. Bên cạnh đó, HS có thể tự đánh giá dựa vào các tiêu chí có sẵn và điều chỉnh quá trình tự học của bản thân để đạt được kết quả tốt hơn.

Chúng tôi biên soạn TLTH cho 8 bài thuộc chương trình Hóa học vô lớp 11 THPT (5 bài thuộc chương 2 và 3 bài thuộc chương 3). Trong đó, chúng tôi trình bày chi tiết 2 tài liệu với 3 giai đoạn tự học: trước, trong và sau giờ học là: “Bài 8:

Amoniac – Muối amoni” và “Bài 9: Axit nitric – Muối nitrat” (xem phụ lục 3 trang 9). Các bài còn lại thuộc chương “Nitơ – Photpho” và các bài thuộc chương “Cacbon – Silic” được trình bày trong đĩa CD, số thứ tự 1.

Giai đoạn 1:trước giờ học (bài ghi của HS)

BÀI 8: AMONIAC VÀ MUỐI AMONI A. AMONIAC

Vừa qua công ty Amanda ở khu công nghiệp Amata, Biên Hòa, Đồng Nai, khóa van cấp nước giải nhiệt khiến nhiệt độ khí amoniac bên trong hệ thống làm lạnh tăng cao. Van tự động xả khí ra ngoài khiến gần trăm nữ công nhân công ty bên cạnh ngất xỉu.

Thanhnien.vn ngày 26.05.2015

Vậy: Amoniac được sinh ra từ đâu? Khí amoniac ảnh hưởng đến con người khi thế nào? Làm thế nào để có được bầu không khí trong lành hơn?Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

I. CẤU TẠO PHÂN TỬ

Hình 1: Sơ đồ cấu tạo của phân tử NH3

Viết cấu hình electron của nitơ và cho biết trạng thái lai hóa của nitơ trong NH3. Từ đó hãy mô tả cấu trúc trong không gian của NH3.

………

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Ở điều kiện thường amoniac có:

- Trạng thái: ... - Màu sắc, mùi vị: ... - Độ tan trong nước (nhiều hay ít?): ...

Dung dịch ammoniac đậm đặc thường được dùng trong phòng thí nghiệm có nồng độ …….

Quan sát thí nghiệm hình 2 hãy cho biết tại sao nước có thể phun ngược từ dưới lên trên? Tại sao nước ở trong cốc thì không màu còn khi phun lên trong bình đựng NH3 thì lại có màu hồng?

Hình 2: Thí nghiệm về tính tan của NH3 trong nước

………

Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta thường ngửi thấy có mùi khai?

………

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. Tính bazơ yếu

a) Tác dụng với nước

Khi hòa tan NH3 vào nước ta có phản ứng:

3 

2

NH + H O ...

→ Dung dịch amoniac có môi trường ... → Để nhận biết khí amoniac ta dùng ...

b) Tác dụng với dung dịch muối

Dung dịch ammoniac có thể tác dụng với dung dịch muối của nhiều kim loại, tạo thành kết tủa hiđroxit của các kim loại đó.

AlCl3 + NH3 + H2O → ……….. Fe2(SO4)3 + NH3 + H2O → ………..

c) Tác dụng với axit

Amoniac (dạng khí cũng như dung dịch) kết hợp dễ dàng với axit tạo thành muối amoni.

Thí dụ:

NH3 + H2SO4 → ………. NH3 + HCl → ……….

Làm cách nào để xử lí mùi hôi từ nước tiểu của động vật nuôi trong nhà? Hãy giải thích sự lựa chọn đó.

………

Chúng ta vẫn thường nghe câu: “Không có lửa thì làm sao có khói”. Tuy nhiên, Thịnh nghĩ vẫn có thể làm điều ngược lại bằng tiết mục ảo thuật: “Không có lửa nhưng vẫn có khói”. Thịnh dùng 2 đũa thuỷ tinh nhúng vào 2 lọ dung dịch X và Y đều không màu. Khi chạm (hoặc để gần) 2 đầu đũa thuỷ tinh vào nhau thì xuất hiện một làn khói trắng bay lên. Hãy giải thích thí nghiệm vui mà Thịnh đã thực hiện và minh họa bằng phương trình phản ứng.

2. Tính khử

Trong phân tử amoniac, nitơ có số oxi hóa là……, là số oxi hóa…… nhất → amoniac có tính ………

Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và xác định số oxi hóa của các nguyên tố t° 3 2 NH + O ... t Pt   3 2 NH + O ... t° 3 2 NH + Cl ... t° 3 NH + CuO ...

IV. ỨNG DỤNG

Hãy nêu một vài ứng dụng quan trọng của amoniac mà em biết.

………

V. ĐIỀU CHẾ

1. Trong phòng thí nghiệm

- Đun nóng hỗn hợp: ... NH4Cl + Ca(OH)2 → ... (NH4)2SO4 + NaOH → ... - Để thu nhanh amoniac, ta có thể đun nóng dung dịch: …...

Quan sát hình 3 và cho biết tại sao để thu NH3 ta không dùng phương pháp dời chỗ nước mà là dời chỗ không khí? Tại sao ta nên để úp ống thu khí NH3?

2. Trong công nghiệp

NH3 được tổng hợp từ: ... Phương trình phản ứng tổng hợp:

N2 (k) + H2 (k)  ... có H... Các điều kiện được áp dụng trong công nghiệp sản xuất amoniac là:

- Nhiệt độ: ... - Áp suất: ... - Chất xúc tác: ...

Theo nguyên lý cân bằng Lơ Sa-tơ-li-e, để cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận ta phải làm gì?

………

B. MUỐI AMONI

Muối amoni có tính chất gì khác biệt so với các muối mà các em đã học hay không?

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Điều kiện thường, các muối amoni ở trạng thái:... - Khả năng tan và điện li: ...

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Tác dụng với dung dịch kiềm

Dung dịch đậm đặc của muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm khi đun nóng sẽ cho khí NH3 bay ra.

NH4Cl + Ba(OH)2 → ... (NH4)2SO4 + KOH → ... NH4NO3 + NaOH → ... Phản ứng này được sử dụng để nhận biết ion ……….

2. Phản ứng nhiệt phân

a) Loại 1: gốc axit không có tính oxi hoá

NH4Cl(r) → ... NH4HCO3(r) → ...

b) Loại 2: gốc axit có tính oxi hoá (như nitrit NO , nitrat NO ..)2- 3-

NH4NO2(r) → ... NH4NO3(r) →...

“Bánh bao” là mộtmón ănưa thích của rất nhiều người, là một món ăn sáng mà nhiều người lựa chọn nhưng vì sao khi ăn ta luôn thấy bánh bao thường xốp và nghe có mùi khai? Hãy giải thích điều đó và minh họa bằng phương trình phản ứng.

……….. ……….. ………..

Giai đoạn 2: Trong giờ học (giáo án thực nghiệm)

BÀI 8: AMONIAC VÀ MUỐI AMONI (2 tiết)

A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

Học sinh biết:

- ViếtCTCT, nêu được tính chất vật lí, ứng dụng, điều chế amoniac. - Trình bày được tính chất của muối amoni, cách nhận biết ion amoni.

Học sinh hiểu:

- Amoniac có tính bazơ yếu, tính khử mạnh. - Muối amoni dễ bị nhiệt phân.

2. Kĩ năng

- Đề xuất và tiến hành được các thí nghiệm để xác nhận tính chất của NH3. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh để nhận xét, rút ra kết luận về tính chất của NH3. - Viết được các phương trình phản ứng hóa học.

- Giải các bài tập liên quan đến amoni và muối amoni. - Làm việc độc lập, có tinh thần hợp tác trong nhóm.

3. Thái độ

- Có ý thức bảo vệ môi trường sống cho bản thân và cộng đồng. - Say mê, yêu thích khoa học nói chung và hóa học nói riêng.

4. Phát triển năng lực

- Năng lực tự học.

- Năng lực hợp tác, làm việc nhóm.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Năng lực tính toán thông qua các bài tập.

- Năng lực tổng hợp kết quả, thiết kế và trình bày sản phẩm.

B. CHUẨN BỊ

GV:

- Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn, cặp gỗ, ống nhỏ giọt, thau đựng nước.

- Hóa chất thí nghiệm: quỳ tím, dung dịch phenolphthalein, dung dịch: NH3 đặc,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần vô cơ hóa học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 52)