Kết quả của biện pháp 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần vô cơ hóa học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 114)

3.5.3.1. Sổ theo dõi thực hiện nhiệm vụ

Chúng tôi tiến hành tổ chức dạy học dự án làm giấy chỉ thị màu từ một số chất trong tự nhiên như bắp cải tím, hoa trạng nguyên, hoa giấy, hoa dâm bụt,... (xem trang 87 – 89).

Sau khi nhận nhiệm vụ, HS tự phân chia nhóm và tổ chức thực hiện, chúng tôi kiểm tra và thu về sản phẩm của 6 nhóm. Trong 6 mẫu sổ theo dõi dự án thu về, chúng tôi minh họa mẫu sổ của nhóm Challenge – lớp 11B, các nhóm còn lại được lưu trong đĩa CD, số thứ tự 5.

Hình 3.7. Sổ theo dõi dự án của HS

Nhận xét: HS tích cực, chủ động, tự lực thực hiện dự án với sự hỗ trợ của GV và Ban giám hiệu nhà trường. GV theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện, tính khả thi của các phương án đề xuất, các nội dung được lưu lại trong sổ theo dõi và nộp lại cho GV vào cuối dự án.

Hình 3.8. HS thực hiện dự án

3.5.3.2. Sản phẩm của các nhiệm vụ học tập

GV tổ chức cho HS công bố sản phẩm dự án vào giờ học. Các nhóm HS lần lượt trình bày sản phẩm dự án của mình, các nhóm khác theo dõi, đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề quan tâm.

Hình 3.9. HS thuyết trình tại lớp

Chúng tôi đăng ký tham gia cuộc thi “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin cấp thành phố 2017 – 2018” do Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM tổ chức. HS của Chúng tôi trưng bày và thuyết trình về dự án “STEAM – Khơi dậy đam mê khoa học” ở chung kết cuộc thi vào ngày 20.01.2017 tại trường Đại học Rmit với sản phẩm là các mẫu giấy chỉ thị và thang đo màu của bắp cải tím, hoa trạng nguyên, hoa giấy, hoa dâm bụt, hoa hồng,… và nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực cũng như các đóng góp hữu ích từ Ban giám khảo, các thầy cô trường bạn giúp chúng tôi có thêm niềm tin, động lực tiếp tục theo đuổi và hoàn thiện dự án.

Hình 3.10. Giấy chứng nhận tham gia chung kết cuộc thi “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng CNTT cấp thành phố” năm học 2017 – 2018

Hình 3.11. Sản phẩm của dự án

Song hành với dự án trên, chúng tôi cũng tổ chức cho HS các lớp thực nghiệm thực hiện một số dự án, ngoại khóa của CLB Hóa học như:

+ Tham gia cuộc thi “Nuôi tinh thể – Ươm mầm khoa học Việt Nam” do ĐHSP Hà Nội tổ chức với nội dung nuôi đơn tinh thể từ các loại muối như KAl(SO4)2.12H2O, CuSO4,… và vinh dự được 1 giải nhất và 1 giải ba.

+ Cuộc thi nuôi giấm sáng tạo “Giấm – Người bạn của sức khỏe và sắc đẹp”

của CLB Hóa học với nội dung nuôi con giấm tại nhà từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau như chuối, táo, dừa, thơm, trà Lipton,….

Hình 3.13. Một số dự án song hành khác

3.5.4. Đánh giá về mặt định tính

3.5.4.1. Ý kiến của giáo viên dạy thực nghiệm

Qua trao đổi với các GV thực nghiệm, chúng tôi nhận được các thông tin phản hồi sau:

Cô Cao Thị Minh Huyền (THPT Nguyễn Hữu Huân – 8 năm kinh nghiệm)

- TLTH được thiết kế bám sát các nội dung SGK, có nhiều câu hỏi thực tế gây tò mò nơi HS, kích thích HS tìm kiếm tài liệu và vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề.

- HS hứng thú, thoải mái khi tham gia các nhiệm vụ như thiết kế poster, sơ đồ tư duy, được tự do thể hiện ý tưởng, sự sáng tạo của bản thân, từ đó giờ học cũng trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn.

- HS tự lực thực hiện dự án, khơi dậy tiềm lực của mỗi cá nhân, phát huy tinh thần làm việc nhóm, thuyết trình,...Qua đó, HS trở nên năng động và tích cực hơn.

Thầy Hồ Văn Kiên (THPT Thủ Đức – 6 năm kinh nghiệm)

- Ý tưởng nhiệm vụ hay, hấp dẫn, dễ áp dụng được cho HS trong dạy học hay tổ chức ngoại khóa.

- HS hứng thú tìm hiểu các câu hỏi thực tế, từ đó dành sự quan tâm và thời gian đầu tư cho môn Hóa hơn.

Bên cạnh đó, các GV dạy thực nghiệm cũng đóng góp một số ý kiến sau:

- Nên bổ sung thêm một số “Tư liệu đọc thêm” liên quan đến bài học và một số địa chỉ trang web để HS tìm kiếm hình ảnh, clip thí nghiệm mà mình quan tâm.

- Phần bài tập cần cập nhật các câu trong đề thi Đại học – Cao đẳng của các năm để HS có thể tự rèn luyện kĩ năng làm bài tập.

- Bổ sung thêm vài ý tưởng thực hiện nhiệm vụ để tư liệu trở nên phong phú và đa dạng hơn.

3.5.4.2. Ý kiến của học sinh tham gia thực nghiệm

Sau thực nghiệm, chúng tôi tiến hành dùng phiếu tham khảo ý kiến của HS tham gia thực nghiệm để đánh giá về các biện pháp phát triển NLTH cho HS thì kết quả thu được khá tích cực và khả quan.

Chúng tôi đã tổ chức cho 3 lớp thực nghiệm (tổng số phiếu thu được lại là 79) tự đánh giá hoạt động tự học bằng công cụ đánh giá NLTH do chúng tôi thiết kế.

Để đánh giá chúng tôi sử dụng thang định khoảng (4 khoảng) và được mã hóa như sau:

Mức 1: X từ 1 → 2: Yếu

Mức 2: X từ 2 → 3: Trung bình Mức 3: X từ 3 → 3.5: Khá Mức 4: X từ 3.5 → 4: Tốt

Bảng 3.13. Đánh giá của HS về các biện pháp phát triển NLTH

Ý kiến Điểm TB

1 2 3 4

1. Câu hỏi thực tế, thực tiễn trong bài học có giúp em hứng thú tìm tòi thêm thông tin liên quan đến bài học không?

2. Tài liệu hướng dẫn soạn bài mới, trả lời các câu hỏi có giúp em trong việc ghi chép và trình bày vấn đề không?

0 5 45 29 3.30

3. Các nhiệm vụ học tập hoặc đề tài nghiên cứu nhỏ có giúp em biết cách khai thác, xử lý thông tin từ các nguồn tư liệu không?

1 0 41 37 3.43

4. Các nhiệm vụ học tập hoặc đề tài nghiên cứu nhỏ có giúp em phát hiện vấn đề, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề không?

0 0 56 23 3.29

5. Các nhiệm vụ học tập hoặc đề tài nghiên cứu nhỏ có giúp em trong việc ghi chép, báo cáo và trình bày vấn đề không?

0 22 41 16 2.92

Nhận xét: Đa số HS đều đánh giá tác động của hai biện pháp đến quá trình tự học của HS ở mức khá. Điều đó cũng phần nào tạo động lực cho chúng tôi tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận, hoàn thiện hai biện pháp trên và đề xuất một số biện pháp khác để nâng cao quá trình tự học của HS, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học.

Tiểu kết chương 3

- Chúng tôi đã TNSP có sự tham gia của 5 cặp lớp TN – ĐC (148 học sinh TN và 153 học sinh ĐC) với 2 giáo án dạy thực nghiệm sử dụng các TLTH và nhiệm vụ học tập.

- Phân tích kết quả TNSP cho thấy HS đón nhận, sử dụng các TLTH hứng thú, có hiệu quả. HS điền đầy đủ vào TLTH, sôi nổi trong các giờ học. Điểm kiểm tra sau TNSP của các HS lớp TN tốt hơn khẳng định vai trò của tự học, tác dụng của những TLTH chúng tôi biên soạn.

- HS tự tổ chức chia nhóm, thực hiện nhiệm vụ (các bài tập nhỏ) do GV đề xuất như: sơ đồ tư duy, PowerPoint, poster, dự án,…Tính tự lực, chủ động, NLTH của HS đã giúp chúng tôi tự tin tham gia các ngoại khóa của trường, các cuộc thi trong ngành giáo dục và đạt được những kết quả khích lệ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Hệ thống hóa, làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận liên quan đến tự học, NLTH bao gồm: khái niệm tự học, năng lực tự học, cấu trúc của NL và NLTH, quá trình dạy tự học, chu trình dạy tự học và các hình thức đánh giá NLTH.

- Lấy ý kiến đóng góp của 32 GV và 258 HS cho thấy khả năng tự học của HS ở một số trường THPT hiện nay còn hạn chế. Mặc dù GV hiểu rõ sự cần thiết của NLTH nhưng vẫn hoay loay, chần chừ vì chưa tìm ra biện pháp phù hợp với thời gian, điều kiện của HS mà vẫn đáp ứng được yêu cầu thi cử hiện nay.

- Từ đó, chúng tôi đã đề xuất 2 biện pháp phát triển NLTH cho HS trong dạy học hóa học lớp 11 gồm:

+ Biện pháp 1: Thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học.

+ Biện pháp 2: Giao nhiệm vụ học tập để kích thích động cơ tự học của HS. - Chúng tôi đã thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học “Chương 2: Nitơ – Photpho” và “Chương 3: Cacbon – Silic” và 2 giáo án trong đó đã được TNSP là “Bài 8: Amoniac – Muối amoni” và “Bài 9: Axit nitric – Muối nitrat”.

- Chúng tôi đề xuất giao nhiệm vụ học tập sát với chương trình Hóa học vô cơ lớp 11 THPT (sơ đồ tư duy, pster, bài báo, dự án,…) để HS tự lực tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả.

- Chúng tôi đã thiết kế 2 công cụ dùng để đánh giá NLTH của HS và các hoạt động ngoại khóa thực hiện nhiệm vụ được giao đó là phiếu đánh giá quá trình (bao gồm phiếu đánh giá theo tiêu chí, phiếu điều tra sau giờ học), hồ sơ học tập (sổ theo dõi dự án).

- Qua kết quả nghiên cứu cho thấy những biện pháp mà chúng tôi đề xuất và vận dụng vào các bài dạy TN là khả thi và hiệu quả, có thể áp dụng vào thực tiễn giảng dạy hóa học lớp 11 để phát triển NLTH cho HS.

2. Kiến nghị

- Chúng tôi mong muốn các trường tạo những điều kiện về thời gian và tổ chức các phong trào hoạt động học tập kết hợp với ngoại khóa, công tác Đoàn đội. Và chúng tôi cũng rất mong muốn GV lưu ý nhiều hơn đến hoạt động tự học của HS trong cả 3 khâu của chu trình tự học: trước, trong và sau giờ lên lớp để có thể nâng cao tính chủ động và tự học của HS.

- Mỗi người GV cần là một tấm gương sáng trong tự học cho HS noi theo, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức và năng lực chuyên môn của bản thân.

- Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy và học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực nơi HS, quan tâm chú trọng phát triển các NL học tập đặc biệt là NLTH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu (2008), Tự học của sinh viên, Nxb Giáo dục.

2. Hoàng Hòa Bình (2015), “Năng lực và đánh giá theo năng lực”, Tạp chí Khoa học ĐHSP. TpHCM, 71(6), tr.21-32.

3. Nguyễn Lăng Bình (2007), Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

4. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, Trường ĐHSP Tp. HCM.

5. Trịnh Văn Biều (2010), Các phương pháp dạy học tích cực, Trường ĐHSP Tp. HCM.

6. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 trung học phổ thông môn Hóa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2008), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn hóa học lớp 11 chương trình chuẩn, Nxb Giáo dục.

8. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

9. Mai Thị Yến Dung (2015), Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Tp. HCM. 10. Bùi Thị Minh Dương (2012), Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học

hóa học lớp 11 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Tp. HCM. 11. Nguyễn Hữu Đĩnh, Đặng Thị Oanh, Đặng Xuân Thư (2008), Dạy và học hóa học

11 theo hướng đổi mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Phụng Hiếu (2012), Thiết kế và sử dụng tài liệu hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP HCM.

13. Võ Sỹ Hiện (2012), Thiết kế tài liệu tự học phần hóa học hữu cơ lớp 11 dùng cho học sinh khá giỏi, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Tp. HCM.

14. Mai Văn Hưng (2013), Bàn về năng lực chung và chuẩn đầu ra về năng lực, Nxb ĐHQG Hà Nội.

15. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm, Nxb Giáo dục.

16. Nguyễn Kỳ (1998), Quá trình dạy –Tự học, Sách Tự học, tự đào tạo – tư tưởng phát triển giáo dục Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu & phát triển tự học, Nxb Giáo dục.

17. Trịnh Quốc Lập (2008), “Phát triển năng lực tự học trong hoàn cảnh Việt Nam”,

Tạp chí Trường Đại học Cần Thơ, (10), tr.169-176.

18. Phan Trọng Luận (1998), “Tự học – một chìa khóa vàng của giáo dục”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, (2).

19. Nguyễn Thị Ngọc Mai (2012), Thiết kế tài liệu tự học môn Hóa học lớp 10 THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP HCM.

20. N.A. Rubakin (1973), Tự học như thế nào, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Ngà (2011), Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun phần kiến thức cơ sở hóa học chung- chương trình THPT chuyên hóa học góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội.

22. Nguyễn Ngọc Nguyên (2010), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo modun nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học 11, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Tp.HCM.

23. Hoàng Nhâm (2004), Hóa học vô cơ, tập hai, Nxb Giáo dục.

24. Trượng Đình Vĩnh Nhân (2015), Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Hóa học lớp 10 Trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Tp. HCM.

25. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2015), Phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông, ĐHSP Hà Nội.

26. Đặng Thị Oanh, Dương Huy Cẩn (2007), “Tổ chức seminar theo tài liệu tự học có hướng dẫn nhằm tăng cường tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên”, Tạp chí Giáo dục, (135), tr.19-24.

27. Trịnh Lê Hồng Phương (2014), “Xác định hệ thống các năng lực học tập cơ bản trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông chuyên”, Tạp chí khoa học ĐHSP Tp. HCM, (59), tr.109-123.

28. Lê Thị Kim Thoa (2009), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học gắn với thực tiễn dùng trong dạy học hóa học ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Tp.HCM.

29. Đỗ Hương Trà (2011), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

30. Đỗ Hương Trà (2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, Quyển 1 Khoa học tự nhiên, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

31. Thái Duy Tuyên (2003), “Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh”, Tạp chí Giáo dục, (74).

32. Thái Duy Tuyên (2003), Dạy tự học cho sinh viên trong các nhà trường Cao đẳng Đại học chuyên nghiệp, Chuyên đề Phương pháp dạy học cho học viên Cao học, ĐH Huế.

33. Thái Duy Tuyên (2008), “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới”, Tạp chí Giáo dục, (74).

34. Nguyễn Xuân Trường (2013), Hóa học 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

35. Nguyễn Xuân Trường (2013), Bài tập hóa học 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

36. Nguyễn Xuân Trường (2014), Sách giáo viên hóa học 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 37. Nguyễn Cảnh Toàn (1998), Quá trình dạy – tự học, Nxb Giáo dục.

38. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Tự giáo dục tự học tự nghiên cứu, Tuyển tập tác phẩm tập 2, Trường ĐHSP Hà Nội, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây. 39. Nguyễn Cảnh Toàn (2004), Học và dạy cách học, Nxb ĐHSP Hà Nội.

40. https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/T%E1%BB%B1_h%E1%BB%8Dc_c%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần vô cơ hóa học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 114)