Thực trạng việc phát triển năng lực và năng lực tự học cho học sinh ở một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần vô cơ hóa học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 38)

trường THPT hiện nay

1.6.1. Mục đích điều tra

Tìm hiểu thực trạng hoạt động tự học và rèn luyện các kĩ năng tự học bộ môn hóa học của HS ở trường THPT.

1.6.2. Đối tượng điều tra

Chúng tôi tiến hành tham khảo ý kiến của 32 GV bộ môn Hóa học ở các trường THPT và các học viên cao học chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học môn Hóa học thuộc trường ĐHSP. TpHCM khóa 26 và 27.

Đối với các GV ở xa, chúng tôi gửi phiếu khảo sát trực tuyến.

Bảng 1.1. Số GV các trường THPT được tham khảo ý kiến

STT Tên trường Số GV

1 THPT Nguyễn Thượng Hiền 01

2 THPT Lê Hồng Phong 01

3 THPT Trung Lập 01

4 THCS – THPT Diên Hồng 01

5 THPT Vũng Tàu 01

6 THPT Gia Định 01

7 THCS – THPT Bình Long 01

8 THPT Nguyễn Thị Định 01

9 THPT Nguyễn Hữu Huân 08

10 THPT Thủ Đức 06

11 Học viên khóa 26 và khóa 27 12

- Chúng tôi cũng tiến hành lấy ý kiến của 262 HS tham gia thực nghiệm ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 1.2. Số HS các trường được tham khảo ý kiến

STT Tên trường Số HS

1 THPT Nguyễn Hữu Huân 157

2 THPT Thủ Đức 105

1.6.3. Nội dung điều tra

Chúng tôi tiến hành nội dung điều tra theo 2 phiếu: phiếu điều tra GV và phiếu điều tra HS (phụ lục 1 và 2)

Trong phiếu điều tra chúng tôi sử dụng 7 câu hỏi về các vấn đề:

- Tìm hiểu quan niệm của GV và HS về tự học: vai trò tự học, khả năng tự học của HS, những khó khăn của HS trong việc tự học.

- Tìm hiểu các hoạt động HS dùng trong tự học.

- Tìm hiểu các biện pháp hướng dẫn HS tự học của GV. - Tìm hiểu về thời gian và cách tự học của HS.

1.6.4. Kết quả điều tra

Về số lượng phiếu tham khảo ý kiến

Bảng 1.3. Số lượng phiếu tham khảo ý kiến HS

Đối tượng điều tra Số phiếu phát ra Số phiếu thu vào Tỉ lệ

Học sinh 262 258 98.47%

Giáo viên 37 32 86.49%

Nhận thức về vấn đề tự học

Chúng tôi tìm hiểu các vấn đề liên quan đến nhận thức của HS về vấn đề tự học như vai trò và lý do phải tự học, thời gian và các hình thức học tập để đạt kết quả tốt.

Bảng 1.4. Mức độ quan trọng của việc HS tự học

Ý kiến Lựa chọn của GV Lựa chọn của HS

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

1. Rất quan trọng 30 93.75 187 72.48

2. Quan trọng 2 6.25 59 22.87 3. Bình thường 0 0 10 3.88 4. Không quan trọng 0 0 2 0.77

Nhận xét: Qua kết quả điều tra cho thấy GV và HS đều nhận thấy tầm quan trọng của việc tự học (trên 90%), rất ít học sinh cho rằng việc việc phát triển NLTH là bình thường hoặc không quan trọng. Điều đó cho thấy vai trò của tự học là rất quan trọng trong quá trình nhận biết và tiếp thu kiến thức của người học.

Bảng 1.5. Thời gian HS dành cho việc tự học môn hóa học

Ý kiến Lựa chọn

Số lượng Tỉ lệ %

1. Dưới 1 tiếng/ tuần. 34 13.18 2. 1 – 2 tiếng/ tuần. 21 8.14 3. 3 – 4 tiếng/ tuần. 37 14.34 4. Trên 4 tiếng/ tuần. 5 1.94 5. Không cố định 161 62.40

Nhận xét: HS phần lớn cho rằng thời gian tự học trong tuần không cố định, mang tính tùy hứng, tùy vào thời điểm (kiểm tra, thi cử,…) hoặc lượng bài tập, nhiệm vụ học tập được giao trong tuần (62.40%).

Bảng 1.6. Hoạt động được HS quan tâm để đạt kết quả học tập tốt

Ý kiến Lựa chọn

Số lượng Tỉ lệ %

1. Việc học tập chính khóa trên lớp. 38 14.73

2. Việc học phụ đạo hoặc bồi dưỡng tại trường. 61 23.64 3. Việc học thêm tại trung tâm (hoặc nhà giáo viên). 97 37.60

4. Việc tự học ở nhà dưới sự hướng dẫn của thầy cô. 62 24.03

Nhận xét: Một ít HS cho rằng việc học tập chính khóa trên lớp là đủ (14.73%)

hoặc tự tin để tự học tại nhà dưới sự hướng dẫn của thầy cô, vì thế đa số HS đều đầu tư thời gian vào việc học thêm tại trung tâm hay nhà của GV (37.60%).

Bảng 1.7. Lý do phải tự học

Ý kiến Lựa chọn của GV Lựa chọn của HS

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

1. Để hiểu bài trên lớp kĩ hơn. 20 62.50 248 96.12

2. Để nhớ bài lâu hơn. 11 34.34 157 60.85 3. Rèn luyện khả năng tư duy logic. 14 43.75 65 25.19 4. Nâng cao, mở rộng vốn kiến thức của bản

thân. 25 78.13 137 53.10

5. Rèn luyện thói quen tự học và tự nghiên

cứu suốt đời. 31 96.88 183 70.93 6. Để đạt kết quả cao trong các kì kiểm tra,

kì thi. 16 50 205 79.46

Nhận xét: Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy GV đều cho rằng việc tự học tốt sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển NL và thói quen tự học, tự nghiên cứu suốt đời (96.88%), đồng thời nâng cao và mở rộng vốn kiến thức của bản thân (78.13%). Còn khảo sát của HS lại cho rằng mục đích chính của tự học là để nắm bài trên lớp kĩ hơn

(96.12%). Điều đó cho thấy HS chưa nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của tự học, dẫn đến thời gian và công sức đầu tư cho tự học chưa nhiều.

Hoạt động tự học của HS

Qua tìm hiểu về các hoạt động HS thường thực hiện để tự học, chúng tôi thu được kết quả trong bảng 1.8.

Bảng 1.8. Công việc HS thực hiện trong tự học

Ý kiến

Lựa chọn

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hầu như không SL % SL % SL % 1. Xây dựng kế hoạch học tập cụ

thể. 11 4.26 169 65.50 78 30.23 2. Soạn bài trước ở nhà theo yêu

cầu của GV hướng dẫn. 174 67.44 61 23.64 23 8.91 3. Ghi chép nội dung học tập cẩn

thận. 56 21.71 137 53.10 65 25.19 4. Trao đổi những điều chưa biết

với GV hoặc bạn bè. 145 56.20 76 29.46 37 14.34 5. Thường xuyên ôn tập, luyện

tập kiến thức đã học. 34 13.18 103 39.92 121 46.90 6. Đọc thêm sách, tài liệu tham

khảo, tra cứu trên internet. 65 25.19 178 68.99 15 5.81 7. Vận dụng kiến thức đã học vào

thực tiễn. 49 18.99 122 47.29 87 33.72 8. Tự kiểm tra và đánh giá kết

quả học tập. 82 31.78 87 33.72 89 34.50

Nhận xét: Các hoạt động tự học của HS được thực hiện chưa thường xuyên và chưa đạt hiệu quả. Đa số HS chỉ soạn bài khi có yêu cầu của GV (67.44%) hoặc trao đổi những điều chưa biết với GV hoặc bạn bè (56.20%). Rất ít HS biết tự thường xuyên ôn tập, luyện tập kiến thức đã học (46.90%), biết tự kiểm tra và đánh giá kết quả

học tập (34.50%). Điều này cũng khá phù hợp với kết quả thăm dò ý kiến dưới đây về khả năng tự học của HS (bảng 1.9).

Bảng 1.9. Khả năng tự học môn Hóa học hiện nay của HS

Ý kiến Lựa chọn của GV Lựa chọn của HS

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

1. Rất tốt 0 0 25 9.54

2. Tốt 1 3.12 102 38.93

3. Bình thường 3 9.38 86 32.82 4. Chưa tốt 28 87.50 39 14.89

Nhận xét: GV qua khảo sát phần lớn đều quan sát thấy tự học hiện nay ở HS chưa tốt (87.50%) nhưng HS lại cho rằng khả năng tự học của bản thân lại ở mức tốt (38.93%). Nguyên nhân là do mức đạt chuẩn của GV và HS khác nhau. Chính vì lý do đó, GV cần nghiên cứu thêm về các biện pháp có thể áp dụng để khai thác hết khả năng tự học tiềm ẩn trong mỗi HS cũng như tìm hiểu những khó khăn HS thường gặp trong quá trình tự học để giúp đỡ và hỗ trợ kịp thời (bảng 1.10).

Bảng 1.10. Những khó khăn của HS trong quá trình tự học

Ý kiến Lựa chọn của GV Lựa chọn của HS

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

1. Kiến thức rộng, có nhiều nội dung khó. 18 56.25 196 75.97 2. Thiếu sự hướng dẫn khi gặp khó khăn. 16 50.00 158 61.24 3. Thiếu tài liệu học tập, tham khảo. 11 34.38 213 82.56 4. Thiếu thời gian. 16 50.00 217 84.11 5. Thiếu tính kiên trì, tự giác. 21 65.63 205 79.46 6. Thiếu kĩ năng làm việc độc lập. 21 65.63 145 56.20 7. Chưa được trang bị phương pháp tự học

cần thiết. 22 68.75 181 70.16

8. Thiếu động cơ học tập. 12 37.50 220 85.27

Nhận xét: GV nhận thấy khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến tự học của HS không được trang bị phương pháp tự học hiệu quả (68.75%), lại thiếu tính kiên trì, tự giác và

kĩ năng làm việc độc lập (65.63%). Còn HS thì lại nhận thấy bản thân thiếu động cơ học tập (85.27%) nên không thể kiên trì theo đuổi tự học. Ngoài ra, do thời gian học chính khóa trên lớp và trong lớp học thêm, phụ đạo, bồi dưỡng quá nhiều (84.11%) dẫn đến thời gian tự học ít và không chất lượng, khi gặp khó khăn lại thiếu sự hướng dẫn, thiếu tài liệu tham khảo.

Về phát triển NLTH cho HS

Theo khảo sát của chúng tôi, NLTH có một số biểu hiện sau:

Bảng 1.11. Biểu hiện của NLTH

Ý kiến Lựa chọn

Số lượng Tỉ lệ %

1. Biết lập kế hoạch hoạch học tập chung hoặc kế

hoạch thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. 20 62.50 2. Biết khai thác, xử lý thông tin từ các nguồn tư liệu. 11 34.38

3. Biết vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề

thực tiễn. 14 43.75

4. Biết so sánh, khái quát, hệ thống hóa các kiến thức

đã học. 16 50.00

5. Biết phát hiện và giải quyết vấn đề 30 93.75

6. Luôn hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao 18 56.25

Nhận xét: Đa số GV cho rằng biểu hiện cụ thể nhất của NLTH ở HS là khả năng biết phát hiện và giải quyết vấn đề (93.75%) và biết lập kế hoạch hoạch học tập chung hoặc kế hoạch thực hiện một nhiệm vụ cụ thể (62.50%), còn biểu hiện biết khai thác, xử lý thông tin từ các nguồn tư liệu chiếm tỉ lệ thấp nhất (34.38%). Qua kết quả khảo sát này, chúng tôi có cái nhìn khát quát hơn về các biểu hiện của NLTH, làm cơ sở để nghiên cứu đề xuất các biện pháp và thang đo NLTH ở HS (bảng 1.12).

Bảng 1.12. Các hoạt động rèn luyện NLTH cho HS của GV Ý kiến Lựa chọn Tính khả thi Thường xuyên Thỉnh thoảng Hầu như không SL % SL % SL % SL % 1. Hướng dẫn HS lập kế hoạch

học tập cụ thể. 25 78.13 5 15.63 18 56.25 9 28.13 2. Chú trọng rèn luyện cho HS

các kỹ năng học tập như: phát hiện và giải quyết vấn đề, đọc hiểu, xử lý và ghi chép thông tin.

28 87.50 23 71.88 8 25.00 1 3.13

3. Biên soạn và sử dụng tài liệu

hỗ trợ học sinh tự học. 28 87.50 14 43.75 12 37.50 6 18.75

4. Hướng dẫn HS dùng sơ đồ tư duy để tóm tắt các kiến thức đã học trong một bài hoặc một chương.

23 71.88 7 21.88 20 62.50 5 15.63

5. Giao các nhiệm vụ hoặc đề tài nghiên cứu nhỏ cho HS tự tìm tòi, nghiên cứu và báo cáo.

27 84.38 3 9.38 20 62.50 9 28.13

6. Tổ chức cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về vở ghi, kết quả thực hiện nhiệm vụ/ đề tài nghiên cứu.

23 71.88 0 0.00 9 28.13 23 71.88

7. Tổ chức cho HS đưa ra câu hỏi, vấn đề để tranh luận, cùng nhau trao đổi thông tin và giải đáp thắc mắc.

Nhận xét: Hai hình thức được GV thường xuyên đưa vào hướng dẫn HS tự học là biên soạn tài liệu hỗ trợ tự học và chú trọng rèn luyện cho HS các kỹ năng học tập như: phát hiện và giải quyết vấn đề, đọc hiểu, xử lý và ghi chép thông tin (87.50%). Điều này cũng khá phù hợp với việc giảm thiểu thời gian ghi chép bài học, HS biết cách tìm kiếm và chọn lọc thông tin cần thiết, ứng dụng các kiến thức được học vào thực tiễn cuộc sống.

Tuy nhiên việc giao các nhiệm vụ hoặc đề tài nghiên cứu nhỏ cho HS tự tìm tòi, nghiên cứu được GV đánh giá cao (84.38%) nhưng lại chỉ thỉnh thoảng được GV sử dụng để hướng dẫn HS (62.50%), vì có thể theo GV các hình thức này còn mới lạ, khá mất thời gian, đòi hỏi HS phải kiên trì và khả năng tự lực tốt.

Kết quả điều tra trên là cơ sở quan trọng, là định hướng để tác giả nghiên cứu các biện pháp phát triển NLTH cho HS qua dạy học phần Hóa học vô cơ lớp 11 THPT. Đây cũng chính là nội dung nghiên cứu của đề tài được trình bày trong chương 2.

Tiểu kết chương 1

- Tự học có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức và kết quả học tập của người học. Cùng với một số đề tài nghiên cứu trước đây về tự học như thiết kế các công cụ hỗ trợ tự học (e – book, website, tài liệu tự học), chúng tôi cũng mong muốn đóng góp thêm một số biện pháp tăng cường và phát triển NLTH cho HS.

- Chúng tôi đã tìm hiểu về một số xu hướng đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay và một số PPDH tích cực (như dạy học theo chủ đề, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, dạy học dự án), qua đó khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo nơi HS.

- Chúng tôi đã tổng hợp một số khái niệm, quan điểm về tự học như khái niệm và vai trò của tự học, các hình thức tự học đặc biệt là tự học có hướng dẫn, phương pháp tự học, quá trình dạy – tự học, chu trình dạy – tự học. Qua đó thể hiện vai trò của người giáo viên trong việc hướng dẫn HS tự học, quan hệ thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò.

- Chúng tôi đã nêu ra khái niệm và phân tích cấu trúc của năng lực cũng như NLTH, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tự học.

- Giới thiệu một số hình thức dùng trong đánh giá năng lực tự học: đánh giá quá trình (bao gồm đánh giá đồng đẳng, tự đánh giá), đánh giá qua hồ sơ học tập.

- Sau khi tiến hành điều tra khảo sát, thăm dò và thu thập ý kiến của các GV hiện đang giảng dạy tại các trường THPT, chúng tôi nhận thấy khả năng và nhận thức của HS đối với tự học còn thấp, GV quan tâm đến việc trang bị cho HS phương pháp tự học nhưng chưa nhiều. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất lựa chọn hai biện pháp nhằm phát triển NLTH cho HS trong dạy học hóa học vô cơ lớp 11 THPT

1. Thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học: theo kết quả khảo sát cho thấy tính khả thi của biện pháp cao, GV thường xuyên sử dụng nhưng hiệu quả chưa cao.

2. Giao các nhiệm vụ hoặc đề tài nghiên cứu nhỏ cho HS tự tìm tòi, nghiên cứu và báo cáo: khảo sát cho thấy GV đánh giá cao tính khả thi của biện pháp nhưng lại không thường xuyên sử dụng.

Qua đó, thôi thúc chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu và đề xuất cách thực hiện các biện pháp phát triển NLTH cho HS được trình bày ở chương 2.

Chương 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11 THPT 2.1. Phân tích cấu trúc và mục tiêu chương trình hóa vô cơ lớp 11

2.1.1. Cấu trúc chương trình hóa vô cơ lớp 11

Bảng 2.1. Nội dung chương trình hóa học vô cơ lớp 11 ban cơ bản

Bài Tên bài Số tiết

CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI

(4 tiết lý thuyết, 2 tiết luyện tập, 1 tiết thực hành) 7

1 Sự điện li 1

2 Axit, bazơ và muối 1

3 Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ 1

4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li 1

5 Luyện tập: Axit, bazơ và muối

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li 2

6

Bài thực hành 1:

Tính axit – bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần vô cơ hóa học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)