Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần vô cơ hóa học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 87)

2.3.1. Quy trình thực hiện

- GV đưa ra những tiêu chí và nội dung đánh giá rõ ràng, tập trung vào NLTH. - GV gợi ý cho HS những thông tin về nguồn tài liệu để giải quyết tình huống: bài học, bài thực hành, tài liệu, thiết bị và các nguồn tài nguyên.

- GV nêu rõ các tiêu chí đánh giá các năng lực mà các em cần đạt (kiến thức, kỹ năng, thái độ) và giám sát quá trình, giải quyết tình huống.

- GV nêu rõ ràng với học sinh ngay từ đầu về cách thức xếp hạng và phản hồi kết quả (khen thưởng, cách thức cải thiện việc học tập).

- GV tạo cơ hội để HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau bao gồm đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì, đánh giá của GV, HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

2.3.2. Một số bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh

Theo tác giả Nguyễn Lăng Bình trong “Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học” trang 179, đánh giá năng lực thông qua các sản phẩm của hoạt động học và quá trình học tập của học sinh được thực hiện thông qua:

+ Kết quả học tập – thành tích học tập của học sinh. + Khả năng trình bày miệng.

+ Sản phẩm – tài liệu viết (bài luận) – các phiếu học tập. + Hồ sơ học tập.

+ Các bài kiểm tra trên lớp.

+ Các kết quả quan sát trong lớp học.

Đánh giá năng lực của người học, cần đặc biệt nhấn mạnh đến đánh giá quá trình học. Việc đánh giá quá trình học kết hợp với đánh giá kết quả sẽ đem đến những phản hồi tích cực giúp người dạy và người học kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học. Để đánh giá tính hiệu quả, khả thi của các biện pháp phát triển NLTH cần đề xuất xây dựng bộ công cụ nhằm giúp GV – HS kiểm tra, đánh giá.

Chúng tôi xin đề xuất và thiết kế một số công cụ đánh giá như sau:

2.3.2.1. Phiếu đánh giá theo tiêu chí

Phiếu đánh giá theo tiêu chí được thiết kế trên nguyên tắc cụ thể hóa mục tiêu thành các mức độ trên thang đo thông qua biểu hiện của người học trong quá trình thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ học tập.

Quy trình thiết kế

Bước 1: Xác định, mô tả mục tiêu và nhiệm vụ dạy học cụ thể, từ đó phát triển chúng thành hệ thống các chỉ báo đánh giá.

Bước 2: Thiết kế các tiêu chí đánh giá dựa trên biểu hiện của NLTH.

Bước 3: Xây dựng thang đo mức độ biểu hiện của NLTH.

Bước 4: Đối chiếu và xem xét tính tương thích giữa mục tiêu dạy học với các hoạt động hay công cụ đánh giá.

Bước 5: Hiệu chỉnh và đưa vào sử dụng.

Yêu cầu

dàng, không đắn đo, phân vân suy nghĩ.

- Trong từng tiêu chí có các mức độ và điểm số tương ứng cho từng mức độ. - Đánh giá đúng năng lực người học thông qua các biểu hiện cụ thể.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ NHIỆM VỤ GHI CHÉP BÀI HỌC

(dành cho HS tự đánh giá, GV đánh giá HS)

PHIẾU ĐÁNH GIÁ NHIỆM VỤ GHI CHÉP BÀI HỌC

Họ tên người đánh giá: ……… Họ tên người được đánh giá: ……….. Tên bài học: ……….

Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm đánh giá của HS

Điểm đánh giá của GV 1. Nghiên cứu và thu thập

thông tin 2.0

Tham khảo SGK và nguồn tư

liệu GV cung cấp. 1.0 Tham khảo thêm các nguồn tư

liệu khác như bài báo khoa học, tra cứu internet,…

1.0

2. Mức độ hoàn thành phiếu

ghi bài 3.0

Đầy đủ theo các yêu cầu của

GV 1.0

Có bổ sung thêm những thông

tin tìm kiếm được. 1.0 Vận dụng kiến thức để trả lời

được các câu hỏi đặt ra trong tài liệu.

1.0

3. Tính chính xác, khoa học 3.0

Sử dụng từ ngữ, kí hiệu chính

xác, khoa học. 2.0 Sử dụng câu văn rõ ràng, súc

4. Hình thức phiếu ghi bài 2.0

Trình bày rõ ràng, mạch lạc. 1.0 Sạch, đẹp, ít sửa xóa. 1.0

Tổng cộng 10

Đánh giá chung

Tốt (9.0 – 10) □ Khá (8.0 – 8.5) □ Trung bình – Khá (6.5 – 7.5) □

Trung bình (5.0 – 6.0) □ Yếu (dưới 5.0) □

Nhận xét:

………. ……….

Tp. Hồ Chí Minh, ngày ……… tháng ………… năm …………. Chữ kí và tên người đánh giá

PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI TRÌNH CHIẾU POWERPOINT

(dành cho GV đánh giá HS, HS đánh giá lẫn nhau)

PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI TRÌNH CHIẾU POWERPOINT

Nhóm đánh giá: ………. Nhóm được đánh giá: ……… Tên bài học/ Tên nội dung thực hiện: ………

Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm chấm cho nhóm bạn

Điểm đánh giá của GV

1. Cấu trúc 1.5

Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người

xem 0.5

Cấu trúc mạch lạc, logic. 0.5 Nhất quán trong cách trình bày

tiêu đề và nội dung 0.5

2. Nội dung 4.0

Sử dụng thông tin chính xác. 1.0 Có tìm thêm nguồn tài liệu 1.0 Thể hiện được kiến thức cơ

bản, có chọn lọc, xác định được trọng tâm.

1.0

Có sự liên hệ mở rộng kiến

thức. 1.0

3. Hình thức 2.0

Thiết kế sáng tạo, màu sắc nhã

nhặn, sáng sủa…. 0.5 Phông chữ, màu chữ và cỡ chữ

hợp lý. Số lượng slide đúng quy định.

Nhất quán trong cách trình bày

tiêu đề và nội dung. 0.5 Hiệu ứng trình chiếu sinh động,

hấp dẫn. 0.5

4. Thuyết trình 2.5

Trình bày rõ ràng, mạch lạc, có

điểm nhấn, thu hút người nghe. 0.5 Trả lời được hết các câu hỏi

thêm từ phía GV hoặc bạn học. 0.5 Không bị lệ thuộc vào phương

tiện, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa diễn giảng và trình chiếu.

0.5

Xử lý tình huống linh hoạt, tự

tin. 0.5

Phân bố thời gian hợp lý. 0.5

Tổng cộng 10

Đánh giá chung

Tốt (9.0 – 10) □ Khá (8.0 – 8.5) □ Trung bình – Khá (6.5 – 7.5) □

Trung bình (5.0 – 6.0) □ Yếu (dưới 5.0) □

Nhận xét:

………. ……….

Tp. Hồ Chí Minh, ngày ……… tháng ………… năm …………. Chữ kí đại diện nhóm đánh giá

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM HỌC TẬP (poster, bài báo, sơ đồ tư duy,...)

(dành cho GV đánh giá HS, HS đánh giá lẫn nhau)

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM HỌC TẬP

Nhóm đánh giá: ………. Nhóm được đánh giá: ……… Tên bài học/ Tên nội dung thực hiện: ………

Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm chấm cho nhóm bạn

Điểm đánh giá của GV

1. Có hình ảnh trung tâm. 1

2. Kiến thức chính xác, có độ

rộng bao phủ kiến thức. 3

3. Ý tưởng có chứa đựng nhiều

hình ảnh chìa khóa. 2

4. Màu sắc và đường link kết nối giữa các ý hợp lý, chính xác, có sự liên kết với hình ảnh trung tâm.

1

5. Hình thức đẹp, dễ nhìn, sáng

sủa. 1

6. Có sự sáng tạo. 1

7. Có sự liên hệ mở rộng kiến

thức. 1

Tổng cộng 10

Đánh giá chung

Tốt (9.0 – 10) □ Khá (8.0 – 8.5) □ Trung bình – Khá (6.5 – 7.5) □

Yếu (dưới 5.0) □

Nhận xét:

……….

Tp. Hồ Chí Minh, ngày ……… tháng ………… năm …………. Chữ kí đại diện nhóm đánh giá

PHIẾU ĐIỀU TRA SAU TỰ HỌC

(dành cho HS tự đánh giá)

PHIẾU ĐIỀU TRA SAU TỰ HỌC

Họ tên HS: ………

Các em vui lòng điền ngắn gọn các yêu cầu sau vào phiếu:

Sau khi hoàn thành bài: ... 1. Qua đọc và tìm hiểu tài liệu, những kiến thức nào em có thể tự hiểu:

……… ………

2. - Trong giờ học, em tập trung chú ý đoạn nào?

- Những kiến thức nào em được hiểu rõ hơn khi cô và các bạn trao đổi?

……… ………

3. Sau tiết học, em còn muốn hỏi lại hay tìm hiểu gì thêm:

……… ………

4. Em thích những điểm nào trong tài liệu tự học mà em vừa được sử dụng (khoanh tròn đáp án, có thể chọn nhiều đáp án):

a. Thông tin cập nhật, liên hệ thực tế.

c. Khi chuẩn bị bài, em cố gắng tìm hiểu từ nhiều kênh thông tin khác nhau (SGK, mạng internet,...).

d. Em biết được những chỗ chưa hiểu khi chuẩn bị bài và tập trung nghe cô giảng.

e. Dễ ghi chép.

5. Em chưa thích những điểm nào trong tài liệu tự học mà em vừa được sử dụng (khoanh tròn đáp án, có thể chọn nhiều đáp án):

a. Có SGK đủ rồi.

b. Không quen sử dụng.

c. Mất thời gian.

2.3.2.2. Sổ theo dõi dự án

Trong dạy học dự án, sổ theo dõi dự án cũng là một loại hồ sơ học tập giúp GV theo dõi quá trình thực hiện dự án nhằm có được những đánh giá đúng đắn và chính xác về quá trình học tập của HS.

Quy trình thiết kế

Bước 1: GV và HS cùng xây dựng các tiêu chí đánh giá sổ theo dõi dự án về nội dung, hình thức, sắp xếp thông tin,....

Bước 2: Lập sổ theo dõi dự án bao gồm các thông tin thu thập, bài trình bày,…

Bước 3: Đánh giá mục tiêu của dự án cũng như sự tiến bộ thông qua các tiêu chí đã được xây dựng.

Bước 4: Đưa ra những nhận định về việc thực hiện mục tiêu cũng như sự tiến bộ để có những điều chỉnh cần thiết.

SỔ THEO DÕI DỰ ÁN

Tên dự án:GIẤY CHỈ THỊ – ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀO CUỘC SỐNG Tên trường: THPT Nguyễn Hữu Huân

Tên GV: Nguyễn Trần Quỳnh Phương

Nhóm – Tên nhóm: ………

Thời gian: từ ngày ……./……/……. đến ngày từ ngày ……./……/……

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017

1. Phân công nhiệm vụ trong nhóm

STT Tên thành viên Nhiệm vụ Phương tiện Thời gian hoàn thành Sản phẩm dự kiến 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10.

2. Kế hoạch dự án

Tên dự án GIẤY CHỈ THỊ – ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀO

CUỘC SỐNG Lĩnh vực môn học Hóa học

Lý do chọn đề tài dự án

……… ………

Mục tiêu học tập ………

………

Hình thức trình bày kết quả dự án

(Đánh dấu vào ô tương ứng)

PowerPoint Thuyết trình, thảo luận Áp phích/ Tranh vẽ Phỏng vấn

Mô hình Kịch

Video clip Hình thức khác

3. Các ý tưởng ban đầu (sơ đồ tư duy)

4. Phiếu tổng hợp dữ liệu

STT Nội dung câu hỏi Nội dung thông tin Nguồn

1. 2. 3.

5. Biên bản thảo luận

6. Nhìn lại quá trình thực hiện dự án

Nhìn lại quá trình thực hiện dự án (viết tên dự án):

………. 1. Tôi đã học được kiến thức gì?

………..

2. Tôi đã phát triển được những kỹ năng gì?

………..

3. Tôi đã xây dựng được thái độ nào tích cực?

………..

4. Tôi có hài lòng với các kết quả nghiên cứu của dự án không? Vì sao?

………..

5. Tôi đã gặp phải những khó khăn gì khi thực hiện dự án?

………..

6. Tôi đã giải quyết những khó khăn đó như thế nào?

………..

7. Quan hệ của tôi với các thành viên trong nhóm thế nào?

………..

8. Những vấn đề quan trọng khác trong dự án bao gồm…

………..

9. Nhìn chung, tôi thích/ không thích dự án vì…

………..

10. Mức độ hứng thú của tôi đối với phương pháp dạy học theo dự án (4 cấp độ) Không thích □ Bình thường □ Thích □ Rất thích □

7. Phản hồi của GV

Tiểu kết chương 2

Sau khi phân tích chương trình Hóa vô cơ lớp 11 THPT về mục tiêu, thời lượng: Chương 1: Sự điện li 7 tiết

Chương 2: Nitơ – Photpho 11 tiết Chương 3: Cacbon – Silic 5 tiết

Chúng tôi đề xuất 2 biện pháp dạy và học tích cực nhằm phát triển NLTH cho học sinh:

1. Thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học.

2. Giao các nhiệm vụ học tập kích thích động cơ tự học của HS.

Biện pháp 1, chúng tôi thiết kế được 8 bài (5 bài thuộc chương 2 và 3 bài thuộc chương 3). Trong luận văn chúng tôi đã trình bày TLTH của 2 bài là “Amoniac – Muối amoni” và “Axit nitric và muối nitrat” (phụ lục 3), các bài khác được lưu trong đĩa CD. Trong mỗi bài, chúng tôi đều thiết kế theo 3 giai đoạn: trước giờ học (tài liệu nghiên cứu trước ở nhà), trong giờ học (giáo án), hoàn thiện – đánh giá (tài liệu hỗ trợ sau tự học, phiếu đánh giá).

Biện pháp 2, chúng tôi đề xuất 10 ý tưởng thiết kế nhiệm vụ học tập. Qua đó, GV có thể sử dụng trong giảng dạy, tổ chức ngoại khóa thông qua các hình thức như:

1. Thiết kế sơ đồ tư duy. 2. Làm poster, bài báo. 3. Dự án.

Ngoài ra, chúng tôi thiết kế một số bộ công cụ đánh giá NLTH của HS như: 1. Phiếu đánh giá theo tiêu chí (bao gồm phiếu đánh giá nhiệm vụ ghi chép bài

học, đánh giá các sản phẩm học tập, bài trình chiếu Powerpoint). 2. Phiếu điều tra sau giờ học.

3. Sổ theo dõi dự án.

Chúng tôi đã đưa 2 biện pháp trên vào giáo án thực nghiệm cụ thể, tổ chức TNSP nhằm đánh giá tính khả thi của biện pháp.

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm (TNSP) được tiến hành nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh phần hóa học vô cơ lớp 11 được thiết kế trong chương 2 và việc áp dụng các biện pháp này trong quá trình dạy học hóa học cho HS lớp 11 THPT.

3.2. Nội dung thực nghiệm

- Áp dụng hai biện pháp đã đề xuất vào trong việc dạy và học một số bài học, thực hiện nhiệm vụ học tập thích hợp trong chương trình Hóa học lớp 11 THPT.

- Sử dụng bộ công cụ đánh giá đã thiết kế để đánh giá năng lực tự học của nhóm thực nghiệm (TN) và nhóm đối chứng (ĐC).

3.3. Đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi đã chọn 5 cặp lớp có trình độ kiến thức và số lượng tương đương nhau ở một số trường khác nhau tại TPHCM để tiến hành thực nghiệm. Dưới đây là bảng thông tin liên quan đến đối tượng thực nghiệm.

Bảng 3.1. Danh sách các lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC)

STT Trường THPT Lớp TN Lớp ĐC GV thực nghiệm

Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số

1 THPT Nguyễn

Hữu Huân 11B 33 11A3 38

Nguyễn Trần Quỳnh Phương

2 THPT Nguyễn

Hữu Huân 11CT 23 11CL 24

Nguyễn Trần Quỳnh Phương

3 THPT Nguyễn

Hữu Huân 11D3 34 11A6 33 Cao Thị Minh Huyền 4 THPT Thủ Đức 11C10 29 11A5 35 Hồ Văn Kiên 5 THPT Thủ Đức 11C3 29 11C5 28 Phan Thị Ngọc Tiên

3.4. Tiến hành thực nghiệm 3.4.1. Chuẩn bị thực nghiệm 3.4.1. Chuẩn bị thực nghiệm

Ở mỗi trường, GV thực nghiệm chọn ra cặp lớp TN và ĐC có trình độ tương đương nhau (dựa vào điểm trung bình môn Hóa học năm học trước).

Thảo luận và trao đổi với GV thực nghiệm về một số vấn đề:

- Nhận xét của GV về các lớp TN và đối chứng đã chọn: kết quả năm học trước, tinh thần học tập, khả năng chuẩn bị bài và nắm bắt bài học, năng lực tự học của các em,…

- Phương pháp dạy học và cách thức tổ chức lớp học ở mỗi cặp lớp.

- Hướng dẫn cách tiến hành các biện pháp nhằm phát triển năng lực tự học cho HS.

- Phương pháp kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả của thực nghiệm.

3.4.2. Tiến hành giảng dạy và thu thập kết quả

3.4.2.1. Tiến hành dạy thực nghiệm

- Nhóm TN: GV phát tài liệu hỗ trợ học tập và tổ chức các hoạt động để HS hoạt động tích cực, tự học.

- Nhóm ĐC: GV dạy học như bình thường.

3.4.2.2. Kiểm tra

- Về mặt định lượng: Chúng tôi thực hiện 2 bài kiểm tra định kì (có 1 bài kiểm tra 15 phút và 1 bài kiểm tra 45 phút) trong phần hóa vô cơ lớp 11 ban cơ bản.

- Về mặt định tính: Tiến hành thăm dò ý kiến của GV và HS về vấn đề tự học và đánh giá về tính khả thi, hiệu quả của tài liệu hỗ trợ và các hoạt động tổ chức nhằm phát triển năng lực tự học cho HS.

3.4.2.3. Trao đổi với GV sau thực nghiệm

Sau khi GV đã tiến hành dạy xong tại các lớp TN và lớp ĐC, chúng tôi đã gặp trực tiếp GV và cùng trao đổi về một số vấn đề sau:

- Nội dung, hình thức của tài liệu hỗ trợ tự học.

- Sản phẩm đạt được khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Giáo án và giờ học thực nghiệm.

- Thái độ, tinh thần học tập của HS ở các lớp TN và ĐC.

- Những khó khăn trong quá trình thực hiện các biện pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần vô cơ hóa học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)