Nội dung chương trình đào tạo ngành thanh nhạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường cao đẳng văn hóa nghệ cần thơ (Trang 38)

Nội dung đào tạo là văn bản pháp quy được luật giáo dục quy định trên cơ sở định hướng chương trình khung. Các đơn vị đào tạo căn cứ vào đây để xác định nội dung cho các chuyên ngành cụ thể của trường. Luật giáo dục quy định “Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá đối với mỗi môn học và ngành học, trình độ đào tạo; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa các trình độ và với các chương trình đào tạo khác” (Điều 36 luật giáo dục 2012). Chương trình khung đào tạo đại học ban hành theo thông tư số 07/2015/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học.

Cấu trúc chương trình đào tạo bao gồm: (1) Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung; Mục tiêu cụ thể (Kiến thức, kỹ năng, thái độ); (2) Thời gian đào tạo; (3) Đối tượng tuyển sinh; (4) Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp; (5) Thang điểm; (6) Nội dung chương trình: Khối lượng kiến thức toàn khóa; Cấu trúc chương trình đào tạo (Kiến thức GD đại cương, GD chuyên nghiệp, Tốt nghiệp); Nội dung chương trình chi tiết; (7) Kế hoạch giảng dạy; (8) Hướng dẫn thực hiện chương trình.

Căn cứ vào quy định mang tính pháp lý trên đây trường Cao đăng Văn hóa Nghệ thuật xây dựng kế hoạch chương trình đào tạo phù hợp với năng lực của trường. Trong đó chương trình đào tạo thanh nhạc bao gồm;

- Khối lượng kiết thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế. - Cấu trúc kiến thức chương trình đào tạo.

- Kiến thức giáo dục đại cương - Kiến thức giáo dục chuyên ngành

Khi xây dựng chương trình phải có sự tham gia của các GV, các cán bộ quản lý, đại diện các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng theo quy định. CTĐT phải có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách có hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của trình độ đào tạo đại học và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của ngành giáo dục [15]. Quản lý CTĐT

hướng đến mục tiêu đảm bảo các chương trình được thiết kế và thực hiện trọn vẹn với chất lượng và hiệu quả cao nhất trong điều kiện cụ thể của từng trường.

+ Khối kiến thức đại cương bao gồm các kiến thức về chính trị, xã hội, năng lực ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng mềm.

+ Khối kiến thức chuyên nghiệp bao gồm các kiến thức cơ sở khối ngành, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành.

Cụ thể như sau:

STT HỌC PHẦN / MÔN HỌC Trang

A KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

I Khoa học xã hội và nhân văn

1 Cơ sở văn hóa Việt Nam 6

2 Tâm lý học đại cương 14

3 Mỹ học đại cương 21

4 Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam 28

5 Tiếng Việt thực hành 33

6 Xã hội học đại cương 39

B KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

I Kiến thức cơ sở ngành

1 Lý thuyết âm nhạc 45

2 Lịch sử âm nhạc Thế Giới 51

3 Lịch sử âm nhạc Việt Nam 54

4 Hòa âm 1 59

5 Hòa âm 2 64

7 Phân tích tác phẩm 2 77

8 Hóa trang 82

9 Tin học chuyên ngành 87

II Kiến thức chuyên ngành

1 Thanh nhạc 1 91

2 Thanh nhạc 2 94

3 Thanh nhạc 3 97

4 Thanh nhạc 4 100

STT HỌC PHẦN / MÔN HỌC Trang

5 Thanh nhạc 5 103 6 Thanh nhạc 6 106 7 Ký xướng âm 1 109 8 Ký xướng âm 2 116 9 Ký xướng âm 3 123 10 Ký xướng âm 4 129 11 Ký xướng âm 5 135 12 Nhạc cụ phổ thông 1 142 13 Nhạc cụ phổ thông 2 149 14 Hợp xướng 156

15 Kỹ thuật biểu diễn 164

16 Hát dân ca 168

Nguồn: Đề cương chương trình đào tạo ngành thanh nhạc

Chương trình đào tạo phải được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác, phải thể hiện được mục tiêu, yêu

cầu chung một cách cụ thể, phù hợp với tiêu chí, sứ mệnh chung của nhà trường; có tính hợp lý trong cấu trúc, thời lượng, đảm bảo cho SV có thời gian tự học; có tính logic trong mối quan hệ giữa các môn học và thể hiện, có tính mở, tạo điều kiện cho việc học chuyển đổi, liên thông; giúp GV nắm được chương trình chung để xác định được vai trò, vị trí của môn học do mình phụ trách trong mối quan hệ với chương trình tổng thể, mối quan hệ với các môn học khác để đảm bảo tính liên tục, tránh trùng lắp nội dung giảng dạy; làm cơ sở nhận thức khi cần điểu chỉnh chương trình.

CTĐT phải được thanh tra, giám sát, đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển giáo dục của địa phương và cả nước.

Tùy vào từng giai đoạn đào tạo của kế hoạch mà nhà trường có thể cho sinh viên đăng ký học vượt hoặc tổ chức cho sinh viên thực tập thực tế để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Nhưng quá trình đào tạo phải đảm bảo các khôi kiến thực theo quy định. Khi tốt nghiệp sinh viên phải đảm bảo được mục tiêu chuẩn đầu ra của chương trình.

Nội dung đào tạo thanh nhạc tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật hướng đến là nhằm hình thành và phát triển và rèn luyện cảm xúc thẩm mĩ, tình yêu âm nhạc, kỹ năng biểu diễn chuyên nghiệp và có khả năng truyền thụ lại những kiến thức được tích lũy cho người khác. Đồng thời hình thành những phẩm chất cao đẹp, những năng lực cốt lõi về khả năng tự chủ, tự học, tự nghiên cứu nhằm tôn vinh những giá trị tin hoa của dân tộc về âm nhạc.

1.3.3. Hình thức, phương pháp tổ chức đào tạo ngành thanh nhạc

* Hình thức đào tạo

Hình thức đào tạo được hiểu là cách thức mà nhà trường tổ chức cho sinh viên học tập nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Luật Giáo dục quy định hình thức đào tạo bao gồm; chính quy, vừa học vừa làm, đào tạo từ xa. Việc chuyển đổi giữa các hình thức đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc liên thông.

Theo tác giả Phạm Viết Vượng “Hình thức tổ chức dạy học là cách thức tổ chức, sắp xếp các giờ học cho phù hợp với mục tiêu, nội dung của từng bài, phù

hợp vớ điều kiện và môi trường lớp học nhằm làm cho quá trình dạy học đạt được kết quả tốt nhất” (Phạm Viết Vượng, 2008). Hình thức dạy học được thể hiện cụ thể trên bài học, tiết học. Đây là cách thức tổ chức thực hiện cho sinh viên tiếp thu kiến thức sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể. Thông qua các hình thức tổ chức dạy học sinh viên lĩnh hội và rèn luyện kỹ năng phù hợp với khả năng nhận thức của mình.

Theo tác giả Trần Thị Hương “Hình thức tổ chức dạy học được hiểu là cách tổ chức, sắp xếp hoạt động dạy học theo một trật tự và chế độ nhất định nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học” (Trần Thị Hương, Nguyễn Đức Danh, 2014). Các hoạt động dạy học diễn ra theo một tình tự nhất định. Quá trình này được tổ chức phù hợp với chương trình dạy học. Sao cho quá trình nhận thức của sinh viên đảm bảo đúng logic của chương trình đào tạo. Sự sắp xếp của chương trình đào tạo quy định cách thức tổ chức lĩnh hội và rèn luyện của sinh viên.

Căn cứ vào tính chất của nội dung kiến thức chuyển tải các hình thức dạy học luôn được vận dụng sáng tạo nhằm tạo thuận lợi cho người học tiếp thu kiến thức.

Hình thức dạy học theo theo lớp – bài. Đây là hình thức cơ bản và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đặc điểm chung của hình thức dạy học này là khả năng chuyển tải tri thức nhiều, cùng lúc nhiều đối tượng. Các bài học được được triển khai đồng bộ theo kế hoạch. Hoạt động giảng dạy và học tập được tập trung. Sự tương tác giữa các đối tượng học tập được thực hiện dễ dàng và có sự điều khiển của giảng viên.

Hình thức tự học. Đây là hình thức được tiến hành độc lập bởi chính sinh viên dưới sự định hướng của chương trình đào tạo và của giảng viên. Kết quả của hình thức này phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tự giác của sinh viên. Mặc dù là hình thức tự học mang tính độc lập nhưng kết quả của hình thức này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp nhận kiến thức trên lớp cũng như những kỹ năng được rèn luyện thực tế.

Hình thức thực hành. Đây là hình thức dạy học nhằm giúp sinh viên cụ thể hóa những kiến thức lý thuyết thành những kỹ năng nghề nghiệp. Thông qua hình thức dạy học này sinh viên sẽ dần dần tiếp cận thực tế cuộc sống hơn thông qua các bài

thực hành trên thực tế. Đây là hình thực được hướng dẫn trực tiếp bởi những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực sinh viên được đào tạo.

Hình thức giúp đỡ riêng. Đây là hình thức được áp dụng thường xuyên ở lĩnh vực đào tạo văn hóa nghệ thuật. Do tích chất đặc thù của chương trình đào tạo này, nêu việc giảng viên kèm cặp và uốn nắn quá trình rèn luyện của sinh viên được thực hiện thường xuyên. Hình thức giúp đỡ riêng còn được hiểu là quá trình giúp đỡ, hướng dẫn ngoài thời gian học tập trên lớp hay những giờ học thực hành.

Hình thức học tập ngoại khóa. Đây là hình thức đào tạo nhằm đưa chương trình kế hoạch dạy học sát với thực tế hơn. Thông qua hình thức này giảng viên có thể điều chỉnh nội dung phương pháp dạy học phù hợp với thực tế hơn. Sinh viên có cơ hội cọ xát với thực tế khi còn trên ghế nhà trường. Hình thức này nhằm giúp cho sinh viên chuẩn bị những kỹ năng mà cuộc sống cần cho hoạt động nghề nghiệp của sinh viên sau này.

Hình thức dạy học theo dự án. Hình thức này được thực hiện trên cơ sở vận dụng kiến thức đã được học thực hiện một nhiệm vụ nào đó của cuộc sống. Dưới sự hướng dẫn của giảng viên sinh viên sẽ phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, sau đó kết quả hoạt động sẽ được tổng hợp và đánh giá dựa trên sự so sánh với yêu cầu ban đầu của nhiệm vụ.

Có rất nhiều hình thức dạy học được áp dụng trong quá trình đào tạo. Tùy vào từng giai đoạn và những kiến thức chuyên ngành được trang bị mà sinh viên ngành thanh nhạc được nhà trường, phòng đào tạo, giảng viên bố trí nhưng hình thức học tập nghiên cứu phù hợp với năng lực nhằm đảm bảo mục tiêu đào tạo được thực hiện theo đúng kế hoạch.

* Phương pháp đào tạo

Phương pháp đào tạo là cách thức chuyển tải tri thức và khả năng truyền thụ các kỹ năng cho người học. Thông qua các phương pháp giảng dạy khá nhau người học có thể lĩnh hội tri thức, kỹ năng nghề nghiệp trong một khoảng thời gian được xác định.

Theo Trần Thị Hương “Phương pháp dạy học là con đường chính yếu, cách thức làm việc phối hợp thống nhất của thầy và trò, trong đó thầy truyền đạt nội

dung trí dục để trên cơ sở đó và thông qua đó mà chỉ đạo sự học tập của trò, còn trò thì lĩnh hội và tự chỉ đạo sự học tập của bản thân, cuối cùng đạt tới mục đích dạy học” (Trần Thị Hương, Nguyễn Đức Danh, 2014). Như vậy thông qua phương pháp dạy học được thực hiện bởi người thầy, người học sẽ lĩnh hội những giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại nhằm hình thành những phẩm chất và giá trị mới. Phương pháp dạy học là các thức chuyển tải tri thức được cụ thể hóa cho phù hợp với nhận thức của từng đối tượng khác nhau.

Theo Tác giả Phan Trọng Ngọ “phương pháp dạy học là những con đường, cách thức tiến hành hoạt động dạy học” (Phan Trọng Ngọ, 2005). Đây là khái niệm mang tính chung tổng quát về cách thức chuyển tải tri thức. Các con đường của dạy học ở đây là sự cá nhân hóa. Hay nói cách khác quá trình dạy học giáo viên sẽ lựa chọn những phương pháp phù hợp với từng đối tượng.

Tác giả Trần Thị Hương cho rằng “Phương pháp dạy học đại học là cách thức hoạt động phối hợp, thống nhất của giảng viên và sinh viên trong hoạt động dạy học đại học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giảng viên nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học đại học” (Trần Thị Hương, Nguyễn Đức Danh, 2014). Phương pháp dạy học được thực hiện bởi người dạy, người dạy đóng vai trò chủ đạo nghĩa là các hoạt động học tập được vận dụng nhiều phương pháp khác nhau và tiến hành theo kế hoạch của giáo viên. Người học đóng vai trò tích cực đón nhận và lĩnh hội kiến thức từ các phương pháp của người dạy. Như vậy, hoạt động dạy và học lúc này được thực hiện bởi sự tương tác giữa giáo viên và sinh viên thông qua các phương pháp dạy học.

Từ những quan điểm trên đây chúng ta có thể hiểu phương pháp dạy học là cách thức, con đường truyền tải và tiếp nhận tri thức được thực hiện bởi vai trò chủ đạo của người dạy và hoạt động tiếp nhận mang tính chủ động của người học nhằm hình thành những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cho người học.

Với tính chất đặc thù của ngành thanh nhạc, nên các phương pháp giảng dạy đối với chuyên ngành này cũng có những đặc thù riêng. Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng trong hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc.

Thị phạm; Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong các hoạt động thực hành đặc biệt là hướng dẫn sinh viên luyện thanh. Giảng viên sẽ làm mẫu sau đó sinh viên làm theo. Căn cứ vào các thao tác của sinh viên thực hiện theo mẫu mà giảng viên có thể uốn nắn chỉnh sửa cho phù hợp.

Diễn giảng: Đây là cách thức là cách thức giảng viên sử dụng lời nói để trình bày nội dung bài học một cách có hệ thống trong những khoảng thời gian nhất định. Đàm thoại: là cách thức giáo viên đặt ra hệ thống câu hỏi và tổ chức cho sinh viên trả lời, đồng thời trao đổi qua lại giữa thầy – trò, trò – trò, qua đó sinh viên lĩnh hội tri thức mới hoặc củng cố, ôn tập, tổng kết hay kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo…

Giáo trình và tài liệu tham khảo: giảng viên hướng dẫn sinh viên sử dụng sách, giáo trình để nghiên cứu những nội dung bài học mà giảng viên không giảng. Giảng viên cần đặt câu hỏi về những nội dung tự nghiên cứu để sinh viên trả lời, qua đó có thể đánh giá được trình độ lĩnh hội, và kịp thời điều chỉnh, sửa chữa những điều sinh viên chưa hiểu đúng.

Trực quan: là cách thức sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học. Phương pháp dạy học trực quan bao gồm: phương pháp quan sát; phương pháp trình bày trực quan.

Thực hành: là cách thức giảng viên tổ chức cho sinh viên trực tiếp hoạt động thực hành, thực tiễn để tìm tòi tri thức mới hay vận dụng tri thức vào thực tiễn. Nhóm phương pháp này bao gồm: phương pháp luyện tập, ôn tập và phương pháp hoạt động độc lập (làm thí nghiệm, làm thực hành…).

Giải quyết vấn đề: là một hệ phương pháp dạy học, trong đó giảng viên nêu ra vấn đề học tập, tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức, hướng dẫn sinh viên tìm tòi cách giải quyết vấn đề, qua đó sinh viên tự lĩnh hội tri thức mới và cách thức, hành động mới, hình thành, phát triển năng lực sáng tạo.

Tình huống: là cách thức giảng viên tổ chức cho sinh viên tự lực nghiên cứu và giải quyết tình huống từ thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp gắn với những chủ đề học tập, qua đó sinh viên tự lĩnh hội tri thức mới và cách thức, hành động mới,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường cao đẳng văn hóa nghệ cần thơ (Trang 38)