Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường cao đẳng văn hóa nghệ cần thơ (Trang 59 - 70)

Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Cần Thơ được thành lập theo Quyết định số: 249/QĐ-LĐTBXH ngày 28 tháng 02 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Từ ngày thành lập đến nay, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và kế hoạch được giao, đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật phù hợp với từng giai đoạn phát triển của địa phương và Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần quan trọng vào thành tích chung của ngành văn hoá, Thể thao và Du lịch. Trường đã liên kết với các Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Mỹ thuật, Đại học Văn hóa và Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đồng Tháp, Trường Cao đẳng Trang trí Mỹ thuật Đồng Nai,… đào tạo nhiều học viên các ngành: Quản lý Văn hóa, Văn hóa Du lịch, Thông tin Thư viện, Bảo tồn Bảo tàng, Mỹ thuật, Lý luận Âm nhạc, Sáng tác Âm nhạc, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Đạo diễn Sân khấu, Đạo diễn Điện ảnh Truyền hình, Quay phim Điện ảnh Truyền hình, Thiết kế đồ họa.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

2.1.2.1. Chức năng

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ là cơ sở giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực văn hóa thông tin và văn hóa nghệ thuật bậc Cao đẳng, trung cấp và sơ cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.

Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trường chủ động phối hợp với gia đình người học và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Nhà trường có trách nhiệm thông báo công khai, minh bạch các thông tin về chương trình, ngành nghề đào tạo, tuyển sinh, tổ chức đào tạo, kiểm định chất lượng, đánh giá, cấp văn bằng, chứng chỉ và các quy định khác trong công tác đào tạo.

2.1.2.2. Nhiệm vụ

Tổ chức bộ máy nhà trường, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, bồi dưỡng và đãi ngộ công chức, viên chức, người lao động.

Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường theo từng giai đoạn 5 năm và 10 năm.

Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức giảng dạy, học tập, quản lý học sinh và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền.

Xây dựng chương trình đào tạo trên cơ sở quy định về chương trình khung và chương trình khung các ngành đào tạo trình độ Cao đẳng, Trung cấp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Tổ chức biên soạn, lựa chọn, xét duyệt giáo trình của các ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập trong nhà trường. Việc biên soạn hoặc lựa chọn và duyệt giáo trình thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng giáo dục. Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục.

Được nhà nước giao đất, giao cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế; vay tín dụng; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.

Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá. Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, mở rộng kinh doanh, dịch vụ và chi cho các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân, trong hoạt động giáo dục; tổ chức cho cán bộ, viên chức và người học tham gia các hoạt động xã hội.

Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng và việc làm, phục vụ sự nghiệp phát triển Kinh tế- Xã hội, bổ sung nguồn lực cho nhà trường.

Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học của nước ngoài theo quy định.

Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Để thấy rõ hơn về bộ máy tổ chức của nhà trường, ta có sơ đồ cơ cấu tổ chức nhà trường dưới đây:

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhà trường

Nhiệm vụ, chức năng các bộ phận

- Ban giám hiệu

Bao gồm 01 Hiệu trưởng và 01 phó Hiệu trưởng. Hiệu trưởng nhà trường do UBND thành phố Cần Thơ bổ nhiệm theo nhiệm kỳ. Theo đó, hiệu trưởng có quyền chỉ đạo toàn bộ hoạt động chung của nhà trường, và chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật Nhà nước về tất cả các hoạt động chung của nhà trường. Phó Hiệu trưởng nhà trường phụ trách công tác hành chính, nhân sự, các quan hệ hợp tác quốc tế và thay Hiệu trưởng giải quyết các công việc liên quan đến công tác đào tạo của nhà trường

- Các phòng, ban chức năng

Nhà trường có tất cả 05 phòng ban, chức năng theo sơ đồ hình 2.1 trên. Đứng đầu mỗi phòng, ban là các trưởng phòng. Trưởng phòng có trách nhiệm điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động phòng mình phụ trách, chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hiệu trưởng về các hoạt động của phòng mình.

1. Phòng Tổ chức Hành chính: Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Ban giám hiệu về việc tổ chức quản lý công tác tổ chức, nhân sự theo quy định của pháp luật và công tác hành chính, tổng hợp, bảo vệ nội bộ trong nhà trường.

2. Phòng Đào tạo: Tham mưu giúp Hiệu trưởng, quản lý, tổ chức và triển khai thực hiện công tác đào tạo trong nhà trường.

3. Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên: Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác tổ chức và quản lý học sinh, sinh viên nhà trường

4. Phòng Kế hoạch – tài chính: Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác quản lý hoạt động tài chính, giá trị tài sản và các chế độ kế toán. Thực hiện quản lý tập trung và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính của trường theo đúng chế độ quy định hiện hành của Nhà nước.

5. Phòng thư viện: Chịu trách nhiệm quản lý thư viện của nhà trường, bao gồm: quản lý các đầu sách phục vụ cho HSSV và giảng viên nhà trường học tập và nghiên cứu, quản lý phòng máy interntet... đảm bảo đầu sách cần thiết phục vụ cho nghiên cứu của HSSV nhà trường.

- Các khoa, bộ môn

Tính đến thời điểm hiện tại, nhà trường có tất cả 4 khoa. Các khoa được thành lập theo từng nhóm nghề đào tạo, đứng đầu mỗi khoa, bộ môn là các trưởng khoa. Trưởng khoa có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng tổ chức và triển khai các hoạt động liên quan đến vấn đề chuyên môn của khoa: Các nghề đào tạo, phân công giáo viên giảng dạy, tổ chức biên soạn giáo án, giáo trình.

2.1.3. Cơ sở vật chất

Để đảm bảo nhu cầu phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường, những năm qua trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Cần Thơ được UBND thành phố Cần Thơ đầu tư nhiều trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường đạt hiệu quả, dưới đây là bảng thống kê tình hình một số cơ sở vật chất của nhà trường như sau:

Bảng 2.1. Một số cơ sở vật chất chủ yếu của nhà trường

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng 2014 2015 2016 2017 2018 1 Phòng học lý thuyết - Số phòng Phòng 20 20 20 30 30 - Diện tích/phòng m2 40m2 40m2 40m2 40m2 40m2 2 Phòng thực hành - Số phòng Phòng 10 10 10 15 15 - Diện tích/phòng m2 40m2 40m2 40m2 40m2 40m2 3 Thư viện - Số phòng Phòng 1 1 1 1 1 - Diện tích/phòng m2 50m2 50m2 50m2 80m2 80m2 4 Ký túc xá - Số phòng Phòng 40 40 40 40 40 - Diện tích/phòng m2 25m2 25m2 25m2 25m2 25m2

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng 2014 2015 2016 2017 2018 5 Phòng làm việc - Số phòng Phòng 9 9 9 9 9 - Diện tích/phòng m2 30m2 30m2 30m2 30m2 30m2 6 Phòng máy tính (giảng dạy) - Số phòng Phòng 2 2 2 5 5 - Diện tích/phòng m2 40m2 40m2 40m2 40m2 40m2 7 Số máy tính phụ vụ cho văn phòng, khoa Bộ 15 15 15 20 20

8 Số máy chiếu đa năng Cái 1 1 1 3 3

(Nguồn: Phòng TC-HC-QT)

Trong những năm gần đây, nhà trường được chú trọng đến việc đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo, đáp ứng quy mô đào tạo cũng như đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Từ bảng số liệu 2.1 ta thấy số lượng phòng học lý thuyết tăng theo các năm cụ thể từ năm 2014 nhà trường có 20 phòng lý thuyết đến năm 2017, 2018 nhà trường có tất cả 30 phòng học, điều này đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên nhà trường. Mặc dù số lượng phòng học lý thuyết đáp ứng đầy đủ số lượng giảng dạy nhưng số lượng máy chiếu lại không trang bị đủ để phục vụ cho những giờ giảng lý thuyết của giáo viên, cụ thể từ năm 2014 đến năm 2016 nhà trường chỉ có 1 máy chiếu đa năng, trong 2 năm 2017 và 2018 nhà trường trang bị thêm 2 máy chiếu nữa là 3 máy. Mặc dù số lượng máy chiếu có tăng theo từng năm, nhưng trừ đi số lượng máy chiếu gắn cố định tại một số phòng họp thì vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy lý thuyết của giáo viên.

Phòng thực hành với 10 phòng từ năm 2014-2016, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đào tạo của trường.

Hệ thống thư viện nhìn chung còn chật hẹp, chưa cập nhật nhiều sách, giáo trình mới để phục vụ nhu cầu tìm hiểu và học tập của người học, để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu tài liệu, nhà trường đã mở rộng diện tích thư viện từ 50 m2đến 80 m2 từ năm 2017.

Ký túc xá của nhà trường với 40 phòng, căn bản đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cho học sinh, sinh viên của nhà trường.

Phòng làm việc cũng như số lượng máy vi tính đã đáp ứng tốt nhu cầu công việc của CBCNV, GV tại trường. Một số cán bộ đầu ngành như: Ban giám hiệu, trưởng phòng, trưởng khoa, trưởng bộ môn, được nhà trường hỗ máy tính xách tay riêng.

Phòng máy vi tính phục vụ cho việc giảng dạy với số lượng từ 2 phòng trong năm 2016 tăng thêm 3 phòng trong năm 2017, đến nay nhà trường có tổng cộng là 5 phòng máy, đáp ứng đầu đủ nhu cầu học tập, thực hành của HSSV.

Có thể nói cơ sở vật chất của trường khá đầy đủ và tương đối hiện đại để đáp ứng cho nhu cầu đào tạo của trường.

2.1.4. Hình thức đào tạo và quy mô đào tạo

2.1.4.1. Hình thức đào tạo

Bảng 2.2. Thống kê bậc đào tạo và số ngành đào tạo trong năm 2018

TT Bậc đào tạo Số lượng ngành đào tạo

1 Cao đẳng 04 ngành

2 Trung cấp 14 ngành

(Nguồn: Phòng TC-HC-QT)

Từ bảng thống kê trên cho thấy, hiện nay nhà trường có 02 bậc đào tạo từ Cao đẳng đến trung cấp, trong đó bậc đào tạo cao đẳng với 04 ngành đào tạo và 14 ngành đào tạo cho bậc trung cấp. Ngoài hai bậc đào tạo chính là CĐ, TC nhà trường tổ chức tuyển sinh và đào tạo các ngành ngắn hạn từ 3 đến 6 tháng theo nhu cầu của người học và xã hội.

2.1.4.2. Quy mô đào tạo

Quy mô đào tạo của một trường cũng là một trong những yếu tố thể hiện sự uy tín về công tác đào tạo của trường đó, bởi uy tín về chất lượng của nhà trường càng cao thì người học càng nhiều, ngược lại nếu một trường không có uy tín thì chắc chắn sẽ không có người học dẫn đến phá sản. Với phương châm coi người học là trọng tâm, hiện nay nhà trường đã có tạo được uy tín nhất định trong xã hội, điều này thể hiện qua quy mô số lượng học sinh sinh viên (HSSV) qua các năm.

Dưới đây là biểu đồ thống kê số lượng HSSV trong 5 năm từ năm học 2013– 2014 đến năm học 2017 - 2018 của nhà trường như sau:

Hình 2.2. Thống kê số lượng HSSV của trường phân theo loại hình đào tạo

(Nguồn: Phòng Đào tạo)

Do trường được nâng cấp lên từ trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật Cần Thơ theo quyết định số 249/QĐ-LĐTBXH ngày 28 tháng 02 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nên từ năm học 2013 – 2014 đến năm 2016 – 2017 nhà trường chỉ tổ được tổ chức tuyển sinh và đào tạo hệ Trung cấp, đến năm học 2017 – 2018 nhà trường bắt đầu tổ chức tuyển sinh hệ Cao đẳng với số lượng tuyển sinh đầu vào là 70 em, lý giải số lượng sinh viên ít là do tình hình khó khăn chung về tuyển sinh, hơn nữa hiện tại công tác tuyển sinh của nhà trường vẫn do phòng đào tạo thực hiện, nhà trường vẫn chưa có bộ phận tuyển sinh chuyên trách.

Như đã nói trên, do khó khăn chung về tình hình tuyển sinh những năm gần đây, số lượng học sinh hệ Trung cấp cũng có xu hướng giảm qua các năm học, cụ

thể: Năm học 2013 – 2014 nhà trường 350 học sinh, giảm dần đến năm học 2015 – 2016 còn 250 học sinh, đến năm học 2017 – 2018 chỉ còn lại 200 em. Qua đó, lãnh đạo nhà trường cần có kế hoạch và phương án tuyển sinh hiệu quả hơn cho năm tiếp theo.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

Nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý đào tạo ngành thanh nhạc tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ, người nghiên cứu tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn.

2.2.1. Mục đích khảo sát

Mục đích của khảo sát bẳng bảng hỏi là nhằm thu thập các thông tin về thực trạng hoạt động quản lý trên số đông. Đây là những thông tin chính phục vụ cho mục đích phân tính, bình luận nhằm nắm bắt thực trạng hiện nay về hoạt động quản lý công tác đào đạo tại trường.

Câu hỏi phỏng vấn nhằm mục đích xác nhận lại các thông tin đã được thu thập thông quan bảng hỏi, ở một số nội dung mà người nghiên cứu chưa thực sự hiểu rõ. Mục đích khác của phỏng vấn là nhằm cung cấp cho người nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nghiên cứu nhưng khảo sát bằng bảng hỏi không thể thể hiện hết. Mặt khác phỏng vấn sâu còn cung cấp cho đề tài những vấn đề liên quan đến nghiên cứu trên phương diện là những yếu tố tác động, hay môi trường ảnh hưởng.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Bảng hỏi được thiết kế khảo sát trên các nội dung sau; Thực trạng quản lý mục tiêu nhiệm vụ đào tạo. Quản lý nội dung đào tạo, hình thức và phương pháp đào tạo. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo. Để hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan đến công tác quản lý người nghiên cứu tiến hành thu thập các số liệu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý.

2.2.3. Xử lý số liệu khảo sát

Số liệu khảo sát được xử lý bằng cách tổng hợp những câu hỏi có cùng nội dung được người tham gia khảo sát trả lời. Quá trình tổng hợp số liệu được thực hiện trên phầm mềm SPSS và phầm mềm Microsoft Excel.

Để dễ dàng cho quá trình phân tích và bình luận và minh chứng số liệu nghiên cứu cho đề tài, chúng tôi sử dụng một số chỉ số thống kê sau đây;

Độ tin cậy của thang đo. Nhằm mục đích xem xét các thang đo có đội cậy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường cao đẳng văn hóa nghệ cần thơ (Trang 59 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)