Biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường cao đẳng văn hóa nghệ cần thơ (Trang 109)

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Kiểm tra đánh giá là một hoạt động được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình đào tạo điễn ra. Kết quả của kiểm tra đánh giá vừa là động lực vừa là cơ sở để đổi mới và phát triển chương trình đào tạo.

Nếu kết quả kiểm tra đánh giá nhận được từ chương trình đào tạo là tích cực và phản ánh đúng thực trạng đào tạo của nhà trường thì cơ sở đào tạo lấy đó làm nền tảng để tiếp tục duy trì và phát triển chương trình. Còn nếu kết quả chưa đạt như mong muốn thì đây là cơ sở để kiểm tra lại toàn bộ quá trình và có phương pháp điều chỉnh cho phù hợp lại các nội dung của chương trình đào tạo.

Đổi mới kết quả kiểm tra đánh giá nhằm đưa chương trình đào tạo sát với thực tế đồng thời giúp phản ánh trung thực năng lực đào tạo của nhà trường sẽ tạo uy tín và nâng cao vị thế của nhà trường đối với người học và với xã hội.

Sự minh bạch, công khai, công bằng trong kiểm tra đánh giá sẽ giúp cho người học yên tâm học tập nghiên cứu vì công sức thành quả của bản thân được ghi nhận xứng đáng.

Đổi mới kết công tác kiểm tra đánh giá còn giúp cho các nhà quản lý nắm bắt được chất lượng đào tạo từ đó có kế hoạch phát triển nhà trường trong tương lai một cách bền vững và chính xác hơn.

Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá là tạo điều kiện cho nhà trường có cơ hội nhìn nhận năng lực thực sự của mình để có sự điều chỉnh phù hợp hơn các nội dung giáo dục sát với yêu cầu của thực tế của xã hội.

Đây cũng là cơ sở nhằm tạo cơ hội cho sinh viên phấn đấu rèn luyện bản thân nhằm tích lũy và rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp thông qua công tác kiểm tra đánh giá.

Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá một mặt nhằm cụ thể hóa mục tiêu đổi mới chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động trong thời gian vừa qua.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Tăng cường giáo dục nhận thức, trách nhiệm cho các bộ phận có liên quan. Quán triệt tinh thần đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá là nhằm nâng cao uy tính và vị thế của nhà trường với các lực lượng giáo dục và với người học. Thông qua đó mọi người tự ý thức trách nhiệm điều chỉnh hành vi và nhận thức nhằm thực hiện tốt hơn vai trò và vị trí của bản thân. Đối cán bộ quản lý, chỉ đạo các bộ phận phối hợp với nhau trong nhiệm vụ hỗ trợ các khoa chuyên môn và giảng viên cản tiến đổi mới kiểm tra đánh giá trong học tập. Đối với giảng viên xác định dạy học tiếp cận năng lực người học đồng thời phải đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá. Tăng cường thực hành trong dạy học và đánh giá trên sản phẩm của quá trình trải nghiệm.

Tổ chức tập huấn cho giáo viên về đổi mới chương trình dạy học nhằm phù hợp với yêu cầu đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời tổ chức xây dựng chương trình kiểm tra đánh giá phù hợp với sự thay đổi mục tiêu tiếp cận của chương trình mới. Trong đó chú trọng phát xây dựng các nội dung kiểm tra đánh giá trên năng lực thực hiện các nhiệm vụ học tập hoặc đánh giá trên sản phẩm do trải nghiệm trong quá trình rèn luyện của sinh viên. Kết hợp có chọn lọc các hình thức kiểm tra đánh giá cũ hỗ trợ cho nội dung kiểm tra đánh giá mới. Da dạng hóa các hình thức học tập trải nghiệm nhằm tạo cơ hội cho sinh viên thể hiện năng lực của bản thân đối với các vấn đề liên quan đến cuộc sống.

Công tác ra đề chấm thi phải được đổi mới đồng bộ với các nội dung chương trình mới. Cách thức thi không nên bó hẹp trong khuôn khổ kiểm tra trí nhớ của sinh viên mà nên tạo ra hướng mở nhằm giúp sinh viên có cơ hội thể hiện sự sáng tạo và đa dạng trong cách thể hiện trình bày một vấn đề nào đó. Các đề thi và đề kiểm tra nên theo xu hướng chung hiện nay là giải quyết một vấn đề của cuộc sống trên cơ sở tri thức đã được lĩnh hội chứ không nên bắt sinh viên phải trình bày lại các kiến thức đã được học. Đặc biệt là trong đào tạo ngành thanh nhạc, năng lực tiếp thu tri thức kỹ năng của sinh viên được thể hiện thông qua sự thẩm thấu, cảm nhận và thể hiện trên những tác phẩm được trình bày.

Thay đổi cách thi và kiểm tra thực hiện linh hoạt không nên bó buộc theo quy định như hiện nay. Trước hết phải thay đổi nhận thức và thói quen ra đề chấm thi của giảng viên trên cả hai mặt; ràng buộc về mặt pháp lý và làm cho giảng viên hiển được đổi mới cách ra đề là nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cũng là cách để thể hiện năng lực chuyên môn của bản thân. Khuyến khích giáo chủ động tìm tòi cách ra đề nhằm phát huy được khả năng sáng tạo của sinh viên trong việc giải quyết vấn đề.

Đổi mới công tác đánh giá cho giảng viên nhằm hiện thực hóa chủ trương, phát triển năng lực của sinh viên trên cơ sở phù hợp với các tố chất của người học đồng thời đáp ứng được kỳ vọng của xã hội đối với công tác đào tạo. Để làm được điều này ngoài việc thiết kế chương trình kiểm tra hợp lý thì cần phải có nội dung bồi dưỡng cho giáo viên về khả năng đánh giá khái quát năng lực cũng như nắm bắt được những phẩm chất tâm lý nổi bật của người học.

Tổ chức tập huấn cho các bộ phận liên quan đến hoạt động đào tạo về mục đích, ý nghĩa và nội dung đổi mới kiểm tra đánh giá. Thường xuyên phối hợp với các lực lượng trong cũng như ngoài trường tham gia hội nghị, hội thảo chuyên đề về kiểm tra đánh giá. Nhằm học hỏi kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn lẫn nhau.

3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường, cải thiện các điều kiện hỗ trợ học tập giảng dạy

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Sự phát triển của khoa học và công nghệ ngày càng nhanh chóng và sâu rộng. Đòi hỏi các điều kiện phương tiện hỗ trợ đào tạo cũng phải thay đổi cho phù hợp và theo kịp sự phát triển. Chính vì vậy đổi mới phương tiện kỹ thuật dạy học và hỗ trợ đào tạo chính là nhằm tạo điều kiện cho hoạt động dạy học được thực hiện tốt và có hiệu quả hơn.

Ngoài ra còn giúp giảng viên có nhiều cơ hội tiếp cận các phương pháp dạy học tiên tiến của thế giới, nhằm đưa đào tạo của Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Giúp sinh viên tiếp cận thì trường lao động của các nước một cách tự tin và chủ động hơn.

Giúp các nhà quản lý dễ dàng nắm bắt được những thay đổi về nhu cầu nhân lực nguồn lao động từ đó có kế hoạch điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp hơn vớ thực tế.

Tạo môi trường đào tạo thoải mái thân thiện giúp giáo viên và sinh viên có sự tương tác tốt với nhau về học thuật cũng như có cơ hội giao lưu học hỏi các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm tối ưu hóa các phương pháp có sử dụng công nghệ hiện đại. Đồng thời nâng cấp, bổ sung các phần mềm chuyên dụng nhằn minh bạch hóa quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Tổ chức cho giảng viên cách thức sử dụng, khai thác có hiệu quả các công nghệ dạy học hiện đại. Thành lập bộ phận chuyên trách nhằm hỗ trợ giảng viên, sinh viên trong sử dụng thiết bị. Có cơ chế quản lý khai thác phù hợp đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc khai thác sử dụng.

BGH chỉ đạo bộ phận chuyên trách nhằm hỗ trợ tối đa các điều kiện giảng dạy cho giảng viên như; liên hệ các cơ sở học tập trải nghiệm cho sinh viên, phục vụ thiết bị dạy học, phòng học bãi tập. Đồng thời có kế hoạch mở rộng liên kiết với

các cơ sở đào tạo khác nhằm học hỏi cách thức tổ chức và tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của đơn vị bạn.

Liên kết với các đơn vị tuyển dụng, tư vấn việc làm nhằm định hướng cho sinh viên các kỹ năng nghề nghiệp cần phải có sau khi tốt nghiệp ra trường, để các em có kế hoạch rèn luyện, bổ sung những phẩm chất và năng lực cần tiết cho bản thân. Tìm kiếm các nguồn tài chính hỗ trợ cho học tập và giảng dạy của giảng viên và sinh viên, nhằm tạo động lực và khuyến khích các thầy cô cống hiến cho nhà trường đây cũng là cách tạo sự hứng khỏi học hỏi nghiên cứu cho sinh viên.

Bổ sung các đầu sách chuyên ngành, cập nhật giáo trình và tài liệu tham khảo cho thư viện. Thiết kế phòng đọc, phòng nghiên cứu chuyên biệt, nhằm tạo sự thuận lợi cho việc nghiên cứu của giảng viên và tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận vấn đề, nhiệm vụ học tập từ nhiều kênh nguồn khác nhau. Đầu tư cơ sở vật chất thành lập thư viện điện tử nhằm đa dạng hóa các phương thức tiếp cận, cập nhật tri thức của thế giới một cách nhanh chóng và kịp thời.

Điều chỉnh cách thức, thái độ, lề thói làm việc của các bộ phận phục vụ trong nhà trường phù hợp với môi trường sư phạm. Tạo sự dân chủ, công khai minh bạch trong các khâu của quá trình quản lý cũng như đào tạo. Có cơ chế khuyến khích, động viên khen thưởng những cống hiến thiết thực cho cán bộ nhân viên và giáo viên. Tạo sự yên tâm về cơ hội phát triển cho tất cả các thành viên trong nhà trường. Chỉ đạo các bộ phận chuyên trách nghiên cứu, khảo sát về sự phù hợp của chương trình đào tạo ngành thanh nhạc với yêu cầu của xã hội hiện tại. Đề xuất các giải pháp nhằm đưa nhu cầu của thực tế cuộc sống vào bổ sung cho chương trình đào tạo.

3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp được đề xuất được căn cứ từ kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý chương trình đào tạo ngành thanh nhạc, cho nên những đề xuất này đều có mối quan hệ, tương hỗ lẫn nhau. Tùy vào tình hình thực tế và thời điểm áp dụng có thể sử dụng từng mức độ khác nhau sao cho phù hợp, nhưng phải đảm bảo sự động bộ và có sự liên kết với nhau giữa các biện pháp.

BP1 “Nâng cao nhận thức về chất lượng quản lý chương trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội” mang tính định hướng và là cơ sở nền tảng cho những biện pháp khác. BP2 “Xây dựng chương trình phù hợp với thực tế nhằm tiếp cận và phát triển năng lực cho sinh viên”, đây là biện pháp nhằm đưa chương trình đào tạo sát với thực tế yêu cầu của cuộc sống, cũng là cách thức giúp nhà quản lý điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với năng lực và nhu cầu của xã hội. BP3 “Tăng cường đội ngũ giáo viên trình độ cao đồng thời bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên”, biện pháp này giúp nhà quản lý nhìn nhận lại khả năng của đội ngũ giảng viên, chuyên viên trong toàn trường để có phương án phù hợp nhằm điều chỉnh năng lực đào tạo của cơ sở. BP4 “Quản lý các hoạt động học tập của sinh viên”, giúp các nhà quản lý kiểm soát được hoạt động học tập của sinh viên từ đó có phương ánh điều chỉnh chương trình cho phù hợp với năng lực của các em. BP5 “Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá”, biện pháp này đưa đến cái nhình toàn diện và hệ thống quá trình đào tạo cũng như kết quả đào tạo. BP6 “Tăng cường, cải tạo các điều kiện hỗ trợ học tập giảng dạy”, đây là biện pháp hỗ trợ công tác giảng dạy và học tập cho giảng viên và sinh viên.

Tóm lại các nhóm biện pháp là một chỉnh thể thống nhất và có tác dụng nâng cao công tác quản lý chương trình đào tạo ngành thanh nhạc hiện nay tại Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ.

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi

Các biện pháp đề xuất được căn cứ trên kết quả khảo sát và phân tích ở chương 2. Tuy nhiên để có phương án triển khai phù hợp với thực tế công tác quản lý hiện nay tại trường. Người nghiên cứu tiến hành lấy ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 3.1 và bảng 3.2.

Cách thức khảo sát được thực hiện bằng bảng hỏi, kết quả khảo sát được xử lý như quy ước ở bảng 2.1 của chương 2.

Bảng 3.1. Khảo sát tính cần thiết của các giải pháp đề xuất STT Biện pháp Mức cần thiết Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Mức đánh giá 1

BP1. Nâng cao nhận thức về chất lượng quản lý chương trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội

1

Đổi mới xây dựng kế hoạch thiết kế chương trình nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên

3.38 0.602 2 Rất cần thiết

2 Huy động các nguồn lực trong cũng

như ngoài nhà trường 3.48 0.544 1

Rất cần thiết 3 Tham quan học hỏi từ những trường

có cùng chuyên ngành đào tạo 3.34 0.519 3

Rất cần thiết 4 Có chính sách khen thưởng, khuyến

khích kịp thời phù hợp 3.02 0.714 4

Rất cần thiết

2

BP2. Xây dựng chương trình phù hợp với thực tế nhằm tiếp cận và phát triển năng lực cho sinh viên

1 Nắm bắt nhu cầu của xã hội về

những yêu cầu đào tạo thanh nhạc 3.50 0.614 3

Rất cần thiết 2 Mục tiêu đào tạo rõ ràng, cụ thể sát

với thực tế cuộc sống. 3.58 0.575 2

Rất cần thiết 3 Xây dựng chuẩn đầu ra dựa trên nhu

cầu của xã hội 3.62 0.49 1

Rất cần thiết 4 Có kế thừa những tinh hoa của

chương trình đào tạo truyền thống 3.18 0.691 5

Rất cần thiết 5 Tăng cường rèn luyện năng lực nghề

nghiệp trong môi trường thực tế 3.46 0.579 4

Rất cần thiết

3

BP3. Tăng cường đội ngũ giáo viên trình độ cao đồng thời bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên.

STT Biện pháp Mức cần thiết Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Mức đánh giá

về đào tạo thanh nhạc. thiết

2

Bố trí giảng dạy phù hợp với năng lực chuyên môn và chuyên ngành được đào tạo.

3.34 0.688 4 Rất cần thiết

3 Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng

thường xuyên và định kì 3.36 0.598 3

Rất cần thiết 4 Tạo điều kiện cho GV đi học nâng

cao trình độ 3.54 0.542 1

Rất cần thiết

5

Tạo môi trường, điều kiện và khuyến khích GV tham gia NCKH nhằm tự nâng cao năng lực

3.32 0.653 5 Rất cần thiết

6 Xây dựng môi trường giảng dạy

chuyên nghiệp 3.54 0.542 1

Rất cần thiết

4 BP4. Quản lý các hoạt học tập của

sinh viên

1 Tạo điều kiện cho sinh viên tự học tự

nghiên cứu 3.34 0.688 5

Rất cần thiết 2 Hướng dẫn sinh viên hình thức,

phương pháp tự học tự nghiên cứu. 3.42 0.642 3

Rất cần thiết 3 Khuyến khích sinh viên tích cực

tương tác với nhau và với giảng viên 3.60 0.495 2

Rất cần thiết

4

Phòng đào tạo phối hợp với khoa có biện pháp đánh giá hoạt động tự học của sinh viên.

3.38 0.667 4 Rất cần thiết

5

Cải tiến nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá nhằm thể hiện được kết quả tự học của sinh viên

3.62 0.49 1 Rất cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường cao đẳng văn hóa nghệ cần thơ (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)