Các tiêu chí đánh giá sự phát triển nông nghiệp vận dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện hóc môn (thành phố hồ chí minh) (Trang 29 - 32)

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển nông nghiệp vận dụng

cấp huyện

1.1.4.1. Các tiêu chí đánh giá nơng nghiệp phân theo ngành

Để đánh giá sự phát triển của nông nghiệp cấp huyện, tác giả đã căn cứ vào các tiêu chí đánh giá sau:

a. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp

GTSX và tốc độ tăng trưởng GTSX là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ phát triển hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

GTSX nông nghiệp là tổng thể giá trị sản xuất của ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp được tạo ra trong một đơn vị lãnh thổ, trong một thời kì nhất định (thường là một năm), tính theo giá cố định hoặc giá thực tế.

Tốc độ tăng trưởng được tính bằng cách so sánh giữa một năm cố định và một năm lấy làm gốc, nó phản ánh tăng hoặc giảm giữa thời gian nghiên cứu và thời gian so sánh.

b. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp là chỉ tiêu trực tiếp và chủ yếu phản ánh mối tương quan về GTSX giữa các bộ phận (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp) trong tổng thể hoạt động nông nghiệp, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận đó với nhau.

c. Năng suất lao động nông nghiệp

Năng suất lao động nông nghiệp là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc sử dụng lao động và khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nơng nghiệp

Cơng thức tính: N = Gsx / Lnn

Trong đó, Gsx: GTSX nơng nghiệp (triệu đồng), giá thực tế Lnn: số lao động nông nghiệp (người)

N: năng suất lao động nông nghiệp (triệu đồng/ lao động)

d. Giá trị sản phẩm được tạo ra trên một ha đất nông nghiệp

Giá trị được tạo ra trên một ha đất nông nghiệp là chỉ tiêu cụ thể nhất phản ánh hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thể hiện khả năng tăng năng suất bằng việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, cải tiến kỹ thuật sản xuất, cải tạo đất.

Cơng thức tính: G = P/S

Trong đó, P: GTSX nơng nghiệp (triệu đồng), giá thực tế S: diện tích gieo trồng

G: GTSX nơng nghiệp/ ha đất nông nghiệp (triệu đồng/ha)

e. Diện tích và cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây

Chỉ tiêu phản ánh diện tích các loại cây và tỉ trọng của một loại (hoặc một nhóm cây trồng) so với tổng diện tích. Đơn vị tính là ha (hoặc nghìn ha) và %.

- Đối với cây hàng năm (loại cây từng có thời gian sinh trưởng và tồn tại không quá một năm) bao gồm cây lương thực có hạt, cây cơng nghiệp (mía, lạc, đậu tương…), cây dược liệu, cây rau thực phẩm; Diện tích gieo trồng chính là diện tích thu hoạch.

- Đối với cây lâu năm (loại cây trồng sinh trưởng và phát triển trong nhiều năm bao gồm cây công nghiệp (cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè,…); cây ăn quả (cam, quýt, nhãn, sầu riêng,…); cây dược liệu (quế, hồi,…), diện tích gieo trồng khác với

diện tích thu hoạch. Diện tích thu hoạch thể hiện diện tích của một loại cây (hoặc một nhóm cây) cho sản lượng đạt ít nhất 30% mức thu hoạch của năm bình thường.

Diện tích các loại cây trồng của cả nước và các tỉnh, thành phố được công bố trong niên giám thống kê hàng năm.

1.1.4.2. Các tiêu chí đánh giá nơng nghiệp phân theo lãnh thổ a. Hộ gia đình

- Tổng số hộ: là tổng số hộ gia đình đang tham gia hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đơn vị tính là hộ gia đình.

b. Trang trại

- Diện tích đất trang trại: được tính bằng tổng diện tích đất sử dụng vào phát

triển trang trại. Diện tích đất bình qn/ một trang trại được tính bằng tổng diện tích đất trang trại trên tổng số trang trại toàn tỉnh (đơn vị: ha/ trang trại).

+ Bình qn lao động trang trại: được tính bằng tổng số lao động của trang trại trên tổng số trang trại của tỉnh, đơn vị tính: người/ trang trại.

+ Năng suất lao động của trang trại: được tính bằng tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ của trang trại trên tổng số lao động trang trại trong thời gian một năm, đơn vị tính: triệu đồng/ người.

+ Thu nhập của lao động: được tính bằng tổng thu nhập của trang trại trên tổng số lao động của trang trại trong thời gian một năm, đơn vị tính: triệu đồng/ người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện hóc môn (thành phố hồ chí minh) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)