Các ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện hóc môn (thành phố hồ chí minh) (Trang 69)

2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Hóc Môn

2.2.2. Các ngành nông nghiệp

2.2.2.1. Ngành trồng trọt

Bảng 2.8. Diện tích và cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây trồng huyện Hóc Môn năm 2008

Cây

trồng Tổng

Cây lương thực Cây rau đậu, hoa

Cây công nghiệp hàng năm

Lúa Ngô Sắn Rau đậu Hoa và cây kiểng Lạc Thuốc lá Mía Diện tích (ha) 4314,7 2.959,5 53,6 1,4 1.218,0 19,2 1,0 5,0 57,0 Cơ cấu (%) 100 68,59 1,24 0,03 28,24 0,45 0,02 0,12 1,32 (NGTK huyện Hóc Môn 2009)

Bảng 2.9. Diện tích và cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây trồng huyện Hóc Môn, giai đoạn 2012-2018

Năm Diện tích Chia ra Tổng số Cây hàng năm Tổng số

Cây lâu năm Cây lương thực có hạt Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm Cây ăn quả Đơn vị tính: Ha 2012 2.463,9 2.264,6 2.182,6 82,0 199,3 129,9 69,4 2014 2.114,2 2.028,1 1.920,6 107,5 116,1 49,8 66,3 2016 1.683,6 1.598,5 1.550,3 48,2 85,1 21,8 63,3 2018 1.617,3 1.557,5 1.442,7 114,8 59,8 36,4 23,4 Đơn vị tính: % 2012 100 91,9 88,6 3,3 8,1 5,3 2,8 2014 100 95,9 90,8 5,1 4,1 2,4 1,7 2016 100 94,9 92,1 2,8 5,1 1,3 3,8 2018 100 96,3 89,2 7,1 3,7 2,3 1,4 (NGTK huyện Hóc Môn 2018)

Diện tích gieo trồng toàn huyện giảm liên tục từ 4314,7 ha năm 2008 còn 1.617,3 ha năm 2018, giảm đến 2.697,4 ha, giảm 2,7 lần. Trong vòng 10 năm, tỷ lệ diện tích đất trồng lúa tăng từ 68,6 % đến 88,4% đó lúa 1.431,1ha chiếm diện tích gieo trồng năm 2018. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt tăng liên tục.

a. Cây hàng năm * Cây lương thực

Hóc Môn có thế mạnh về cây lương thực. Trong 10 năm, từ năm 2008 đến 2018, diện tích cây lương thực chiếm từ 69,9% năm 2008 tăng lên đến 89,2% năm 2018.

Năm 2014 chiếm đến 90,8%, năm 2016 lên đến 92,1% tổng diện tích cây trồng của huyện. Trong đó lúa là cây lương thực quan trọng nhất. Các cây hoa màu chủ lực có cây rau đậu.

Bảng 2.10. Diện tích, năng suất và sản lượng cây lương thực huyện Hóc Môn, giai đoạn 2008-2018 Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2014 2016 2018 Cây lương thực có hạt Diện tích Ha 3.013,1 1.920,6 1.550,3 1.443,5 Sản lượng Tấn 11.478,4 8.560,4 6.804,6 6766,9 Sản lượng lương thực có

hạt bình quân đầu người

Kg/người 33,5 20,6 15,7 13,7

Lúa

Diện tích Ha 2.959,5 1.898,6 1.532,8 1.431,1 Sản lượng Tấn 11.363,6 8.492,0 6.748,3 6.726,2

Năng suất Tạ/ha 38,4 44,7 48,0 46,0

Ngô

Diện tích Ha 53,6 22,0 17,5 11,6

Sản lượng Tấn 186,5 68,4 55,1 36,5

Năng suất Tạ/ha 34,8 31,1 32,2 31,5

Cây lương thực khác Sắn

Diện tích Ha 1,4 3,4 1,4 0,8

Sản lượng Tấn 21,0 52,8 21,7 12,0

Năng suất Tạ/ha 150 155 155 150

(Nguồn: NGTK HM 2009, 2018)

Hình 2.2. Biểu đồ diện tích và sản lượng cây lương thực (trong đó có lúa) huyện Hóc Môn năm 2008 và năm 2018.

Diện tích và sản lượng lương thực của huyện đứng thứ ba thành phố. Diện tích chiếm 7,9%, sản lượng chiếm 8,6% so với toàn thành. Năng suất lương thực luôn cao hơn thành phố. Bình quân lương thực trên đầu người của huyện thấp hơn thành phố và giảm liên tục từ 33,5 kg/ người năm 2008 xuống 13,7 kg/ người năm 2018 do sản lượng lương thực giảm mạnh và dân số tăng.

- Cây lúa:

Lúa là cây lương thực quan trọng đảm bảo một phần an ninh lương thực cho dân cư. Huyện Hóc Môn đứng thứ ba thành phố về diện tích (7,9%) và sản lượng lúa (8,7%) sau huyện Củ Chi và Bình Chánh. Cây lúa chiếm tỷ trọng 43,9% năm 2006 và 34,7% năm 2016 trong cơ cấu diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện. Diện tích trồng lúa trong giai đoạn 2008-2018 giảm từ 2.959,5 ha còn 1.820,0 ha. Sản lượng giảm từ 11.363,6 tấn năm 2008 xuống 8.446,0 tấn năm 2018. Diện tích giảm

3013,1 1920,6 1550,3 1443,5 2959,5 1898,6 1532,8 1431,1 11478,4 8560,4 6804,6 6766,9 11363,6 8492,0 6748,3 6726,2 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2008 2014 2016 2018

Diện tích cây lương thực

Ha/tấn

Năm

Diện tích lúa

Sản lượng cây lương thực Sản lượng lúa

do chuyển đổi đất trồng sang cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh nên năng suất lúa tăng từ 3,8 tấn/ha năm 2008 lên 4,6 tấn/ha năm 2018, năm 2016 năng suất đạt đến 4,8 tấn/ha. Năng suất lúa của huyện luôn cao hơn năng suất lúa thành phố (4,4 tấn/ha).

Bảng 2.11. Diện tích và sản lượng lúa cả năm huyện Hóc Môn, giai đoạn 2008-2018

Năm 2008 2014 2016 2018

Tổng diện tích (ha) 2.959,5 1.898,6 1.532,8 1.431,1 Lúa đông xuân 834,0 911,3 891,0 804,0 Lúa hè thu 378,3 200,5 187,8 180,0 Lúa mùa 1.747,2 786,8 454,0 447,1 Năng suất (tấn/ha) 3,8 4,5 4,8 4,6

Lúa đông xuân 4,6 4,4 5,1 5,1

Lúa hè thu 3,4 4,2 4,5 4,2

Lúa mùa 3,4 4,6 4,4 4,2

Sản lượng (tấn) 11.363,6 8.492,0 6.748,3 6.726,2 Lúa đông xuân 3.835,0 4.187,3 4.03,2 4.099,0 Lúa hè thu 1.566,6 843,1 771,9 744,0 Lúa mùa 5.972,0 3.461,6 1.944,2 1.883,2

(NGTK HM 2009, 2018)

Lúa được trồng 3 vụ trong năm: vụ đông xuân, hè thu và vụ mùa

Năm 2018, vụ lúa đông xuân có diện tích là 804 ha, cao gấp 4,5 lần diện tích vụ hè thu và gấp 1,8 lần diện tích vụ mùa. Sản lượng lúa đông xuân đạt 4.099 tấn, cao gấp 5,5 lần sản lượng lúa hè thu, gấp 2,8 lần sản lượng vụ mùa. Năng suất vụ đông xuân 5,1 tấn/ha, cao gấp 1,2 lần năng suất vụ hè thu và vụ mùa (4,2 tấn/ha).

Cây lúa tập trung nhiều nhất ở xã Tân Thới Nhì (51,2% diện tích lúa cả huyện năm 2016), Tân Hiệp (35%), Xuân Thới Thượng (6%), Xuân Thới Sơn (5%), một ít ở Đông Thạnh, Thới Tam Thôn, Xuân Thới Đông, Bà Điểm.

- Cây ngô: Diện tích giảm mạnh, giảm 42 ha, từ 53,6 ha năm 2008 xuống 11,6 ha năm 2018. Ngô được trồng ở Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn.

- Cây lương thực khác:

Sắn có diện tích giảm 0,6 ha, từ 1,4 ha năm 2008 xuống 0,8 ha năm 2018. Sản lượng giảm từ 21 tấn xuống 12 tấn. Năm 2014 với diện tích 3,4 ha, sản lượng đạt 52,8 tấn. Sắn được trồng ở các xã: Tân Hiệp, Nhị Bình, Thới Tam Thôn.

Khoai lang: khoai lang trồng không đáng kể, năm 2015 có diện tích là 3,5 ha với năng suất khoảng 65 tạ/ha, đạt được sản lượng là 22,8 tấn. Năm 2018, diện tích giảm xuống còn 2,5 ha, sản lượng là 16,3 tấn. Khoai lang trồng ở xã Thới tam Thôn.

* Cây rau đậu

Cây rau đậu có vai trò cung cấp thực phẩm (rau, củ,quả) cho bữa ăn hàng ngày của người dân trong huyện, thành phố và các vùng lân cận. Huyện Hóc Môn đang quy hoạch vùng trồng rau an toàn theo hướng áp dụng công nghệ cao, xây dựng các mô hình trồng ra ăn lá, rau thủy canh, sản xuất rau theo tiêu chuẩn Vietgap; các nông hộ và hợp tác xã gắn với phát triển chuỗi giá trị rau an toàn.

Bảng 2.12. Diện tích và sản lượng rau các loại huyện Hóc Môn so với thành phố, giai đoạn 2008-2017 Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2014 2016 2017 Tổng diện tích rau TP HCM Ha 9.186 10.012 7.962 7.915 Diện tích rau Hóc Môn Ha 1.235 1.886 1.522 1.072 Tỷ lệ so với TP HCM % 13,4 18,8 19,1 13,5 Tổng sản lượng rau TP HCM Tấn 204.567 254.174 222.799 230.532 Sản lượng rau Hóc Môn Tấn 28.923 48.292 46.066 32.428 Tỷ lệ so với TP HCM % 14,1 19,0 20,7 14,1 (NGTK HM 2009, 2017; NGTK TP HCM 2010,2017)

Cây rau đậu của huyện đứng thứ ba thành phố về diện tích và sản lượng, sau huyện Củ Chi và Bình Chánh. Năm 2017, diện tích rau của huyện Hóc Môn là 1.072 ha, (huyện Củ Chi nhiều nhất là 3.041 ha, Bình Chánh nhiều thứ hai là 2.561 ha), sản lượng rau của huyện Hóc Môn là 32.428 tấn, (huyện Củ Chi cao nhất, đạt 89.874 tấn, Bình Chánh cao thứ hai, đạt 72.377 tấn). Năm 2008, cây rau đậu chiếm đến 31,1% diện tích các loại cây trồng của huyện.

Năm 2017 diện tích rau của huyện 1072 ha, chiếm 13,5% diện tích rau thành phố, giảm 163 ha so với năm 2008 (1235 ha). Năm 2014 đạt 1886 ha, tăng 651 ha so với năm 2008. Sản lượng 32.428 tấn (14,1% thành phố), tăng 3.505 tấn, từ 28.923 tấn năm 2008 lên 32.428 tấn năm 2017.

Năm 2016, huyện có 21,1 ha rau ăn lá; 11,6 ha rau ăn củ, quả; 0,15 ha trồng nấm; 1,4 ha rau mầm; 5,8 ha rau Vietgap; 26,1 ha rau trong nhà lưới.

Hóc Môn cùng với Củ Chi, Bình Chánh cung cấp 30% nhu cầu rau của thành phố. Là huyện ngoại thành, Hóc Môn có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp rau cho thành phố, mặc dù diện tích tăng liên tục, và chiếm tỷ lệ từ khoảng 13 - 14 % (giai đoạn 2008 - 2017) về diện tích và sản lượng rau so với toàn thành phố, nhưng sản lượng rau của huyện hiện nay chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu rau của thành phố. Với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay, quỹ đất nông nghiệp nói chung và đất trồng rau nói riêng đang bị thu hẹp, nên việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất rau của huyện là cần thiết nhằm góp phần phát triển vành đai rau xanh an toàn của thành phố.

Hiện nay, huyện có nhiều mô hình trồng rau tiên tiến hiệu quả như: rau sạch, rau thủy canh, trồng dưa lưới, như các mô hình trồng dưa lưới như của Công ty Nông Phát tại xã Đông Thạnh diện tích gần 2 ha, mô hình tại xã Tân Hiệp; mô hình rau nhà lưới: Hai mô hình trồng rau thủy canh gồm một vườn tại xã Đông Thạnh diện tích gần 3.000 m2, mô hình trồng rau gia vị, một vườn tại xã Xuân Thới Thượng diện tích gần 2.000 m2, rau thủy canh ở xã Xuân Thới Đông, mô hình sản xuất rau muống theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Nhị Bình với 27 hộ nông dân sản xuất, tổng diện tích 20 ha, đã có 20 hộ được chứng nhận VietGap 14,1 ha, nâng tổng số hộ được cấp chứng nhận VietGap trên rau các loại là 89 hộ với tổng diện tích canh tác gần 50 ha.

Cây rau được trồng ở hầu hết các xã, tập trung nhiều nhất ở xã Xuân Thới Thượng (chiếm ¼ diện tích rau của huyện), Nhị Bình, Tân Thới Nhì, Thới Tam Thôn, Xuân Thới Sơn,…

Tuy nhiên hiện nay sản xuất rau của huyện cũng gặp khó khăn do mùa khô kéo dài, mạch nước ngầm bị tụt nên thiếu nước tưới; mùa mưa những ngày triều cường mưa lớn nên xuống giống không đúng vụ,…

* Hoa, cây kiểng

Nhằm phục vụ chương trình phát triển hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020, và nhu cầu thị trường hoa kiểng của thành phố, phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019-2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thành phố, chuyển giao giống mới, góp phần đa dạng hóa các giống hoa tại địa phương phục vụ thị trường hoa, cây kiểng thành phố và các tỉnh lân cận, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ và nâng cao thu nhập cho nông dân. Mô hình trồng hoa kiểng của Hóc Môn phát triển phù hợp với nông nghiệp đô thị. Hiện nay nhu cầu hoa kiểng tại thành phố rất lớn và đa dạng.

Hoa, cây kiểng huyện Hóc Môn giai đoạn 2010 - 2015 phát triển khá mạnh. Năm 2015 diện tích đạt 195 ha (diện tích canh tác 140 ha), tăng 31 ha so với năm 2010 (164 ha), gồm các loại sau:

Hoa nền: Diện tích canh tác năm 2015 đạt 23 ha (diện tích gieo trồng 78 ha), chiếm 39,8% diện tích gieo trồng hoa của huyện, tăng 7,9 ha so với năm 2010 (69,8 ha). Các chủng loại như cúc, vạn thọ, mào gà tập trung ở các xã Đông Thạnh, Nhị Bình, Xuân Thới Thượng, Tân Thới Nhì, Tân Hiệp, Thới Tam Thôn,…

Hoa mai: Năm 2015 diện tích đạt 19,8 ha (mai ghép là 14,5 ha), chiếm 10,2% diện tích trồng hoa kiểng của huyện và tăng 4,8 ha so với năm 2010 (15ha). Hoa mai tập trung ở các xã Đông Thạnh, Nhị Bình, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Tân Thới Nhì, Bà Điểm, Tân Xuân, Thới Tam Thôn,…

Hoa Lan: Diện tích năm 2015 đạt 2 ha, chiếm 11,7% diện tích trồng hoa kiểng của huyện, tăng 11 ha so với năm 2010 (12ha) với các loại như Mokara, Dendrobium và các chủng loại khác. Sản lượng lan cắt cành năm 2015 đạt 5,44 triệu cành và 1,

triệu chậu. Hoa lan trồng chủ yếu ở các xã: Nhị Bình, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Tân Thới Nhì, Bà Điểm,...

Hoa lài: Diện tích hiện nay khoảng 10 ha, sản lượng 60 tấn, giảm so với năm 2010, diện tích 15 ha, sản lượng 90 tấn.

Cây kiểng, cây công trình: Diện tích canh tác và gieo trồng năm 2015 đạt 74,7 ha, chiếm 38,3% diện tích trồng hoa kiểng của huyện, tăng 7,3 ha so với năm 2010 (67,4 ha). Cây cảnh, bosai tập trung ở các xã: Nhị Bình, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Tân Hiệp, Thới Tam Thôn,… Một số mô hình sản xuất hiệu quả như: Vườn hoa kiểng Nguyễn Thanh Nhơn 0,3 ha tại xã Xuân Thới Thượng, hợp tác xã nông nghiệp hoa lan cây cảnh Ngọc Tú và công ty trách nhiệm hữu hạn cây xanh hoa cảnh Vườn Xinh tại xã Thới Tam Thôn.

- Cây giống: Để đảm bảo và chủ động nguồn giống phát triển trồng trọt, huyện còn sản xuất giống cây trồng, năm 2016 diện tích các cây giống gồm: có 940m2 giống rau, 1.000m2 giống lan, 300m2 giống cây kiểng, 8.121m2 giống cây ăn trái, tập trung ở xã Xuân Thới Thượng, Đông Thạnh, Xuân Thới Sơn.

* Cây công nghiệp hàng năm

Cây công nghiệp hàng năm ở Hóc Môn có vị trí không đáng kể trong nhóm cây trồng, chiếm 7,1% diện tích các loại cây trồng của huyện năm 2018. Hiện nay do hiệu quả kinh tế thấp nên huyện giảm diện tích để chuyển sang các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Cây mía:

Bảng 2.13. Diện tích, năng suất và sản lượng cây mía huyện Hóc Môn, giai đoạn 2008-2018

Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2014 2016 2018 Diện tích Ha 57,0 82,5 68,5 22,5 Sản lượng Tấn 3.192 4.125 3.425 1.125 Năng suất Tạ/ha 560 500 500 500

Diện tích mía giảm từ 57 ha năm 2008 xuống 22,5 ha năm 2018. Sản lượng giảm từ 3.192 tấn còn 1.125 tấn. Cây mía được trồng ở Đông Thạnh, một ít ở Xuân Thới Sơn.

Cây đậu tương: có diện tích 0,2 ha đậu tương của huyện được trồng ở xã Bà Điểm.

Cây lạc: Năm 2016, diện tích 0,06 ha trồng ở xã Xuân Thới Thượng.

Cây thuốc lá: Từ năm 2006-2009, cây thuốc lá được trồng với diện tích không đáng kể, nhưng tăng từ 0,4 ha năm 2006 lên đến 11 ha năm 2009, tăng 27,5 lần. Cây thuốc lá được trồng ở xã Đông Thạnh. Hiện nay trên địa bàn huyện không còn trồng thuốc lá.

b. Cây lâu năm

Cây lâu năm bao gồm cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. Huyện Hóc Môn không có thế mạnh về cây lâu năm. Diện tích cây lâu năm giảm mạnh từ 199,3 ha năm 2012 giảm còn 85,11 ha, giảm 2,3 lần, và chiếm tỷ lệ thấp 8,1% năm 2012 và giảm còn 5,1% năm 2018 so với diện tích cây trồng toàn huyện.

- Cây ăn quả

Hóc Môn có khí hậu nhiệt đới mang tính cận xích đạo, đất xám và đất phù sa thích hợp trồng cây ăn quả nhiệt đới như: xoài, chuối, mít, nhãn,… Tuy nhiên sản phẩm cây ăn quả của huyện chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của huyện và của thành phố.

Bảng 2.14. Diện tích cây ăn quả của huyện Hóc Môn so với thành phố. (Đơn vị: ha)

Năm 2013 2014 2015 2016 2017

Diện tích cây ăn quả thành phố 7.672 6.656 5.730 4.851 4.779 Diện tích cây ăn quả Hóc Môn 68,83 66,34 65,94 63,30 54,16

Tỷ lệ so với thành phố (%) 0,90 1,00 1,15 1,30 1,13 (NGTK HM 2017, NGTK TPHCM 2017)

Cây ăn quả được trồng trên địa bàn huyện không nhiều, có diện tích giảm liên tục chiếm 39,1% diện tích cây lâu năm và chỉ chiếm 1,4% tổng diện tích cây trồng

của huyện năm 2018. Diện tích năm 2013 đạt 68,83 ha, giảm mạnh xuống còn 54,16 ha năm 2017, và năm 2018 diện tích 23,4 ha.

Cây xoài: Diện tích cây xoài năm 2017 đạt 1,5 ha, giảm 4,7 ha so với năm 2015 (6,2 ha). Trong đó, diện tích cây xoài cho quả năm 2017 là 1,5 ha giảm 2,6 ha so với năm 2015 (4,1 ha). Sản lượng xoài năm 2017 đạt 21,8 tấn, giảm đến 41,8 tấn so với năm 2015 (63,6 tấn). Xã Tân Thới Nhì trồng 56,9% diện tích xoài toàn huyện, Nhị Bình 21,2%, Xuân Thới Thượng 18,5%, còn lại ở Xuân Thới Sơn, Đông Thạnh.

Cây chuối có diện tích năm 2017 đạt 5,3 ha, chiếm 22,6% diện tích cây ăn quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện hóc môn (thành phố hồ chí minh) (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)