Định hướng phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện hóc môn (thành phố hồ chí minh) (Trang 107 - 109)

3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển

3.1.3. Định hướng phát triển nông nghiệp

3.1.3.1. Định hướng chung

Căn cứ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Hóc Mơn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025, căn cứ vào thực trạng phát triển nơng nghiệp huyện Hóc Mơn để đề ra các định hướng đến năm 2020 và dự báo đến năm 2030.

Huyện có kế hoạch thực hiện chương trình trọng điểm nơng thơn mới tại các xã trên địa bàn huyện gắn với thực hiện nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chú trọng thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nâng cao năng suất, hiệu quả và kiểm sốt an tồn vệ sinh sản phẩm nơng nghiệp; Phát triển mạnh các loại cây con có năng suất và chất lượng cao; Phát triển chăn nuôi các loại gia súc gắn với chế biến sản phẩm, kết hợp bảo vệ môi trường. Tiếp tục thực hiện tốt việc tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh lây lan trên gia súc, gia cầm, xây dựng vùng an toàn dịch; Thực hiện tốt cơng tác phịng trừ sâu bệnh trên cây trồng, nhất là cây lúa, đồng thời giám sát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tập trung chuyển diện tích trồng lúa và cây trồng khơng hiệu quả sang cây trồng, vật ni có giá trị và hiệu quả kinh tế cao hơn; Chuyển cơ cấu sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất nông nghiệp đô thị.

Đẩy mạnh công tác chuyển giao các ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nơng nghiệp; Có giải pháp giải quyết đầu ra cho nông sản, phát triển hệ thống thu mua và phân phối nông sản, cùng với việc mở rộng các chợ truyền thống, đẩy mạnh xây dựng các siêu thị, các trung tâm thương mại, huyện tiếp tục củng cố các hợp tác xã, nhất là các hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp. Tăng cường các hoạt động trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin thị trường, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tăng khả năng tiếp cận cũng như hỗ trợ các nguồn tài chính cho nơng dân.

3.1.3.2. Định hướng cụ thể

a. Trồng trọt

Phối hợp với các ngành chức năng tích cực triển khai các chương trình hướng dẫn nơng dân trong việc chọn lọc, lai tạo và sản xuất kết hợp nhập khẩu giống, chuyển

giao công nghệ để sản xuất các loại giống cây trồng an toàn sinh học, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Định hướng phát triển sản xuất rau an toàn, hoa lan, cây kiểng:

- Cây hàng năm và cây lâu năm: dự kiến năm 2020 diện tích đất canh tác là 940 ha và năm 2025 là 520 ha, dự báo năm 2030 còn 280 ha.

- Hoa, cây kiểng: dự kiến năm 2020 diện tích đất canh tác là 340 ha và năm 2025 là 320 ha, gồm hoa lan, cây kiểng, bonsai, mai vàng, hoa nền, dự báo năm 2030 cịn 300 ha.

- Rau an tồn: dự kiến năm 2020 diện tích đất canh tác là 450 ha và năm 2025 diện tích là 450 ha, năm 2030 cũng khơng có nhiều thay đổi so với diện tích năm 2025. Ứng dụng công nghệ sinh học, tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất theo quy trình sản xuất tốt (GAP) và các tiêu chuẩn tương đương để nâng cao chất lượng và năng suất.

- Lúa: dự kiến giai đoạn 2020 - 2025 khơng cịn sản xuất lúa nữa.

b. Chăn nuôi

Tăng cường công tác quản lý, kiểm định giống, nâng cao hiệu quả công tác thú y, chủ động phòng chống dịch bệnh, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, đảm bảo an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tập trung nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đàn bị sữa và một số vật ni có giá trị, đảm bảo an tồn dịch bệnh, vệ sinh an tồn thực phẩm, mơi sinh, mơi trường.

Chú trọng phát triển sản xuất dịch vụ về giống vật ni. Duy trì đàn gia súc, gia cầm và các loại vật nuôi khác ở mức độ vừa phải, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.

Quy mô chăn nuôi gia súc đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 của huyện như sau:

- Tổng đàn trâu năm 2020 còn 80 con, đến 2025 huyện khơng cịn ni trâu. - Bò sữa: dự kiến năm 2020 là 11.000 con và năm 2025 là 10.000 con, dự báo năm 2030 là 8.000 - 9.000 con.

- Lợn: dự kiến năm 2020 là 15.000 con và năm 2025 là 10.000 con , dự báo năm 2030 là 6.000 - 7.000 con.

Ngành chăn nuôi định hướng đến năm 2020 - 2025 chủ yếu vẫn là bò và lợn. Tuy nhiên số lượng đàn giảm dần do đơ thị hóa nên diện tích đất nơng nghiệp giảm. Khuyến khích nơng dân nâng cao chất lượng con giống và sản xuất con giống cung cấp thị trường trong và ngoài thành phố.

c. Dịch vụ nông nghiệp

Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nhưng đang được chú trọng đầu tư phát triển để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu phát triển nông nghiệp của huyện. Các hệ thống khuyến nông, các dịch vụ về giống, thủy lợi, vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật,… được ngày càng mở rộng và phát triển trên khắp địa bàn huyện. Tuy nhiên, để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của nơng nghiệp đơ thị, nơng nghiệp hàng hóa của huyện thì cần đẩy mạnh dịch vụ nơng nghiệp hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện hóc môn (thành phố hồ chí minh) (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)