Chính sách phát triển nơng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện hóc môn (thành phố hồ chí minh) (Trang 112 - 113)

3.2. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp

3.2.6. Chính sách phát triển nơng nghiệp

Thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y; kết hợp chuyển giao kỹ thuật cho người dân. Xây dựng và nhân rộng các mơ hình sản xuất nơng nghiệp phục vụ chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng, vật ni, nâng cao trình độ kỹ thuật và sản xuất cho nông dân. Củng cố và xây dựng chuỗi các ngành hàng, liên kết giữa người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sản phẩm được tiêu thụ kịp thời. Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh việc ký kết các hợp đồng tiêu thụ nơng sản, hình thành các tổ chức sản xuất, hợp tác xã làm đầu mối liên kết giữa Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông) trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển trên ngun tắc khuyến khích các hộ có khả năng về vốn, lao động và kinh nghiệm sản xuất mở rộng quy mô phát triển trang trại. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gặp khó khăn trong sản xuất.

Thực hiện tốt các chính sách thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn nhằm chuyển đổi cơ cấu sản xuất và chuyển đổi cơ cấu lao động.

Hoàn tất cơ bản các chương trình phịng chống lụt bão, các dự án hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Củng cố, nâng cao năng lực tổ chức điều hành và hiệu quả quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng trên lĩnh vực nông nghiệp. Nâng cao chất lượng công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện hóc môn (thành phố hồ chí minh) (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)