Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện hóc môn (thành phố hồ chí minh) (Trang 102)

3.1.1. Quan điểm

3.1.1. 1. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Hóc Môn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025 phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố và của cả nước.

Quan điểm phát triển nhanh gắn với phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đặt phát triển kinh tế - xã hội của huyện với quá trình phát triển chung của thành phố, của cả nước, phối hợp với các quận huyện và các địa phương thu hút đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh kinh tế thị trường trong và ngoài nước.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát huy tiềm lực của huyện về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên và con người huyện Hóc Môn theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Ưu tiên nâng cao chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh, hướng đến phát triển bền vững.

Phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo hài hòa giữa các địa phương trong huyện. Tập trung khai thác các tiềm năng, thế mạnh của huyện đối với các ngành có lợi thế so sánh.

Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân toàn huyện. Chú trọng giáo dục, đào tạo nhân lực, cán bộ quản lý, nguồn lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập hiện nay.

Phát triển hài hòa giữa đô thị và nông thôn trên địa bàn huyện; Phát triển đô thị hóa theo hướng văn minh, hiện đại. Xây dựng nông thôn mới về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn quan tâm đến bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đảm bảo an ninh, chính trị, quốc phòng, an toàn xã hội, chống các tệ nạn xã hội, mặt trái của thị trường đảm bảo phát triển bền vững.

3.1.1.2. Quan điểm phát triển nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp, nông thôn có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng địa phương trên địa bàn huyện. Phát triển nông nghiệp gắn với nông nghiệp đô thị. Phát triển chăn nuôi hiện đại, đưa ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao trong nông nghiệp. Chú ý đến chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.

Huyện Hóc Môn quy hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu của thị trường nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên một ha diện tích đất sản xuất thực tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân.

Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Khai thác các tiềm năng, thế mạnh của huyện về sản xuất nông nghiệp đô thị. Xây dựng nền nông nghiệp đô thị theo hướng nông nghiệp sinh thái hiện đại như vành đai rau xanh của thành phố; phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp và nông thôn. Đổi mới, xây dựng, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động, đào tạo nguồn nhân lực; huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế kết hợp với sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng hình thành vùng sản xuất tập trung, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nhằm đạt năng suất, chất lượng sản phẩm, gắn kết công

nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo sản xuất có hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.

Phát triển nông nghiệp huyện Hóc Môn gắn với xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết 26 NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và thực hiện có hiệu quả cá chính sách xã hội.

3.1.2. Mục tiêu

3.1.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Mục tiêu đổi mới toàn diện, đồng bộ, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Khai thác hiệu quả các nguồn lực, phát huy thế mạnh, đảm bảo tăng trưởng kinh tế hợp lý, nâng cao chất lượng gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng để huyện Hóc Môn phát triển bền vững. Đồng thời đảm bảo tốt các vấn đề an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Đảm bảo an ninh quốc phòng, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Mục tiêu văn hóa xã hội:

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn bình quân 6.000 – 8.000 người/ năm.

100% ấp, khu phố có nhân viên sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm dưới 6%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%. 100% người nghèo được cấp Bảo hiểm y tế. 100% hộ nông dân có đủ nước sạch sinh hoạt. Trên 80% gia đình hộ nông dân đạt “gia đình văn hóa”.

3.1.2.2. Mục tiêu phát triển nông nghiệp

Huyện sẽ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát huy thế mạnh 4 nông sản chủ lực đó là rau, hoa kiểng, lợn và bò sữa, (trên 6 nông sản chủ lực của thành phố) góp phần tạo vành đai rau xanh của thành phố trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực của huyện, nhằm tạo ra giá trị kinh tế cao nhất cho ngành nông nghiệp đô thị của huyện.

Đến năm 2020: Giá trị sản lượng nông nghiệp đạt 150 triệu đồng/ ha/ năm (giai đoạn 2010-2015 đạt 120 triệu đồng/ ha/ năm), tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt trên 1,5 – 1,2 %/ năm (giai đoạn 2010-2015 đạt 1,55%/ năm)

Đến năm 2015:Giá trị sản lượng nông nghiệp thực tế đạt trên 200 triệu đồng/ ha/ năm.

Hóc Môn xây dựng nền nông nghiệp đô thị, tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản; Phát triển mạnh các cây con chủ lực theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Phát triển và nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất có hiệu quả như kinh tế trang trại, kinh tế hộ; Nâng cao hiệu quả sử dụng mọi nguồn lực như đất đai, lao động và nguồn vốn, kết hợp sản xuất với kinh doanh tiêu thụ nông sản, tăng nhanh thu nhập và đời sống của nông dân.

Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả bền vững. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường, tăng cường ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, chủ động sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

Chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và dịch hại trên cây trồng.

Tăng cường quản lý khu vực chăn nuôi nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

Đảm bảo việc xử lý môi trường chăn nuôi bằng hệ thống hầm biogas, tận dụng nguồn phân sau xử lý làm phân bón cho cây trồng, đảm bảo vệ môi trường. Không để chăn nuôi tự phát trong khu dân cư tập trung hoặc thuê đất nông nghiệp chăn nuôi không xây dựng chuồng trại theo quy chuẩn, không xử lý nước thải, chất thải gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Quản lý việc sử dụng đất theo đúng quy hoạch, bảo đảm việc sử dụng đất hiệu quả để phát triển nông nghiệp ổn định, phù hợp với tiềm năng, thổ nhưỡng đối với các loại cây trồng, vật nuôi, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp đô thị và bảo vệ môi trường.

Năm 2010, tất cả các xã của huyện và thị trấn đều có quỹ đất nông nghiệp, hai xã có diện tích đất nông nghiệp nhiều nhất là Xuân Thới Thượng (1.537,56 ha), Xuân Thới Sơn (1.086,55 ha), diện tích đất nông nghiệp ít nhất là Thị trấn (72,53 ha) và

Trung Chánh (69,1 ha). Diện tích đất nông nghiệp giảm rất nhiều, đến năm 2020, sáu xã còn diện tích đất nông nghiệp đó là: Đông Thạnh, Xuân Thới Thượng, Thới Tam Thôn, Tân Hiệp, Xuân Thới Sơn và Nhị Bình. Định hướng đến năm 2015, chỉ còn bốn xã có đất nông nghiệp: Đông Thạnh (356 ha), Xuân Thới Thượng (296 ha), Thới Tam Thôn (178 ha), Xuân Thới Sơn (70 ha).

Bảng 3.1. Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp huyện Hóc Môn. (Đơn vị: Ha)

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 Năm 2025 1 Tổng diện tích đất tự nhiên 10.943,38 10.943,38 10.943,38 10.943,38 2 Quỹ đất nông nghiệp 6.855,56 4.214 1.200 900

Theo mục đích sử dụng

2.1 - Đất sản xuất nông nghiệp 6.772,21 3.900 940 520

2.2 - Đất lâm nghiệp 11,4 80 0 0

2.3 - Đất nuôi trồng thủy sản 68,69 54 40 0 2.4 - Đất nông nghiệp khác 3,26 180 220 380

(Quy hoạch sử dụng đất đến 2010 định hướng 2020 huyện Hóc Môn)

Đến năm 2025, diện tích đất nông nghiệp của huyện chỉ còn 900 ha, giảm 7,6 lần so với năm 2010 là 6.855,56 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp năm 2025 còn 520 ha, giảm 13 lần so với năm 2010 là 6.772,21 ha; Diện tích đất nông nghiệp khác năm 2025 lên đến 380 ha tăng 116,6 lần so với năm 2010 chỉ có 3,26 ha.

Tăng cường hiệu quả sử dụng đất góp phần tăng giá trị trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện đến năm 2020 khoảng 1.200 ha, định hướng đến năm 2025 khoảng 900 ha tập trung ở 3 xã Tân Hiệp, Đông Thạnh và Xuân Thới Sơn. Ngoài diện tích đất nông nghiệp dành cho chăn nuôi theo quy hoạch còn có diện tích đất trồng cỏ xen khu dân cư nông thôn hoặc các khu quy hoạch khác khi chưa thực hiện dự án. Đến năm 2020-2025, một số xã còn diện tích đất dành cho chăn nuôi như: Đông Thạnh, Thới Tam Thôn, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Thượng, Nhị Bình, Tân Thới Nhì.

Dự kiến đến năm 2020 diện tích nuôi trồng thủy sản theo hướng kết hợp du lịch sinh thái đạt 40 ha đối với những khu vực ven sông, như sông Sài Gòn. Đến năm 2025 huyện không còn nuôi trồng thủy sản và không còn diện tích đất lâm nghiệp.

3.1.3. Định hướng phát triển nông nghiệp

3.1.3.1. Định hướng chung

Căn cứ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Hóc Môn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025, căn cứ vào thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Hóc Môn để đề ra các định hướng đến năm 2020 và dự báo đến năm 2030.

Huyện có kế hoạch thực hiện chương trình trọng điểm nông thôn mới tại các xã trên địa bàn huyện gắn với thực hiện nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chú trọng thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nâng cao năng suất, hiệu quả và kiểm soát an toàn vệ sinh sản phẩm nông nghiệp; Phát triển mạnh các loại cây con có năng suất và chất lượng cao; Phát triển chăn nuôi các loại gia súc gắn với chế biến sản phẩm, kết hợp bảo vệ môi trường. Tiếp tục thực hiện tốt việc tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh lây lan trên gia súc, gia cầm, xây dựng vùng an toàn dịch; Thực hiện tốt công tác phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, nhất là cây lúa, đồng thời giám sát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tập trung chuyển diện tích trồng lúa và cây trồng không hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi có giá trị và hiệu quả kinh tế cao hơn; Chuyển cơ cấu sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất nông nghiệp đô thị.

Đẩy mạnh công tác chuyển giao các ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp; Có giải pháp giải quyết đầu ra cho nông sản, phát triển hệ thống thu mua và phân phối nông sản, cùng với việc mở rộng các chợ truyền thống, đẩy mạnh xây dựng các siêu thị, các trung tâm thương mại, huyện tiếp tục củng cố các hợp tác xã, nhất là các hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp. Tăng cường các hoạt động trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin thị trường, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tăng khả năng tiếp cận cũng như hỗ trợ các nguồn tài chính cho nông dân.

3.1.3.2. Định hướng cụ thể

a. Trồng trọt

Phối hợp với các ngành chức năng tích cực triển khai các chương trình hướng dẫn nông dân trong việc chọn lọc, lai tạo và sản xuất kết hợp nhập khẩu giống, chuyển

giao công nghệ để sản xuất các loại giống cây trồng an toàn sinh học, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Định hướng phát triển sản xuất rau an toàn, hoa lan, cây kiểng:

- Cây hàng năm và cây lâu năm: dự kiến năm 2020 diện tích đất canh tác là 940 ha và năm 2025 là 520 ha, dự báo năm 2030 còn 280 ha.

- Hoa, cây kiểng: dự kiến năm 2020 diện tích đất canh tác là 340 ha và năm 2025 là 320 ha, gồm hoa lan, cây kiểng, bonsai, mai vàng, hoa nền, dự báo năm 2030 còn 300 ha.

- Rau an toàn: dự kiến năm 2020 diện tích đất canh tác là 450 ha và năm 2025 diện tích là 450 ha, năm 2030 cũng không có nhiều thay đổi so với diện tích năm 2025. Ứng dụng công nghệ sinh học, tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất theo quy trình sản xuất tốt (GAP) và các tiêu chuẩn tương đương để nâng cao chất lượng và năng suất.

- Lúa: dự kiến giai đoạn 2020 - 2025 không còn sản xuất lúa nữa.

b. Chăn nuôi

Tăng cường công tác quản lý, kiểm định giống, nâng cao hiệu quả công tác thú y, chủ động phòng chống dịch bệnh, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, đảm bảo an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tập trung nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đàn bò sữa và một số vật nuôi có giá trị, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi sinh, môi trường.

Chú trọng phát triển sản xuất dịch vụ về giống vật nuôi. Duy trì đàn gia súc, gia cầm và các loại vật nuôi khác ở mức độ vừa phải, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.

Quy mô chăn nuôi gia súc đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 của huyện như sau:

- Tổng đàn trâu năm 2020 còn 80 con, đến 2025 huyện không còn nuôi trâu. - Bò sữa: dự kiến năm 2020 là 11.000 con và năm 2025 là 10.000 con, dự báo năm 2030 là 8.000 - 9.000 con.

- Lợn: dự kiến năm 2020 là 15.000 con và năm 2025 là 10.000 con , dự báo năm 2030 là 6.000 - 7.000 con.

Ngành chăn nuôi định hướng đến năm 2020 - 2025 chủ yếu vẫn là bò và lợn. Tuy nhiên số lượng đàn giảm dần do đô thị hóa nên diện tích đất nông nghiệp giảm. Khuyến khích nông dân nâng cao chất lượng con giống và sản xuất con giống cung cấp thị trường trong và ngoài thành phố.

c. Dịch vụ nông nghiệp

Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nhưng đang được chú trọng đầu tư phát triển để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu phát triển nông nghiệp của huyện. Các hệ thống khuyến nông, các dịch vụ về giống, thủy lợi, vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật,… được ngày càng mở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện hóc môn (thành phố hồ chí minh) (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)