Một số giải pháp phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện hóc môn (thành phố hồ chí minh) (Trang 109)

3.2.1. Nguồn vốn

Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp. Cân đối từ vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như: công trình chống ngập úng, công tác khuyến nông phục vụ sản xuất, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Hỗ trợ lãi suất thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo quyết định của thành phố.

Hỗ trợ vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại theo quy định của nhà nước về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.

Vốn tự có của tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ sản xuất. Cùng với nguồn vốn huy động từ nông dân.

Để phát triển nông nghiệp có hiệu quả, bền vững thì vốn có vai trò rất quan trọng. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, tuy nhiên Hóc Môn phát triển nông nghiệp đô thị, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nên cần nguồn vốn đầu tư nhiều hơn những khu vực sản xuất nông nghiệp truyền thống. Vì thế cần có biện pháp thu hút và sự dụng hiệu quả vốn đầu tư cho nông nghiệp.

3.2.2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật

Nâng cấp và cải tạo cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn.

Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật nông nghiệp ảnh hưởng lớn đến thu hút đầu tư, nâng cao năng suất nông sản. Huyện tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp như gia thông, các công trình thủy lợi, điện, trạm khuyến nông,…

Giao thông góp phần tích cực tạo kết cấu hạ tầng thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh về nông thôn, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hệ thống đường bộ có 392,751 km đường các loại, trong đó đường nông thôn là 248,8 km, chiếm tỉ trọng 71%. Tất cả các xã và thị trấn đều có đường ô tô đi đến. Cần chú ý đầu tư phát triển hơn nữa mạng lưới giao thông đi đến các ấp và các tuyến đường giao thông liên huyện.

Hệ thống điện có vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn. Hiện nay mạng lưới điện đã phủ khắp huyện, 100% các hộ dân sử dụng điện. Cần tiếp tục cải tạo điện lưới, đường dây tải điện để sử dụng đạt hiệu quả và an toàn. Hệ thống thủy lợi đảm bảo nước tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Hiện nay 100% hộ dân sử dụng nước máy. Các kênh mương thủy lợi, trạm bơm,… cần được kiểm tra thường xuyên, gia cố hệ thống thủy lợi đảm bảo an toàn, đáp ứng nhu cầu nước tưới trong mùa khô và thoát nước ở những nơi trũng thấp, triều cường, ngập úng vào mùa mưa góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Huyện cũng có trạm thú y, hệ thống khuyến nông để hỗ trợ nông dân trong sản xuất như cung cấp giống, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,phòng trừ dịch bệnh,… Tuy nhiên vào thời gian cao điểm bệnh dịch còn gặp khó khăn do thiếu nhân sự. Cần phát triển hơn nữa hệ thống khuyến nông, trạm thú y,… và tăng cường nguồn cán bộ để kịp thời hỗ trợ nông dân trong sản xuất.

Phát triển nông nghiệp đô thị thì phải gắn liền với việc phát triển các cơ sở chế biến. Với tình hình các cơ sở chế biến hiện nay không nhiều, Hóc Môn cần tăng cường về số lượng và đầu tư chất lượng hiện đại cho các cơ sở chế biến nông sản.

Vấn đề vệ sinh môi trường cũng cần được quan tâm, nhất là chất thải từ chăn nuôi chưa được xử lý tốt, sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất trong sản xuất nông nghiệp cần phải đảm bảo phát triển phát triển bền vững, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.

3.2.3. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Phần lớn lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo. Đầu tư phát triển giáo dục nâng cao trình độ lao động, mở các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất tiên tiến, dạy nghề, có những chính sách đãi ngộ thu hút lao động có trình độ, thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình,… sẽ giúp sản xuất nông nghiệp của huyện đạt hiệu quả cao, người dân tăng thu nhập và ổn định cuộc sống.

3.2.4. Ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao trong việc phát triển nông nghiệp đô thị huyện Hóc Môn.

Huyện đã triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào chăn nuôi và trồng trọt: đẩy mạnh việc xây dựng vùng nuôi, cơ sở nuôi an toàn. Định hướng phát triển rau an toàn, ứng dụng công nghệ sinh học, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình GAP (quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) để nâng cao chất lượng và năng suất. Đối với chăn nuôi, tập trung nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đàn bò sữa và một số vật nuôi có giá trị, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi sinh, môi trường.

Tập trung đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu gen, giống; thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; đến hệ thống tưới phun sương, nhỏ giọt; các kỹ thuật, công nghệ mới ứng dụng vào sản xuất, chế biến nông sản,… nhằm tạo ra nhiều hơn nữa tạo ra nông sản sạch, đáp ứng nhu cầu thị trường cạnh tranh như hiện nay.

3.2.5. Thị trường tiêu thụ và thương hiệu

Thị trường điều tiết sản xuất nông sản hàng hóa. Nhu cầu thị trường lớn thì khả năng tiêu thụ sản phẩm nói chung và nông sản nói riêng càng cao. Hiện nay, một số

nông sản của huyện như rau có các kênh tiêu thụ lớn như Coop Mart, Aeon, Big C, và tiếp cận bếp ăn các trường học, khu công nghiệp, khu chế xuất, các cửa hàng bán lẻ tại thành phố Hồ Chí Minh và các nhà phân phối lớn tại Hà Nội, đang hướng đến thị trường xuất khẩu.

Làm tốt công tác thông tin kinh tế thị trường, giá cả, tìm kiếm, mở rộng thị trường trong và ngoài nước kết hợp với việc khai thác thế mạnh tiềm năng của huyện, đồng thời xây dựng thương hiệu cho các nông sản, có chỉ dẫn địa lí sẽ giúp huyện phát triển nông nghiệp hàng hóa đạt hiệu quả kinh tế cao.

3.2.6. Chính sách phát triển nông nghiệp

Thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y; kết hợp chuyển giao kỹ thuật cho người dân. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp phục vụ chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nâng cao trình độ kỹ thuật và sản xuất cho nông dân. Củng cố và xây dựng chuỗi các ngành hàng, liên kết giữa người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sản phẩm được tiêu thụ kịp thời. Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh việc ký kết các hợp đồng tiêu thụ nông sản, hình thành các tổ chức sản xuất, hợp tác xã làm đầu mối liên kết giữa Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông) trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển trên nguyên tắc khuyến khích các hộ có khả năng về vốn, lao động và kinh nghiệm sản xuất mở rộng quy mô phát triển trang trại. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gặp khó khăn trong sản xuất.

Thực hiện tốt các chính sách thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn nhằm chuyển đổi cơ cấu sản xuất và chuyển đổi cơ cấu lao động.

Hoàn tất cơ bản các chương trình phòng chống lụt bão, các dự án hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Củng cố, nâng cao năng lực tổ chức điều hành và hiệu quả quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng trên lĩnh vực nông nghiệp. Nâng cao chất lượng công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp.

3.2.7. Khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường

Quy hoạch chi tiết sử dụng đất nông nghiệp đối với cây trồng và vật nuôi chủ lực phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chung. Công bố quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân chuyển đổi những cây trồng, vật nuôi không hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi hiệu quả, cụ thể:

Chuyển đổi từ đất lúa sang cây hàng năm khác như rau các loại, hoa nền, cỏ phù hợp với định hướng quy hoạch chung.

Chuyển đổi từ đất lúa sang cây lâu năm như cây ăn quả các loại, cây hoa kiểng lâu năm, cá cảnh.

Những khu vực trũng thấp, không thích hợp trồng lúa nên chuyển đổi sang sản xuất cá loại nông sản mang lại giá trị kinh tế cao hơn như nuôi trồng thủy sản, thâm canh cỏ làm thức ăn cho chăn nuôi, hoặc trồng các loại rau phù hợp…

Khuyến khích hộ doanh nghiệp, hộ sản xuất có năng lực đầu tư mở rộng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thành những vùng tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa.

Nâng cao chất lượng công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp.

Công bố và thực hiện quy hoạch chăn nuôi tại các xã, thị trấn xa khu dân cư có hệ thống xử lý chất thải, không phát triển chăn nuôi dưới hình thức các hộ chăn nuôi trong khu dân cư tập trung.

Tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường đến tận người dân; Giữ vệ sinh môi trường nông thôn; Có biện pháp vận động đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ xây hầm biogas, hầm lắng để hạn chế gây ô nhiễm; đối với các hộ chăn nuôi quy mô lớn (trên 100 con heo/hộ, trên 20 con bò/hộ) phải có hệ thống xử lý nước thải, chất thải, cam kết giảm đàn hoặc di dời đi nơi khác nếu có khiếu nại của người dân xung quanh do gây ra ô nhiễm môi trường (như mùi, tiếng ồn, nước ngầm,…)

Tăng cường công tác quản lý chăn nuôi: tăng tỷ lệ tiêm phòng, chú trọng công tác kiểm dịch động vật khi nhập, xuất chuồng, quản lý chất lượng giống nuôi… tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc.

Tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển, khuyến khích các hộ có khả năng về vốn, lao động và kinh nghiệm sản xuất mở rộng quy mô phát triển trang trại.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng và thực trạng phát triển nông nghiệp cũng như quan điểm và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp để nông nghiệp phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường.

Trong chương 3, tác giả đã đề ra mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp đến năm 2020 và dự báo đến năm 2025.

Đề ra các giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Hóc Môn là:

Hóc Môn là một huyện của thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ huyện cần quan tâm nhiều hơn và có chính sách khuyến khích phát triển.

Cần thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Nâng cao chất lượng nguồn lao động nông nghiệp. Nâng cấp và cải tạo cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý các loại nông sản. Nên có chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn hợp lí. Khai thác đi đôi với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Với những định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp đúng đắn, phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân nhất là các xã vùng ven. Làm cho bức tranh kinh tế nông thôn của huyện ngày càng khởi sắc.

KẾT LUẬN

Ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là ngành sản xuất vật chất không thể thay thế và không ngừng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Hóc Môn là một trong năm huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện. Có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn, chủ yếu là đất xám và đất phù sa; khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính cận xích đạo, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai như áp thấp nhiệt đới, bão…; Nguồn nước dồi dào thuận lợi cho phát triển nông nghiệp mà ưu thế nổi trội là chăn nuôi bò sữa đứng thứ hai thành phố, trồng rau và chăn nuôi lợn đứng thứ ba thành phố. Đất nông nghiệp chiếm 48,3% diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 47,8% và chủ yếu là đất trồng cây hàng năm (chiếm 36,7% năm 2016). Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm thủy sản thì giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm đến 99,96% - năm 2018.

Sản xuất nông nghiệp huyện Hóc Môn đã đạt được những kết quả như:

Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng liên tục. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm thủy sản thì nông nghiệp chiếm 99,96% (năm 2018). Trong đó, chăn nuôi chiếm tỷ lệ 63,0%, trồng trọt 29,2%, dịch vụ nông nghiệp 7,8%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Nông sản chủ lực của huyện là bò sữa, lúa và rau; sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất và chất lượng nông sản. Sự phân bố sản xuất nông nghiệp ngày càng hợp lý hơn trong xu hướng đô thị hóa của huyện, tập trung ở các xã có điều kiện thuận lợi hơn nhằm khai thác tối đa lợi thế của địa phương.

Nông nghiệp là ngành đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đóng góp vào nguồn thu ngân sách của huyện để tái đầu tư, mở rộng sản xuất.

Hiện nay, cùng với phát triển nông nghiệp công nghệ cao, huyện đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa phù hợp với xu thế chung của cả nước. Mặc dù tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu các ngành kinh

tế có giảm nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng liên tục, năm 2017 tăng gấp đôi so với năm 2010.

Đồng thời với phát triển nông nghiệp là chương trình xây dựng nông thôn mới đã góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân. Bộ mặt nông thôn mới ngày càng đổi mới, cơ cấu ngành nghề đa dạng hơn. Ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp, đang phát triển công nghiệp chế biến nông sản, dịch vụ nông nghiệp,… Tuy nhiên nông nghiệp của huyện cũng còn một số hạn chế và khó khăn, thách thức:

Trình độ phát triển nông nghiệp của huyện còn hạn chế, năng suất và chất lượng nông sản chưa cao. Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch nhưng còn chậm. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nhưng tính rủi ro còn cao, phụ thuộc nhiều vào thị trường, giá cả. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ và còn hạn chế.

Để nông nghiệp của huyện phát huy những lợi thế và khắc phục những khó khăn nhằm phát triển hơn nữa thì cần phải có định hướng đúng đắn và phù hợp. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp của huyện, đề tài đã đề xuất một số định hướng phát triển nông nghiệp huyện Hóc Môn đến năm 2020 và dự báo đến năm 2025. Đồng thời đưa ra một số giải pháp để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện hóc môn (thành phố hồ chí minh) (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)