Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện hóc môn (thành phố hồ chí minh) (Trang 51 - 66)

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nơng nghiệp huyện Hóc Mơn, thành

2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

2.1.1.1. Vị trí địa lí

Huyện Hóc Mơn nằm phía Tây Bắc TP HCM, phía Bắc giáp huyện Củ Chi, phía Nam giáp quận 12 và Bình Chánh, phía Tây giáp huyện Đức Hịa tỉnh Long An, phía Đơng giáp thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương.

Về vị trí kinh tế, thực hiện hướng phát triển thành phố về phía Bắc, huyện Hóc Mơn là cửa ngõ vào nội thành, với hướng phát triển hành lang công nghiệp, địa bàn dân cư kết hợp với cảnh quan du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử với các địa danh như: Ngã Ba Giồng, Bà Điểm, 18 Thôn Vườn Trầu,… và cùng tuyến du lịch tham quan khu di tích Địa đạo - Bến Dược Củ Chi.

Với vị trí là cửa ngõ vào nội thành TP HCM, nối liền với các trục đường giao thông quan trọng, như đường Quốc lộ 1A từ Đồng bằng sông Cửu Long đến các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và miền Đơng Nam Bộ; đường Xuyên Á - Quốc lộ 22 từ Campuchia qua Tây Ninh vào TP HCM và nối liền đường Quốc lộ 1A đi các tỉnh. Với các tuyến đường liên tỉnh lộ 9 nối TP HCM với Đức Hòa - Đức Huệ (Long An) qua biên giới Campuchia, Liên tỉnh lộ 15 nối TP HCM với Tây Ninh, Bình Phước, Lộc Ninh. Nhờ có các trục giao thơng quan trọng xun qua Hóc Mơn đã tạo nên cầu nối giao lưu kinh tế giữa Hóc Mơn, TP HCM với vùng Đồng bằng sơng Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các khu cơng nghiệp Đơng Nam Bộ và giao thương đường bộ với các nước Đông Nam Á, mở ra triển vọng thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.

Ngoài các tuyến đường bộ huyết mạch cho phát triển kinh tế, Huyện Hóc Mơn cịn có tuyến đường thủy góp phần khơng nhỏ cho việc phát triển kinh tế. Tuyến

đường sơng Sài Gịn rất thuận lợi cho giao thơng vận tải thủy liên tỉnh TP HCM, Bình Dương, Tây Ninh trong đó có đoạn qua Hóc Mơn. Đồng thời cũng là tuyến du lịch sinh thái nhà vườn các xã của huyện dọc sơng Sài Gịn, tuyến sơng Rạch Tra - kênh An Hạ - kênh Tam Tân là tuyến giao lưu vận tải thủy với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhìn chung, vị trí địa lí kinh tế của huyện Hóc Mơn thuận lợi, là huyện vành đai tiếp giáp nội thành với những trục đường thủy bộ huyết mạch giao lưu kinh tế, văn hóa dịch vụ theo hướng huyện đơ thị hóa ngoại thành.

2.1.1.2. Phạm vi lãnh thổ

Huyện Hóc Mơn tổng diện tích tự nhiên là 10.943,48 ha chiếm 5,21% diện tích tồn thành phố.

Thực hiện chủ trương của Trung ương và Thành phố, ngày 1 tháng 4 năm 1997 huyện Hóc Mơn được tách thành quận 12 và huyện Hóc Mơn mới, gồm 12 đơn vị hành chính, trong đó có 11 xã và 1 thị trấn, có 76 ấp, khu phố, bao gồm: Thị trấn Hóc Mơn và các xã: Tân Thới Nhì, Tân Hiệp, Thới Tam Thơn, Đơng Thạnh, Nhị Bình, Xuân Thới Sơn, Tân Xuân, Trung Chánh, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Đông, Bà Điểm.

Bảng 2.1. Đơn vị hành chính, diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Hóc Mơn năm 2017

STT

Thị trấn/ xã Diện tích

(km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/ km2) Tổng số 109,7 446.057 4.086 1 Thị trấn Hóc Mơn 1,74 19.056 10.952 2 Tân Hiệp 11,95 28.109 2.352 3 Nhị Bình 8,44 13.318 1.578 4 Đông Thạnh 12,78 52.097 4.076 5 Tân Thới Nhì 17,24 25.352 1.471

6 Thới Tam Thôn 8,94 73.609 8.234

7 Xuân Thới Sơn 14,98 25.937 1.731

8 Tân Xuân 2,75 23.650 8.600

9 Xuân Thới Đông 2,99 27.909 9.334

10 Trung Chánh 1,77 32.662 18.453

11 Xuân Thới Thượng 18,57 51.268 2.761

2.1.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

2.1.2.1. Địa hình

Trên địa bàn có 3 loại địa hình chính:

Vùng gị cao có cao trình từ 8-10 mét; có diện tích 277 ha, chiếm 2,54% diện tích tự nhiên, có đặc điểm là nền móng vững chắc, thốt nước tốt, thuận lợi bố trí các cơ sở cơng nghiệp, các trung tâm hạ tầng kỹ thuật, khu cây xanh tập trung.

Vùng triền có cao trình từ 2-8 mét; có diện tích 5.718 ha, chiếm 52,38% diện tích tự nhiên, có nền móng tương đối vững chắc, khả năng thốt nước trung bình, hiện đang là vùng chuyên trồng cây hàng năm, thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở cơng nghiệp vừa và nhỏ xen các khu dân cư.

Vùng bưng trũng có cao trình dưới 2 mét; có diện tích 4.922 ha, chiếm 45,08% diện tích tự nhiên. Đây là khu vực thoát nước kém, hiện nay phần lớn là đất trồng lúa, hoa màu, cây hàng năm. Vùng ven sơng rạch đã và đang hình thành vùng cây ăn trái nhà vườn cần kết hợp loại hình sinh thái du lịch.

2.1.2.2. Đất

Huyện Hóc Mơn có các nhóm đất và những đặc tính lý hóa tương ứng. Kết quả phân loại đất được thể hiện như sau:

Bảng 2.2. Diện tích và cơ cấu các nhóm đất huyện Hóc Mơn

STT Nhóm đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) diện tích đất tự nhiên 1 Đất vàng nâu Feralit 615,72 5,63 2 Đất xám 5.062,01 46,26 3 Đất phù sa 5.067,59 46,31 4 Đất sông suối 198,16 1,81 Tổng 10.943,38 100

(Quy hoạch sử dụng đất đến 2010 định hướng đến 2020 và kế hoạch sử dụng đất 2006-2010 huyện Hóc Mơn) - Nhóm đất xám: là nhóm đất tốt có tổng diện tích là 5.062,01ha, chiếm 46,26%

có thể sử dụng vào nhiều mục đích như: bố trí sản xuất cơng nghiệp, khu dân cư, trồng rau màu.

- Nhóm đất phèn: có diện tích là 5.067,59 ha, chiếm 46,31% diện tích đất tự

nhiên, chủ yếu là vùng ven sông rạch, một số nơi lập vườn trồng cây ăn trái, số còn lại trồng lúa.

- Nhóm đất vàng nâu: có diện tích 615,72 ha, chủ yếu trồng cây lâu năm. - Nhóm đất sơng suối: diện tích 198,16 ha.

Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Hóc Mơn, giai đoạn 2006-2016

(Đơn vị tính: ha)

Các nhóm đất Diện tích

năm 2006 Cơ cấu %

Diện tích

năm 2016 Cơ cấu % Tổng diện tích 10.943,38 100 10.917,21 100

1. Đất nông nghiệp 7.636,20 69,8 5.267,51 48,25

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 7.409,59 67,7 5.222,28 47,83 1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 4.544,89 41,5 4.223,65 38,69 1.1.1.1. Đất trồng lúa 3.253,03 29,7 1.813,93 16,62 1.1.1.2. Đất trồng cây hàng năm

còn lại

1.291,86 12,9 2.409,72 22,07

1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 2.864,7 26,2 998,62 9,14

1.2 . Đất lâm nghiệp 146,99 1,3 0,00 0

1.3 . Đất nuôi trồng thủy sản 72,05 0,7 43,61 0,4 1.4. Đất nông nghiệp khác 7,57 0,1 1,64 0,02

2. Đất phi nông nghiệp 3.248,18 29,7 5.648,50 51,73

3. Đất chưa sử dụng 59,00 0,5 1,20 0,02

(Quy hoạch sử dụng đất đến 2010 định hướng đến 2020 và kế hoạch sử dụng đất 2006-2010 huyện Hóc Mơn)

Hiện trạng sử dụng đất của huyện Hóc Mơn, nhóm đất sản xuất nơng nghiệp chiếm ưu thế (47,83%) so với đất lâm nghiệp (0%) và đất nuôi trồng thủy sản (0,4%). Đất trồng cây hàng năm là chủ yếu với 4.223,65 ha, chiếm 38,69 % diện tích đất tự

nhiên, 80,2% đất nông nghiệp và 80,9% đất sản xuất nơng nghiệp. Trong khi nhóm đất này của cả nước chỉ chiếm 22,1% đất sản xuất nông nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi để Hóc Mơn phát triển cây hàng năm.

Hình 2.1. Biểu đồ diện tích và cơ cấu diện tích sử dụng đất huyện Hóc Mơn năm 2006 và năm 2016

2.1.2.3. Khí hậu

Huyện có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, trong năm chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ cao và ổn định, nhiệt độ trung bình 27-280C; độ ẩm khơng khí vào mùa mưa là 75-95% và vào mùa khô là 65-85%, lượng bốc hơi trung bình năm từ 1.100 mm - 1.300 mm.

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa phân bố không đều: lượng mưa tăng dần từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, mưa tập trung nhiều nhất là tháng 8 và tháng 9, thường bị ngập úng cục bộ do hệ thống tiêu thốt nước khơng tốt.

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mực nước ngầm xuống thấp nên dễ gây hiện tượng thiếu nước cho sản xuất nơng nghiệp.

Nhìn chung khí hậu của huyện điều hịa, nhiệt độ cao và ổn định, ít bị ảnh hưởng của thiên tai như: bão,… thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

2.1.2.4. Nguồn nước

Huyện Hóc Mơn có 6 con rạch chính: Sơng Sài Gịn, Rạch Tra, rạch Bà Hồng, kinh An Hạ, kinh Thầy Cai, rạch Hóc Mơn đều tập trung nằm ở phía Bắc và phía Đơng huyện. Hiện trạng chiều dài, chiều rộng và độ sâu của các sơng chính qua địa

0,7 1,3

67,8 29,7

0,5

Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp

Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

47,8 51,7

0,02

0,4

Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp

Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

phận huyện như sau: Sông Sài Gịn: 5.625m x 200m x10m; Rạch Hóc Mơn: 6000m x 35m x 2-3m; Rạch Bà Hồng: 3.800m x 30m x 4m; Rạch Tra: 4.200m x 90m x 5m; Kinh Thầy Cai: 7.500m x 40m x 5m; Kinh An Hạ: 9.150m x 90m x 5m.

Ngồi 6 sơng rạch chính huyện Hóc Mơn cịn có hệ thống kênh rạch nhỏ và thủy lợi phục vụ công tác tưới tiêu nước trong nông nghiệp. Các sông rạch chịu ảnh hưởng của nước sơng Sài Gịn và sơng Vàm Cỏ Đơng. Nhờ có sự hỗ trợ của hồ Dầu Tiếng xả nước vào sơng Sài Gịn và hệ thống cống ngăn mặn cuối kênh An Hạ nên nước sông giảm độ mặn và phèn. Vào mùa khô từ tháng III đến tháng VI nước sông rạch ngọt dùng cho sinh hoạt được, ngược lại vào mùa mưa chịu ảnh hưởng rửa trôi phèn tại chỗ và phèn ngoại lai nên nước sơng rạch có mức độ phèn cao khơng dùng cho sinh hoạt được, nhất là vùng Nhị Xuân, An Hạ.

- Nguồn nước mặt: Huyện Hóc Mơn với hệ thống sơng ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào nhưng thường xuyên bị nhiễm mặn, do đó việc sử dụng cho sinh hoạt và trồng trọt rất hạn chế. Tuy nhiên điều này cũng mang lại cho huyện Hóc Mơn những ưu thế nhất định như sử dụng nguồn nước để nuôi trồng thủy sản, hay phát triển các loại hình sinh thái du lịch dọc theo các nhánh sơng.

- Nguồn nước ngầm: có 5 tầng nước ngầm:

+ Tầng 1: Nằm ở độ sâu 15-20m, đây là tầng nước thủy cấp. Tầng nước này dễ bị ô nhiễm do thấm ở tầng mặt xuống, nhất là khu vực gần bãi rác Đông Thạnh.

+ Tầng 2: nằm ở độ sâu 20-50m + Tầng 3: nằm ở độ sâu 50-90m + Tầng 4: nằm ở độ sâu 100-50m + Tầng 5: nằm ở độ sâu hơn 120m

Tầng 2 và tầng 3 trữ lượng nhiều và chất lượng tốt. Hiện nay người dân đang khai thác và sử dụng nhiều ở tầng 2 phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày. Tầng 4 và tầng 5 công ty cấp nước Thành phố đang khai thác phục vụ cho khu vực nội thành. Khu vực Nhị Xuân nước ngầm bị nhiễm phèn và mặn nên không sử dụng được. Khu vực xung quanh bãi rác Đông Thạnh nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nặng cần nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm, từ lâu khu vực này đã không sử dụng nước ngầm.

2.1.2.5. Sinh vật

Huyện Hóc Mơn hầu như khơng có diện tích rừng tập trung, chỉ trồng cây phân tán. Đất rừng hiện nay với tổng diện tích 146,99 ha chủ yếu tập trung ở xã Tân Thới Nhì thuộc khu vực Nơng trường Nhị Xn.

2.1.3 . Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động

- Dân cư

Bảng 2.4. Dân số và gia tăng dân số ở huyện Hóc Mơn, giai đoạn 2007-2017

Năm 2007 2014 2016 2017

Số dân (người) % so với TP HCM

271.509 414.795 434.275 446.057

Gia tăng dân số tự nhiên % 1,1 1,01 1,01 0,99

(NGTK huyện Hóc Mơn 2009, 2017)

Trong 10 năm, từ năm 2007 đến năm 2017, dân số huyện tăng 1,64 lần, từ 271.509 người lên đến 446.057 người (trong đó nữ chiếm 52,53% dân số). Mật độ dân số phân bố không đều theo các đơn vị hành chánh, nơi đơ thị hóa mạnh mật độ dân cư cao hơn khoảng 9 đến 12 lần vùng nông thơn. Mật độ dân số trung bình năm 2017 là 4.086 người/ km2, cao nhất là xã Trung Chánh 18.453 người/ km2, thấp nhất là xã Tân Thới Nhì 1.578 người/ km2. Tốc độ tăng dân số năm 2017 của huyện là 2,71%. Hóc Mơn có dân số đứng thứ 9 trong 24 quận huyện và đứng thứ 2 trong 5 huyện của thành phố. Tỷ lệ thành thị chiếm 4,3%, nông thôn chiếm 95,7% năm 2017. Khu vực nông thôn mật độ dân số thấp dân cư sống tập trung theo kênh rạch, trục lộ giao thông chủ yếu sống bằng nghề nơng, cịn đối với khu vực đơ thị dân cư tập trung đơng và hình thành các cụm kinh tế, các trung tâm mua bán.

Tốc độ tăng dân số bình quân của huyện từ 1,01% năm 2013 xuống 0,99% năm 2017.

Hiện nay, tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm, tỉ lệ gia tăng cơ học ngày càng cao. Tỉ lệ gia tăng dân số cơ học của huyện từ năm 2011-2017 là 3,12%.

Từ năm 2001-2017 do từ năm 2000 đến nay ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư, dân cư từ nội thành di dời ra và dân cư từ các tỉnh khác về cư trú ở Hóc Mơn nhiều hơn, hình thành một số khu dân cư mới ở các xã như: Bà Điểm, Xuân Thới Thượng, Tân Xuân, Thới Tam Thôn phù hợp với nhiệm vụ huyện Hóc Mơn là một trong những địa bàn tiếp giãn dân của thành phố.

Dân tộc: Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc kinh với 98,68% dân số, dân tộc Hoa với 1,11% dân số, cịn lại là một số dân tộc ít người khác và người nước ngồi.

Về tôn giáo, trên địa bàn huyện có 1,77% dân số theo Thiên Chúa giáo, Phật giáo chiếm 6,29%, Tin lành 0,4%, Cao đài 0,23%.

- Lao động

Từ năm 2011-2016, tổng số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động ở nơng thơn huyện Hóc Mơn từ 201.434 người tăng lên 204.696 người, tăng 3.262 người (tăng 1,6%). Trong đó lao động trong ngành nơng, lâm, thủy sản giảm từ 6.802 người năm 2011 xuống còn 4.704 người năm 2016 (chiếm 3,4 % năm 2011 và 2,3% năm 2016 so với tổng số lao động nông thôn.

Năm 2017, tổng nguồn lao động nông thơn của huyện Hóc Mơn là 230.464 người, chiếm 51,7 % dân số tồn huyện.

2.1.3.2. Khoa học và cơng nghệ

Huyện đã tổ chức triển khai chương trình phối hợp trung tâm phát triển cơng nghệ hỗ trợ các hộ sản xuất kinh doanh về ứng dụng các đề tài khoa học, đầu tư đổi mới cơng nghệ. Giới thiệu mơ hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nơng nghiệp như mơ hình trồng dưa lưới của Công ty TNHH Nông Phát tại xã Đông Thạnh cho hội viên Hội Nông dân huyện để nghiên cứu, nhân rộng. Huyện đã triển khai các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng rau, chăn nuôi an toàn theo hướng VietGAP như: trồng ổi, trồng hoa lan, hoa mai, gừng, rau mầm; chăn ni bị sữa, sử dụng máy vắt sữa, máy xới rau; nuôi cá kiểng, nông dân sử dụng Internet… Tổ chức các buổi hội thảo về ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Tuyên truyền và đẩy mạnh các biện pháp phòng chống hiệu quả các dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi như: dịch heo tai xanh, lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm, rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa,…

2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

- Cơ sở hạ tầng

Huyện có 276 tuyến sơng, kênh, rạch với tổng chiều dài 211,218 km kết nối tiêu thoát nước và đảm bảo phục vụ sản xuất nơng nghiệp; diện tích đất tưới và tiêu

nước sản xuất nông nghiệp tại các xã đạt trên 80%, đảm bảo điều kiện yêu cầu sản xuất và phịng chống thiên tai tại chỗ. Có 500 cột mốc chỉ giới sơng, rạch và 60 cột

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện hóc môn (thành phố hồ chí minh) (Trang 51 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)