Thống kê kết quả đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp​ (Trang 62 - 66)

3.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG

3.2.3.1.5.2. Thống kê kết quả đào tạo

Số liệu thống kê kết quả đào tạo của nhà trường từ năm học 2000 - 2001 đến năm học 2002 - 2004 như sau: ( Bảng 13)

Số liệu thống kê ở bảng 13 cho chúng ta thấy chất lượng đào tạo của nhà trường trong ba khóa gần đây tương đối ổn định và từng bước được nâng cao, tỷ lệ học viên tốt nghiệp bình quân 98,4%, tỷ lệ học viên xếp loại tốt nghiệp hàng khóa trung bình là 95,4% , số tốt nghiệp loại khá là 4,6% khơng có học viên giỏi.

Chứng tỏ chất lượng đào tạo của nhà trường còn đang ở mức độ trung bình, mặc dù tỷ lệ học viên tốt nghiệp khá cao. Với yêu cầu ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo, trong thực tế chất lượng đầu vào của nhà trường ngày càng được cải thiện, thì biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên, quản lý Nội dung chương trình, quản lý cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị dạy học cần được nâng cao hiệu quả để từng bước cải thiện chất lượng đào tạo của nhà trường.

3.2.3.1.6.Các điều kiện nhà trường cần hỗ trợ cho giáo viên

Để hiểu rõ và nắm bắt được nguyên vọng của giáo viên, cán bộ quản lý đang công tác tại trường, Chúng tôi đã xây dựng bộ câu hỏi khảo sát với nhiều Nội dung khác nhau và kết quả khảo sát thu được như sau: (Bảng 14)

Nh1n vào kết quả trên chúng ta nhận thấy số giáo viên và cán bộ quản lý có nhu cầu về mức độ quan tâm tất cả các lĩnh vực vật chất, tinh thần, chuyên môn gần 60%.( Giáo viên 58,7%, cán bộ quản lý là 41,8% ).Chứng tỏ rằng họ rất có nhu cầu được học tập để nâng cao khả năng về chuyên môn như ngoại ngữ, khả năng về trình độ sư phạm, về tin học... mặt khác họ cũng yêu cầu được quan tâm thêm về cơ sở vật chất, thu nhập, để nâng cao đời sống. Họ cũng cần quan tâm nhiều hơn về mặt tinh thần như chế độ nghỉ ngơi, ăn dưỡng, du lịch, tham quan....Một số đơng cán bộ giáo viên có ý kiến được quan tâm về vật chất và tinh thần, số này chứng tỏ về mặt chun mơn có phần nào ở họ đã tương đối hoàn thiện ( 17,3% và 20,8%'). Một số ít có nhu cầu chỉ cần được quan tâm thêm về chuyên môn nghiệp vụ, hay chỉ cần quan tâm về tinh thần. Nhưng nh1n chung theo kết quả khảo sát chúng ta có thể kết luận rằng đời sống cán bộ, giáo viên của chúng ta cịn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, bởi vậy có được kết quả đào tạo như ngày nay đây đã là một sự nỗ lực cố gắng rất cao, chúng ta, những người làm công tác quản lý phải biết thơng cảm, biết chia sẻ và có trách nhiệm quan tâm hơn nữa tới đời sống vật chất, tinh thần và nghiệp vụ chun mơn cho họ. Để có kết quả đào tạo tốt, hiệu quả, ngoài sự cố gắng của người học chưa đủ mà vai trò quan trọng nhất là đội ngũ giáo viên. Muốn giáo viên làm việc tốt, giảng dạy có chất lượng,

ngồi việc họ phải giỏi về chun mơn, thì ỏ họ phải có cuộc sống về vật chất và tinh thần đầy đủ. Đây là một bài tốn rất khó cần phải giải mà mọi cấp, mọi ngành cần có có giải pháp hợp lý, phù hợp cũng như cần nâng cao hơn nữa mức độ quan tâm tới giáo viên, cán bộ quản lý nói riêng và với ngành giáo dục nói chung.

3.2.3.2.Quản lý quá trình học tập của học viên 3.2.3.2.1.Động cơ vào trường của học viên 3.2.3.2.1.Động cơ vào trường của học viên

Qua điều tra trên 154 ý kiến học viên về động cơ và cơ hội vào trường, trên cơ sở của Nội dung điều tra chúng tôi thu nhận đước những kết quả như sau:

Với kết quả khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy có nhiều lý do để học viên chọn thi vào trường. Ở lý do nhà trường quân đội bao cấp cho học viên từ ăn ở cho đến quần áo tư trang, tiền phụ cấp tiêu vặt, tiền bảo đảm cho học viên đi công tác thực tập, đi phép ... và đặc biệt sau khi tốt nghiệp ra trường qn đội đảm bảo cơng ăn việc làm, có tới 69,4% ý kiến lựa chọn. Đây cũng là điều rất dễ hiểu vì ngày nay phần lổn gia đ1nh có con em xin thi vào các trường quân đội, phục vụ lâu dài trong các trường quân đội là gia đ1nh nông thôn, mà kinh tế là vấn đề lo ngại nhất cho con em học hành. Với công ăn việc làm sau khi học xong ra trường, không phải ai cũng có điều kiện thuận lợi và có khả năng đáp ứng ngay. Gần 50% (48,1%) ý kiến vì lịng ham mê nghề nghiệp và phục vụ trong qn đội, đây là tín hiệu đáng mừng vì chỉ gần lo năm về trước các trường trung cấp trong quân đội khó khăn lắm mới tuyển đủ chỉ tiêu đào tạo, thậm chí có trường khơng thi tuyển mà chỉ xét tuyển theo danh sách thí sinh đăng ký. Cịn ở ba lý khác như vào trường do sức ép của gia đ1nh, người thân; lý do bạn bè

rủ rê; lý do dễ thi vào trường ý kiến lựa chọn thấp chỉ 26,6%, 9,1% và 14,9%.Thực tế hiện nay số học viên vào trường với các lý do trên có khổng nhiều, động cơ vì sức ép, vì sự rủ rê học viên sau khi vào trường đã khơng có động cơ phấn đấu, học tập thiếu niềm say mê, kết quả học tập rất thấp, thiếu cố gắng, chấp hành kỷ luật lỏng lẻo. Nhà trường cũng mất nhiều thời gian và công sức để quản lý rèn luyện số học viên này. Đây là vấn đề cần lưu ý khi làm công tác tuyển chọn học viên vào trường.

3.2.3.2.2.Thái độ của học viên đối với nhiệm vụ học tập 3.2.3.2.2.1 Thái độ học tập của học viên

Thái độ học tập là cơ sở để đánh giá ý thức con người, đánh giá kết quả học tập. Chúng tôi đã khảo sát thái độ và ý thức học tập của học viên qua Nội dung các câu hỏi và kết quả được thể hiện ở bảng 16

Qua kết quả khảo sát ở bảng 16 chúng ta thấy 100% học viên thường xuyên lên lớp nghe giảng, trong quá trình học tập 36,4% học viên mạnh dạn hỏi giáo viên những vấn đề chưa hiểu, 28,6% ý kiến thường xuyên nghiên cứu thêm ở thư viện. Tỷ lệ học viên nghiên cứu thêm ở thư viện thấp chứng tỏ sự tìm tịi và nhu cầu tìm hiểu sâu về tri thức không cao, đây cũng là lý đo tại sao chất lượng học viên tốt nghiệp hàng năm chưa cao. Mặt khác cũng cần xem xét hệ thống thư viện của nhà trường, số đầu sách phục vụ nghiên cứu của nhà trường có thể chưa phù hợp và chưa đáp ứng được theo

nhu cầu học tập của học viên. Tỷ lệ học viên thường xuyên trao đổi Nội dung bài học với bạn bè ở mức 69,5%, còn số học viên học thuộc bài trước khi đến lớp là 72,1%.

Như vậy có thể kết luận rằng: qua kết quả nghiên cứu cho thấy học viên của nhà trường rất có ý thức và trách nhiệm với nhiệm vụ học tập, 100% học viên thường xuyên lên lớp nghe giảng, hơn 70% số học viên thuộc bài, hiểu bài, thường xuyên trao đổi với bạn bè về Nội dung học tập. Tuy nhiên cần động viên và tạo điều kiện cho học viên nghiên cứu thêm kiến thức ngoài giờ lên lớp và lượng tri thức mà giáo viên cung cấp, tích cực đọc thêm sách báo, các thơng tin trên mạng, trên các phương tiện thông tin đại chúng... Ý thức và trách nhiệm học tập của học viên nhà trường tương đối nghiêm túc, chứng tỏ môi trường quân đội đã rèn luyện những người học viên có ý thức, có kỷ luật, việc học tập của nhà trường đã và dần vào nề nếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp​ (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)