PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp​ (Trang 103 - 106)

1. KẾT LUẬN

1.1.Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đối chiếu với nhiệm vụ và mục tiêu của đề tài, chúng tôi nhận thấy đã thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu và chứng tỏ được giả thuyết nghiên cứu của đề tài, bước đầu đề tài đã đạt được những kết quả đó là:

Đề tài khái quát được một cách có hệ thống những vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như đặc điểm, chức năng của cơng tác quản lý nói chung và quản lý cơng tác giáo dục đào tạo nói riêng, đồng thời nghiên cứu chức năng quá ư1nh đào tạo.

1.2.Đề tài đã tìm hiểu và làm rõ thực trạng về hoạt động quản lý QTĐT tại trường THKT Hải quân cụ thể ở các Nội dung sau:

1.2.1.Tăng cường hiệu quả quản lý mục tiêu đào tạo:

Mục tiêu đào tạo của nhà trường luôn bám sát mục tiêu chung của lực lượng vũ trang, đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ kỹ thuật cho quân đội nói chung và cho quân chủng hải quân nói riêng. Qua từng giai đoạn, mục tiêu đào tạo của nhà trường có sự điều chỉnh phù hợp với thực tiễn của quân đội và xã hội. Xác định việc quản lý mục tiêu đào tạo là khâu rất quan trọng trong QTĐT, do vậy nhà trường luôn quan tâm và đã tổ chức quán triệt mục tiêu đào tạo tới tất cả các đối tượng giáo viên, cán bộ quản lý, học viên bằng nhiều các hình thức khác nhau và ương các thời gian hợp lý khác nhau. Trong quá trình nghiến cứu, đề tài chỉ ra sự chưa quan tâm đúng mức về vấn đề quản lý mục tiêu, từ đó làm ảnh hưởng chất lượng đào tạo của trường THKT Hải quân, đưa ra cách cải tiến quy trình xây đựng mục tiêu một cách chặt chẽ hợp lý bằng quy trình các bước tiến hành. Đưa ra cách thức tổ chức quán triệt mục tiêu đến các đối tượng bằng những hình thức khác nhau, phân cấp quản lý mục tiêu một cách khoa học và nêu ra được một cách cần thiết điều chỉnh mục tiêu trong quá trình tổ chức thực hiện.

Tổ chức thống kê điểm chuẩn từ năm học 1991 - 1992 đến giai đoạn năm học 2002 - 2003 và 2003 - 2004 làm cơ sở so sánh, nhận xét. Khang định điểm chuẩn tuyển sinh đầu vào luôn là vấn đề được nhà trường quan tâm, vì chất lượng đầu vào có tốt thì QTĐT mới có chất lượng. Ngồi điểm chuẩn nhà trường rất lưu ý các tiêu chuẩn khác như tiêu chuẩn về đạo đức, quan điểm giai cấp, tác phong, sức khỏe v.v...Đề tài đã khảo sát thực trạng về phương thức tuyển sinh, đánh giá hình thức tuyển sinh, chất lượng đầu vào, khảo sát các mơn thi để có cơ sở phân tích rõ thực trạng, đề giải pháp hợp lý.

1.2.3.Cải tiến quản lý Nội dung chương trình đào tạo:

Nội dung chương trình đào tạo là sợi chỉ đỏ xuyên suốt QTĐT, nó được đánh giá là một trong những yếu tố cơ bản để khảng định sự thành bại trong cộng tác đào tạo. Chương trình đào tạo của nhà trường được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ, khối lượng kiến thức được phân bổ một cách hợp lý theo từng học kỳ dựa theo đặc điểm của từng ngành học, của từng đối tượng học viên...Đề tài chỉ ra những bất cập của công tác xây dựng Nội dung chương trình, những điểm chưa hợp lý, chỉ ra cách thức xây dựng theo quy trình và bảo đảm cấu trúc hợp lý. Qua nghiên cứu đề tài chỉ ra rằng hiện nay chương trình đào tạo của nhà trường còn quá thiên về lý thuyết, mang nặng tính hàn lâm, chưa đặt trọng tâm vào yêu cầu rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho học viên, chưa đảm bảo cấu trúc hợp lý giữa lý thuyết và thực hành. cần đặt ra yêu cầu và giải pháp cần thiết để nhà trường điều chỉnh hợp lý Nội dung chương đào tạo của mình. Trong chương trình đào tạo nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp là vô cùng quan ương. Do đó việc xây dựng chương trình thực tập tốt nghiệp hợp lý là rất cần thiết.. Đề tài đã đánh giá một cách đúng mức những kết quả và những tồn tại của công tác thực tập tốt nghiệp tại các đơn vị cơ sở, qua đó đã đề ra được những giải pháp và xây dụng Nội dung chương trình thực tập tốt nghiệp một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả hơn.

1.2.4.Quản lý quá trình dạy và học:

- Quản lý quá trình dạy học đây là q trình cơ bản của của QTĐT, nó bao gồm cơng tác quản lý nhiều khâu, đặc biệt trong đó có quản lý q trình dạy của giáo viên, các phương pháp học tập của học viên, quản lý công tác kiểm ưa và đánh giá...Đề tài

đã phân tích những khó khăn cịn vướng mắc trong phương pháp giảng dạy của giáo viên và học tập của học viên. Việc cải tiến phương pháp giảng dạy là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng đào tạo. Đề tài đã chỉ ra lối dạy học truyền thụ một chiều, không chú trọng phát huy khả năng chủ động, tư duy sáng tạo của người học. Giáo dục hiện đại ngày nay có rất nhiều phương pháp được áp dụng. Tuy nhiên tùy theo từng đối tượng để áp dụng từng phương pháp hay kết hợp các phương pháp trong giảng dạy cho phù hợp.

- Quản lý q trình dạy học cịn là việc quản lý phương tiện giảng dạy, đề tài chỉ rõ phương tiện giảng dạy hiện đại là cơ sở tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình nâng cao chất lượng đào tạo, những khó khăn cịn vướng mắc trong phương pháp giảng dạy và học của giáo viên và học viên, phương pháp quản lý nghiên cứu khoa học. Trong QTĐT công tác nghiên cứu khoa học đã giúp khơng ít cho các giảng viên và học viên tìm tịi ra những vấn đề mới mẻ. vấn đề cần thiết và quan trọng của việc ứng dụng và phát triển cơng nghệ thơng tin vào q trình dạy và học. Tăng cường quản lý cơng tác chuyên môn và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên, chỉ ra những vấn đề cần thiết của công tác này. Tăng cường nâng cao công tác quản lý chất lượng đào tạo vì chất lượng đào tạo là sản phẩm, là thước đo uy tín của nhà trường trước xã hội, thơng qua kết quả đào tạo có thể đánh giá nhà trường có đạt mục đích đào tạo hay khơng. Đồng thời q trình nghiên cứu luận văn đã nắm tốt thực trạng về những yêu cầu cần quan tâm của nhà trường đối với cán bộ giáo viên.

- Quản lý quá trình học tập và rèn luyện của học viên: Qua nghiên cứu đề tài đã xác định được động cơ vào trường và thái độ học tập của học viên là tương đối đúng đắn, có ý thức rèn luyện có phẩm chất đạo đức. Những hạn chế của học viên nhà trường là chưa có phương pháp học tập khoa học và hiệu quả, thụ động tiếp thu kiến thức, ít tư duy, hạn chế khả năng tự học, tự nghiên cứu. Luận văn cũng đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên và những giải pháp khắc phục.

1.2.5.Tăng cường quản lý công tác xây dựng cơ sở vật chất:

Đó là những vấn đề quan tâm và cấp thiết trước mắt như hệ thống phịng thực hành thí nghiệm, hệ thống thư viện, trang thiết bị đồ dùng giảng dạy, đầu sách phục vụ công tác nghiên cứu .v.v...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp​ (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)