Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp​ (Trang 83 - 87)

3.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG

3.3.1. Nguyên nhân khách quan

-Để quản lý, chỉ đạo nhà trường, Bộ quốc phòng và quân chủng Hải quân là cơ quan chủ quản, công tác đào tạo được tiến hành dựa trên văn bản chung, có tính pháp lý là Luật giáo dục, hệ thống văn bản pháp quy của Bộ giáo dục và đào tạo, những quy định, hướng dẫn của Cục nhà trường Bộ tổng tham mưu, Bộ quốc phòng. Tuy hệ thống văn bản chỉ đạo không thiếu, nhưng để áp dụng nó vào q trình thực hiện trong hoạt động đào tạo, có nhiều điểm chưa phù hợp với đặc điểm nhà trường qn đội. VÌ vậy có những Nội dung tn thủ một cách hình thức, thiếu thực tế khoa học.

-Đối tượng người học được lựa chọn trong khn khổ q bó hẹp, khơng rộng rãi, chưa thu hút được nhiều người tài để đào tạo phục vụ quân đội lâu dài.

-Khối kiến thức tổng thể của chương trình đào tạo hiện hành quá thiên về lý thuyết, mang nặng tính hàn lâm, không phù hợp với yêu cầu dạy nghề của một trường THCN. Chưa đặt trọng tâm vào yêu cầu rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho người học, chưa đảm bảo một cấu trúc hợp lý giữa lý luận và thực hành. Hơn nữa chương trình khơng phù hợp và có phần lạc hậu so với yêu cầu thực tế và so với việc đổi mới cả về mục tiêu, Nội dung, phương pháp và phương tiện giảng dạy.

-Cấu trúc chương trình và các học phần chưa khoa học, thiếu lơ gíc, mối liên hệ giữa các phần với nhau chưa hợp lý. Một số nội dung áp dụng cho một số chuyên ngành thiếu phù hợp có chỗ thừa khơng cần thiết, có chỗ thiếu khơng được bổ sung. Lượng kiến thức các môn học chung dành cho các ngành chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là

một số môn về khoa học xã hội và nhân văn. Trong từng nội dung chương trình thiếu hẳn những yêu cầu cụ thể về kỹ năng kỹ xảo cần đạt, mà chỉ có những yêu cầu chung chung. Nội dung chương trình các mơn thực hành khơng chi tiết, thiếu các quy trình cơng nghệ và các động tác tuần tự khi thao tác sửa chữa. Phần hướng dẫn thực hiện chương trình cịn chung chung, thiếu hướng dẫn cụ thể, đặc biệt trong một số chương trình của một số chuyên ngành đào tạo khơng có hướng dẫn sử dụng và thực hiện chương trình gây ra những khó khăn nhất định trong q trình tổ chức thực hiện.

-Cơ quan chủ quản trực tiếp nhà trường không nằm trong hệ thống GDĐT mà là quân chủng kỹ thuật, nhiệm vụ chủ yếu là chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu nên tính sâu sát trong chỉ đạo cơng tác nhà trường có những định hướng thiên nhiều về tính chất chiến đấu.

-Hệ thống chỉ đạo chung các trường THCN trong quân đội thiếu tính thống nhất do đặc thù quân binh chủng, thời gian cho huấn luyện chính trị và quân sự chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng quỹ thời gian đào tạo, ảnh hưởng tới thời gian đào tạo kỹ năng nghề nghiệp .

-Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học lạc hậu thiếu thốn, kinh phí khơng đủ đáp ứng cho nhu cầu đào tạo. Cơ chế bao cấp trong quản lý đã có ảnh hưởng lớn đến việc phát huy tư duy sáng tạo và tính tự chủ trong việc xác định nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ .

3.3.2. Nguyên nhân chủ quan.

- Ý thức trách nhiệm của một bộ phận trong đội ngũ quản lý và giáo viên chưa cao, làm việc cầm chừng thiếu sáng tạo, tự giác, chưa có tâm huyết với nghề nghiệp, chưa xây dựng được thói quen mình vì mọi người, lao động chỉ vì nghĩa vụ, tư tưởng chờ đợi kiểu "nước sơng cơng lính"

- Học viên chưa nhận thức sâu sắc yêu cầu và nhiệm vụ học tập, thiếu tự giác trong học tập và rèn luyện. Quá trình học tập chưa nắm một cách sâu sắc và hệ thống chưa đạt được yêu cầu thực hành, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp để xác định hướng phấn đấu rèn luyện ngay từ khi ngồi học trong nhà trường.

- Mối quan hệ giữa các đơn vị chức năng trong nhà trường, giữa các cấp quản lý, giữa trường với các cơ sở đào tạo trong và ngoài quân đội chưa chặt chẽ thống nhất, đặc biệt với các đơn vị, nơi học viên nhà trường thường xuyên thực tập trong quá trình học tập và là nơi học viên công tác sau khi ra trường.

-Chưa xây dựng được quy trình quản lý hoạt động đào tạo bằng những biện pháp quản lý hiệu quả nhất.

-Chưa có phương hướng và kế hoạch cho việc đào tạo liên thông, nhằm tạo điều kiện cho học viên phát triển theo con đường nghề nghiệp trong quân đội nếu có khả năng và nhu cầu.

3.4.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG THKT HẢI QUÂN

Kết quả khảo sát ở các đối tượng tại trường THKT Hải quân, trong các thành phần nghiên cứu được thực hiện từ năm 2001 cũng như các Nội dung khảo sát của trường trong năm 1991 - 1992, chúng tôi nhận được kết quả: Dù ở các thời gian khác nhau, cách đánh giá của các đối tượng giáo viên, cán bộ quản lý và học viên về chất lượng quản lý hoạt động đào tạo tại trường THKT Hải quân và chất lượng đào tạo của trường có sự thống nhất tương đối cao, đó là một thực trạng và khách quan của các đối tượng nghiên cứu. Có thể thấy kết quả đào tạo của nhà trường các năm qua, tuy còn một số tồn tại, yếu kém, nhưng nh1n chung đã đạt được ở mức trung bình và khá, đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho xã hội và cho an ninh quốc phịng. Chứng tỏ rằng cơng tác hoạt động quản lý QTĐT tại trường thời gian qua có nhiều cố gắng và đã đạt được những kết quả khả quan.

Nh1n một cách tổng quát và khách quan, chúng tôi rút ra được những ưu, nhược điểm của công tác hoạt động quản lý QTĐT tại trường THKT Hải quân như sau:

3.4.1.Ưu điểm

- Lực lượng học viên dự thi tuyển sinh vào trường mỗi ngày càng đơng, thể hiện tính ưu thế của trường THKT Hải quân trong cơng tác đào tạo và uy tín về cơng tác quản lý QTĐT. Phương thức thi tuyển sinh do Bộ quốc phòng đứng ra tổ chức, đã đảm bảo được tính khách quan, cơng bằng trong nhu cầu học tập của Xã hội. Môi

trường đào tạo trong nhà trường xây dựng trên nguyên tắc bao cấp, kỷ luật và tự giác nên chất lượng đào tạo học viên của nhà trường tương đối tồn diện, khơng chỉ đáp ứng lượng tri thức khoa học, kỹ năng nghề nghiệp và còn cả việc đào tạo phẩm chất đạo đức, tác phong của người thanh niên trong thời kỳ đổi mới. Rèn luyện được những con người sống có kỷ cương, kỷ luật, có ý thức trách nhiệm trước nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Quá trình học tập, học viên được nhà nước bảo đảm bao cấp về cơ sở vật chất ( ăn ở, học phí tư trang...) ra trường được bố trí cơng ăn việc làm, tạo được sự yên tâm và giải quyết được một phần khó khăn trong nhân dân, đặc biệt là các gia đ1nh gặp khó khăn, nhưng vẫn thực hiện được mong muốn là cho con em được học hành và có cơ hội nghề nghiệp phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.

- Nhà trường đã tập trung được đông đảo đội ngũ cán bộ giáo viên của các trường đại học, cao đẳng, THCN, các cơ quan nghiên cứu, cơ quan làm công tác kỹ thuật khắp nơi trên cả nước, có trình độ khoa học, có kinh nghiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật, có chun mơn nghiệp vụ cao, có tay nghề và có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác và giảng dạy. Xây dựng tốt được môi trường sư phạm. Cán bộ quản lý, giáo viên công nhân viên sống chan hịa đồn kết, thống nhất, giúp đỡ nhau tận tụy khi gặp khó khăn gian khổ, khắc phục những thiếu thốn về tài chính, cơ sở vật chất để giảng dạy và cơng tác có hiệu quả trong điều kiện cho phép.

- Xây dựng được Nội dung chương trình đào tạo và tổ chức tập trung đào tạo được những ngành nghề đang thực sự cần thiết cho nhu cầu sử dụng của lực lượng vũ trang, của xã hội và của các doanh nghiệp kinh tế quốc dân. Quản lý, xây dựng kế hoạch khoa học và có hiệu quả để triển khai chương tành đào tạo, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho người học, huấn luyện tốt khả năng chỉ huy và tính độc lập trong giải quyết công việc khi học viên ra trường. Chất lượng đào tạo học viên khi ra trường công tác tại các cơ sở đơn vị bước đầu đáp ứng được nhu cầu của xã hội và được xã hội và “thị trường” tiêu thụ nhân lực chấp thuận.

- Tích cực xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, sử dụng có hiệu quả, quản lý, đầu tư có trọng điểm những cơng trình có tính cấp

thiết cho hoạt động đào tạo. Tổ chức hội thảo, nghiên cứu khoa học, áp dụng KHCN vào giảng dạy, cải tiến mơ hình giáo cụ trực quan, tham gia có chất lượng các cuộc hội thi về dạy nghề và phương pháp giảng dạy đối với các trường THCN.

- Giữ vững tốt mối quan hệ giữa nhà trường với địa phương, giũa cơ quan đào tạo với : thị trường" sử dụng sản phẩm đào tạo của nhà trường". Tạo cơ hội liên kết đào tạo với các trường đại học, cao đẳng, THCN và dạy nghề khác. Tích cực đào tạo nghề nghiệp cho thanh niên, giới thiệu và tạo cơ hội việc làm cho thanh niên và đông đảo nhân dân theo nhu cầu việc làm, đóng góp hiệu quả vào việc đào tạo nhân lực cho yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn CNH, HĐH và chính quy hóa qn đội.

- Nhà trường có cơ chế quản lý tập trung, dân chủ, thống nhất, đồng bộ được thực hiện nghiêm túc, chấp hành tốt pháp luật nhà nước, những quy định của ngành giáo dục và quy định kỷ luật quân đội. Đảm bảo tốt chính sách hậu phương qn đội, có kế hoạch xây dựng củng cố nguồn tài chính góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ cơng nhân viên. Tích cực tích lũy để xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu cho giáo viên và học viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp​ (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)