3.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG
3.2.4.3.2. Đánh giá chung về hoạt động quản lý thực tập tốt nghiệp
Sau nhiều năm đào tạo, việc áp dụng những Nội dung cho thực tập tốt nghiệp đã thu được những kết quả tốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều khuyết điểm.Để đánh giá thực trạng đó chúng tơi đã tổ chức nghiên cứu tham khảo ý kiến của ba đối tượng : giáo viên, cán bộ quản lý và học viên và kết thu được số liệu như sau:
Số liệu ở bảng 24 cho thấy nhận xét về công tác quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp trong thời gian qua, ý kiến nhận xét "tốt" chiếm tỷ lệ cao nhất ở đối tượng giáo viên 19,8%, sau đến đối tượng cán bộ quản lý 16,7% và thấp nhất là học viên 11,9%. Nhận xét "trung bình" chiếm tỷ lệ cao hơn cả, đặc biệt là ở đối tượng học viên 69,5%, cán bộ quản lý là 45,8% và giáo viên là 39,7%. Nhận xét: "Chưa tốt, cần rút kinh nghiệm" cũng chiếm tỷ lệ đáng lưu ý, ý kiến cao nhất là giáo viên 40,5%, cán bộ quản
lý là 37,5% và học viên là 19,5%. Như vậy các ý kiến đánh giá về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp thời gian qua của nhà trường chưa hoàn toàn thống nhất, nhưng qua kết quả khảo sát ta nhận thấy tỷ lệ nhận xét về "chưa tốt "còn ở mức cao, đặc biệt là ý kiến học viên chứng tỏ rằng công tác này cần phải rút kinh nghiệm nhiều vấn đề. Theo chúng tôi, điểm cần rút kinh nghiệm đầu tiên là công tác phối hợp, hợp đồng giữa các giáo viên làm nhiệm vụ trưởng đồn với đơn vị có học viên đến thực tập. Thực tế do cơng tác hợp đồng chưa tốt có những đồn học viên tới nơi thực tập gặp khó khăn về ăn, ở, thời gian hướng dẫn trực tiếp trên trang bị, có những đồn được hướng dẫn sai Nội dung yêu cầu. Việc tận dụng thời gian cho thực tập chưa cao, làm những cơng việc ngồi Nội dung, trong thời gian thực tập học viên tranh thủ ôn thi tốt nghiệp, đi tham quan du lịch...Sự phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thực tập cũng chưa thống nhất như thời gian báo cáo tình hình thực tập, hợp đồng phương tiện đi lại cho học viên...Tuy nhiên với sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên học viên nhà ữường, của các cấp chỉ huy quản lý các đơn vị cơ sở, công tác quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của nhà trường có những chuyển biến tích cực nhất định, kết quả thực tập tốt nghiệp của học viên luôn được đánh giá cao. Qua thời gian thực tập tốt nghiệp học viên đã nâng cao nhận thức, củng cố và hình thành kỹ năng nghề nghiệp, có tác phong chỉ huy và có đủ điều kiện hồn thành chức trách nhiệm vụ ban đầu khi tốt nghiệp ra trường nhận công tác.
Kiểm nhiệm kết quả khảo sát và nhận xét trên bằng phương pháp toán học " Chi bình phương".
Giả thuyết HRoR: Các tỉ lệ quan sát ngẫu nhiên khơng có sự khác biệt về quan niệm đánh giá.
HR1R:Các tỷ lệ quan sát có sự khác biệt về ý nghĩa. Tính tần số mong đợi feở mỗi ô:
FRe 11R=23,37 fRe 21R=4,63 fRe 12R =49,23 fRe 22R=9,77 fRe 13R =48,40 fRe 23R=9,60
-Tính chi bình phương ở mỗi ơ: XP 2 PR11R=0,002 XP 2 PR 21R=0,086 XP 2 PR12R=0,031 XP 2 PR 22R=0,126 XP 2 PR13R=0,007 XP 2 PR 23R=0,038 -Tổng chi bình phương: XP 2 P =0,29 -Tính độ tự do df = 2 -Chọn mức xác xuất α =0,01 -Tra bảng xP 2 PRαR =9,21 -So sánh XP 2 P =0,29 < 9,21
-Kết luận: Chấp nhận HRo Rnghĩa là khơng có khác biệt nhau về quan điểm đánh giá , mặc dù số liệu quan sát ngẫu nhiên của các đối tượng có khác nhau.
3.2.5. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy
Để khảo sát về tình hình và chất lượng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập của nhà trường, chúng tôi đã xây dựng bộ câu hỏi khảo sát ưên các đối tượng là giáo viên ,cán bộ quản lý và học viên với những Nội dung liên quan đến cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học và kết quả chúng tôi thu được như sau: ( Bảng 25)
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là một trong những điều kiện quan trọng để tạo điều kiện cho quá trình dạy học đạt kết quả. Chất lượng đào tạo phụ thuộc các yếu
tố cơ bản như chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng đầu vào của học viên, tính hợp lý và khoa học của Nội dung chương trình đào tạo, cơng tác nghiên cứu khoa học để áp dụng vào quá trình giảng dạy và phụ thuộc vào cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học. Bất cứ ở môi trường nào khi các điều kiện hội đủ nhưng cơ sở vật chất nghèo nàn, phương tiện dạy học thiếu thốn lạc hậu, trang bị phục vụ thực hành không đầy đủ, thiếu hiện đại thì dù có cố gắng bao nhiêu cũng không thể đưa chất lượng đào tạo lên cao được. Những năm qua, từ khi mới thành lập trường THKT Hải qn cịn gặp rất nhiều khó khăn và thiếu thốn. Hệ thống phịng học, phịng thí nghiệm, phịng thực hành, xưởng thực tập, hệ thống thư viện v.v... không đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập nó đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới chất lượng của QTĐT. Những năm gần đây được sự quan tâm của Bộ quốc phòng và quân chủng Hải quân với sự nỗ lực cố gắng của lãnh đạo nhà trường cũng như tồn thể cán bộ giáo viên, cơng nhân viên, cơ sở vật chất trang thiết bị giảng dạy của nhà trường từng bước được cải thiện. Hệ thống phòng học, phòng thực hành, trang thiết bị phục vụ giảng dạy được sửa chữa, xây dựng mới. Điều kiện sinh hoạt của cán bộ giáo viên, công nhân viên và của học viên được cải thiện. Chất lượng đào tạo của nhà trường cũng không ngừng nâng lên. Tuy nhiên so với yêu cầu vẫn còn nhiều bất cập và chưa được như mong muốn.
Với số liệu khảo sát ở bảng 25 chúng ta thấy ba đối tượng giáo viên, cán bộ quản lý và học viên mặc dù chưa thống nhất cao về cách đánh giá, nhưng nh1n chung có thể thấy hiện trạng cơ sở vật chất thiết vị dạy học còn rất thiếu thốn. Với hệ thống phòng học giáo viên đánh giá tốt 0%, cán bộ quản lý 8,3%, học viên là 14,9%. Như vậy ở mức tốt ý kiến trung bình là 7,7%. Đánh giá ở mức khá: giáo viên là 28,1%, cán bộ quản lý là 16,7%, học viên là 30,5%. Trung bình là 25,1%. Đánh giá ở mức trung bình: Giáo viên là 29,8%, cán bộ quản lý là 54,2% và học viên là 45,5%. Trung bình là 43,2%. Đánh giá ở mức kém: Giáo viên là 42,0%, cán bộ quản lý là 20,8% và học viên là 9,1 %. Trung bình là 24,0%.
Hệ thống phòng thực hành ý kiến đánh giá tốt: Giáo viên là 0%, cán bộ quản lý là 8,3%, học viên là 12,3%. Trung bình là 6,9%. Đánh giá ở mức khá: Giáo viên là 20,7%, cán bộ quản lý là 12,5% và học viên là 26,6%. Trung bình là 19,9%. Dành giá mức trung bình: Giáo viên là 27,3%, cán bộ quản lý là 54,2% và học viên là 43,5%.
Trung bình là 41,7%. Đánh giá mức kém: Giáo viên là 52,0%, cán bộ quản lý là 25,0% và học viên là 17,5%. Trung bình là 31,5%.
Hệ thống thư viện, ý kiến đánh giá tốt và khá khơng có đối tượng nào đồng tình. Ý kiến đánh giá trung bình: giáo viên là 15,7%, cán bộ quản lý là 12,5% và học viên là 39,6%. Trung bình là 22,6%. Ý kiến đánh giá kém: Giáo viên là 84,3%, cán bộ quản lý là 87,5% và ý kiến học viên là 60,4%. Trung bình là 77,4%.
Số đầu sách phục vụ giảng dạy và học tập: Ý kiến đánh giá tốt :Giáo viên 0%, cán bộ quản lý là 4,2% và học viên là 11,0%. Trung bình là 5,1%. Ý kiến đánh giá khá: giáo viên là 0%, cán bộ quản lý là 12,5% và học viên là 13,6%. Trung bình là 8,7%. Ý kiến đánh giá trung bình : Giáo viên là 41,3%, cán bộ quản lý là 58,3% và học viên là 44,8%. Trung bình là 48,1%. Ý kiến đánh giá kém : Giáo viên là 58,7%, cán bộ quản lý là 25,0% và học viên là 30,5%. Trung bình là 38,1%.
Trang thiết bị dạy học: Ý kiến đánh giá tốt: Giáo viên 0%, cán bộ quản lý là 8,3% và học viên là 14,3%. Ý kiến đánh giá khá: Giáo viên là 0%, cán bộ quản lý là 8,3% và học viên là 20,1% .Trung bình là 9,5%- Y kiên đánh giá trung bình: Giáo viên là 47,1%, cán bộ quản lý là 54,2% và học viên là 55,2%. Trung bình là 52,2%. Ý kiến đánh giá kém: Giáo viên là 52,9%, cán bộ quản lý là 29,2% và học viên là 10,3% .Trung bình là 30,8%.
Tóm lại: Qua kết quả khảo sát có thể nói hệ thống phịng học và thực hành của nhà trường mới đạt ở mức độ trung bình. Hệ thống thư viện và số đầu sách phục vụ giảng dạy và học tập quá kém vì thực tế các năm qua thư viện và số đầu sách không đáp ứng được nhu cầu học tập và nghiên cứu của cán bộ giáo viên và học viên. Thiết bị dạy học đạt ở mức độ trung bình khá bước đầu đã được cải thiện, tuy nhiên so với yêu cầu giảng dạy của giáo viên vẫn chưa đáp ứng. Đây là một thực trạng và có thể nói là thách thức đối với nhà trường. Để cải thiện điều kiện làm việc và có điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập đạt kết quả cao, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường một sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo cấp trên và sự nỗ lực của hết mức của cán bộ công nhân viên học viên đang là yêu cầu cấp thiết.