Thực trạng chung quản lý hoạt động GiáoDục Đạo Đức ở các trường Trunghọc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh trà vinh​ (Trang 38 - 64)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2.2. Thực trạng chung quản lý hoạt động GiáoDục Đạo Đức ở các trường Trunghọc

2.2.1. Quản lý chỉ đạo hoạt động GDĐĐ của sở GDĐT.

Trong triển khai nhiệm vụ năm học hàng năm, Sở GDĐT Trà Vinh chỉ đạo ở các trường ngoài việc dạy học còn tổ chức hoạt động GDĐĐ cho học sinh thông qua bồi dưỡng chính tri và các hoạt động theo các chủ điểm lớn mà Sở GD đã ký kết trong chương trình liên tịch của tỉnh Đoàn hàng năm. Điều này cho thấy Sở GDĐT Trà Vinh đã chú ý thực hiện GD toàn diện cho học sinh trong các nhà trường.

Bên cạnh những mặt trên, trong quá trình thực hiện Sở GD chưa quan tâm đến khâu kiểm tra thực hiện các hoạt động GDĐĐ trong nhà trường mà chỉ đánh giá hoạt động nhà trường qua chỉ tiêu về chất lượng học tập, và các giải đạt được. Điều này dẫn đến các nhà trường chỉ tổ chức thực hiện hoạt động GDĐĐ theo kiểu đối phó, hình thức.

2.2.2. Thực trạng chung quản lý hoạt động Giáo Dục Đạo Đức ở các trường Trung học phổ thông Tỉnh Trà Vinh phổ thông Tỉnh Trà Vinh

Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở các trường trung học phổ thông tỉnh Trà Vinh.

Qua kế hoạch nhiệm vụ năm học 2001-2002 của sở giáo dục đào tạo Trà Vinh, Trao đổi với cán bộ quản lý các nhà trường trung học phổ thông và bản thân người nghiên cứu xuống thực tế tham khảo sổ sách -dự giờ /Thăm lớp của một số trường trong tỉnh Trà Vinh (Trường ở thị xã :Phạm Thái Bương /Trường ở vùng ven là Trường Châu Thành và Trường vùng sâu là trường Trà Cú ),Chúng tôi rút ra một số thực trạng về hoạt động giáo dục đạo đức như sau:

Trước tiên qua một số liệu của Sở Giáo dục - đào tạo thống kê trong năm học 2001-2002 số học sinh trung học phổ thông bỏ học là 1738 học sinh trên 22.656 học sinh, chiếm tỉ lệ 7,67% -Điều này cho thấy học sinh trong tỉnh Trà Vinh ở khối cấp 3 bỏ học khá cao.

Để đi sâu tìm hiểu nguyên nhân học sinh bỏ học ở ba trường thuộc ba địa bàn thị xã -vùng ven-vùng sâu được thể hiện qua bảng như sau :

Qua bảng trên ta thấy học sinh bỏ học nhiều nhất trên địa bàn vùng sâu (228 học sinh) và kế đến là địa bàn thị xã (157 học sinh)-đặc biệt nếu xét riêng từng khối lớp 10 là nghỉ học nhiều nhất kế đó là khối 11 và khối 12 nghỉ học ít hơn. Chúng tôi đến từng địa bàn để tìm hiểu nguyên nhân thì được các Hiệu trưởng của các nhà trường cho biết như sau :

- Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Trà Cú (vùng sâu), Thầy Kiên Soric cho biết các em bỏ học do nhiều nguyên nhân : (1) vì gia đình quá nghèo và là người lao động chính nên khi vào học lớp 10 chỉ học được một học kỳ là nghỉ để đi làm, (2) do các em học yếu, không theo nổi chương trình dẫn đến chán học, hoặc học yếu là do ham chơi, gia đình lo làm ăn không quan tâm nên nghỉ học ở nhà chơi tham gia băng nhóm, quậy phá làng xóm.

Hiệu trưởng trường vùng thị xã (Phạm Thái Bương) cô Trịnh Thị Tiến cho biết: Số học sinh bỏ học là 157/2200 phần đông học sinh là con nhà giàu cha mẹ lo làm ăn không quan tâm nên các em không thích học tham gia vào các tệ nạn ma túy. Với hiện tượng bỏ học trên cho thấy việc giáo dục đạo đức ở tỉnh Trà Vinh cần phải quan tâm .

Bên cạnh đó học sinh ở các trường còn có nhiều biểu hiện giảm sút đạo đức qua sự thiếu trung thực trong làm bài -thái độ vô lễ xúc phạm thầy cô: Đánh nhau tham gia đua xe, nghiện hút...

Từ các ý kiến trên cho thấy việc thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức của các trường cần phải quan tâm hơn nữa vì học sinh trong trường trung học phổ thông đang bước vào tuổi thành niên có những ước mơ hoài bão nhưng cũng dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội nếu không được giáo dục tốt.

Xem bảng phân công giáo viên dạy các bộ môn ở các nhà trường thì chúng tôi nhận thấy các nhà trường hiện nay coi trọng các bộ môn văn hoá, nhưng xem nhẹ môn Giáo Dục Công Dân thể hiện qua việc phân công giáo viên dạy môn giáo dục công dân: là giáo viên dạy các môn Văn, Sử, hoặc không dạy được các môn chính khác thì được phân công qua dạy Giáo dục công dân. Ngoài ra Hiệu trưởng cũng không có kiểm tra dự giờ xem xét giáo án môn Giáo dục công dân như các bộ môn chính khác. Điều này cho thấy cán bộ quản lý nhà trường chưa nhận thức đúng về vai trò, vị trí môn Giáo dục công dân.

Trong nhiều nhà trường hoạt động giáo dục đạo đức đều do Đoàn trường và giáo viên chủ nhiệm mà hầu như ít có giáo viên bộ môn quan tâm. Một số ít Đoàn trường xây dựng kế hoạch còn nặng về hình thức mà không chú ý đến hiệu quả giáo dục điển hình như khi kiểm tra các em học sinh là Đoàn viên thì có một số em không nhớ ngày thành lập Đoàn là ngày nào? ngày 09/01 là ngày gì ? mặc dù các nhà trường đều tổ chức sinh hoạt ở ngày 26/3 và ngày 09/01. Điều này cho chúng ta thấy chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức của một số nhà trường là đáng báo động và phải quan tâm nhiều hơn ở các lĩnh vực này.

Qua phiếu hỏi điều tra 50 cán bộ quản lý (20 Hiệu trưởng và 30 Phó Hiệu trưởng) của Tỉnh Trà Vinh về việc thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục.đạo đức (xem phần phụ lục l).

- Phân tích ở bảng 2 ta thấy cán bộ quản lý đều đánh giá cao việc thực hiện các biện pháp 1,4,5 cụ thể là : (1)Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức năm - tháng - tuần có mức độ trung bình trà lên là 86% (trong đó Tốt là 20%). Điều này cho thấy cán bộ quản lý của các trường đều có nhận thức trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động. (4) Chỉ đạo về tổ chức thực hiện công tác của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có mức độ từ trung bình đến Tốt là 78%. (5) Phối hợp hỗ trợ tạo điều kiện hoạt động của Đoàn TN CS.HCM: mức độ là 76%.

Tuy nhiên cán bộ quản lý cũng đánh giá thấp việc thực hiện ở các biện pháp 3,9 cụ thể là:

(3) Chỉ đạo các bộ phận trong trường đặc biệt là tổ bộ môn, giáo viên tham gia giáo dục đạo đức được đánh giá ở mức độ yếu là 34%. (9) Biện pháp kiểm tra được đánh giá ỏ mức độ thực hiện yếu là 38%

Nhìn chung Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông chưa thực hiện tốt các biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức. Các trường còn nặng về dạy chữ hơn dạy người chưa phối hợp tốt với các lực lượng ngoài nhà trường để giáo dục cho học sinh.

Để tìm hiểu sâu hơn về sự đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng ở các địa bàn khác nhau, chúng tôi phân loại các nhà trường theo 3 địa bàn:

Địa bàn thị xã có 12 cán bộ quản lý, địa bàn vùng ven thị xã có 18 người và vùng nông thôn có 20 người. Tổng số 50 người.

Ý kiến đánh giá mức độ xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức ở các địa bàn được thể hiện ở bảng 3 như sau :

Qua bảng đánh giá mức độ thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức giữa các địa bàn trong Tỉnh Trà Vinh cho thấy có sự khác biệt rõ, mức độ thực hiện tăng lên theo sự thuận lợi của từng địa bàn như :

• Địa bàn thị xã và vùng ven: Mức độ thực hiện kế hoạch từ trung bình trở lên đạt 100% (trong đó mức tốt đạt 33,33% ). Trong khi đó ở địa bàn vùng sâu mức độ thực hiện từ trung bình trở lên đạt 65% (trong đó mức độ Tốt đạt 10%) và mức độ Yếu là 35%. Điều này cho thấy các trường ở địa bàn thị xã có nhiều điều kiện thuận lợi hơn nên thực hiện việc xây dựng kế hoạch quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tốt hơn. Riêng đối với các trường vùng sâu còn yếu (35% ) về mặt xây dựng kế hoạch, có thể do đa số học sinh các trường vùng sâu ít có điều kiện học tập, chất lượng học tập thấp vì điều kiện đời sống khó khăn, hầu hết học sinh Trung học phổ thông ngoài buổi đi học đều phải tham gia lao động sản xuất phụ giúp gia đình kiếm sống, các trường chỉ quan tâm tập trung cho đến việc thực hiện dạy và học mà ít quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, mặc dù Hiệu trưởng đều cho hoạt động giáo dục đạo đức là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường để phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh, nhưng thực sự họ chưa quan tâm nhiều. Đồng thời do các cấp quản lý ở xa nên khó kiểm soát việc thực hiện các kế hoạch giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng. Bên cạnh đó, nhà trường ở thị xã là bộ mặt giáo dục của Tỉnh nên được sự chỉ đạo của cấp Sở nên

sâu sát hơn là những trường vùng sâu, vùng ven. Vì vậy bắt buộc các trường thị xã phải thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.

• Để nâng cao giáo dục đạo đức trong các nhà trường, đặt biệt là trường vùng sâu, trước hết Hiệu trưởng nhà trường phải nhận thức một cách sâu sắc về nội dung hoạt động giáo dục đạo đức, nghiêm túc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi nhà trường.

* Về việc tuyên truyền cho mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường (kể cả học sinh)

hiểu rõ những qui định chuẩn mực nội dung giáo dục đạo đức : Muốn cho mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường tích cực chủ động tham gia thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức, đòi hỏi Hiệu trưởng phái làm các công tác tuyên truyền giáo dục thường xuyên để cho đội ngũ giáo viên, học sinh, lực lượng ngoài nhà trường đặc biệt là cha mẹ học sinh hiểu đúng về nội dung giáo dục trong nhà trường. Bảng 4 sau đây cho thấy mức độ thực hiện biện pháp tuyên truyền giáo dục của Hiệu trưởng ở từng địa bàn trong tỉnh như sau :

Qua bảng thống kê cho thấy việc Hiệu trưởng tuyên truyền giáo dục chỉ được đánh giá chủ yếu ở mức trung bình. Một số ít trường vùng thị xã, vùng ven, vùng sâu được đánh giá khá tốt.

Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt về mức độ thực hiện tuyên truyền ở từng địa bàn các nhà trường ở thị xã và vùng ven được đánh giá ở mức độ khá tốt so với các trường vùng sâu (mức độ tốt là 16,7%). Do các trường này có địa bàn thuận lợi và được lực lượng cha mẹ học sinh

quan tâm đến việc học của con nên liên hệ thường xuyên với nhà trường. Riêng các trường ở địa bàn vùng sâu, người dân tộc đông, trình độ dân trí thấp cha mẹ học sinh chỉ lo lao động kiếm sống nên ít quan tâm đến việc học của con và ít liên hệ với nhà trường. Chính vì vậy rất ít trường ở vùng sâu quan tâm làm tốt việc tuyên truyền cho mọi lực lượng nhất là cha mẹ học sinh để họ hiểu và tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh.

Như vậy, Hiệu trưởng các trường (dù ở địa bàn nào) muốn thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả phải làm tốt việc tuyên truyền cho đội ngũ giáo viên và các lực lượng ngoài nhà trường để họ có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về nội dung giáo dục đạo đức, từ đó chủ động tích cực tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh

Qua các giáo viên bộ môn hình thành cho các em những phẩm chất, những chuẩn mực

đạo đức, những hành vi cần thiết trong cuộc sống. Vì vậy Hiệu trưởng phải chú trọng đến việc chỉ đạo các bộ môn, giúp giáo viên nắm được các yêu cầu nội dung giáo dục đạo đức. Để đánh giá Hiệu trưởng về sự chỉ đạo đối với các bộ môn và nhất là môn Giáo dục công dân được thể hiện qua bảng 5 như sau :

Qua phân tích bạng 5 : Việc chỉ đạo của Hiệu trưởng đến các tổ bộ môn và nhất là bộ irôn Giáo dục công dân được đánh giá tập trung ở mức trung bình. Riêng các trường vùng sâu, vùng ven, vùng thị xã ở mức độ yếu vẫn còn bị đánh giá khá cao như vùng sâu là 50% và vùng thị xã là 25%. Điều này thể hiện qua việc nhận thức của Hiệu trưởng chưa chú trọng đến vai trò giáo dục đạo đức và coi môn Giáo dục công dân là một môn phụ nên khi phân công giáo viên dạy môn Giáo dục công dân còn tuy tiện, hiện các trường nhất là trường vùng sâu không có giáo

viên dạy môn Giáo dục công dân nên môn này được phân công cho Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy môn Văn, Sử, Địa, Chủ tịch công đoàn, Phó Hiệu trưởng và Hiệu trưởng đảm nhận. Do không được đào tạo cơ bản, kiến thức không sâu nên trong quá trình giảng bài Giáo viên chỉ dùng phương pháp đọc chép vì sợ giảng sâu dễ sai đi lập trường và quan điểm.

Ngoài ra Hiệu trưởng các trường thiếu sự quan tâm kiểm tra giáo án dự giờ dẫn đến giáo viên không chuẩn bị bài dạy, làm học sinh chán học các giờ Giáo dục công dân nhưng đối với các bộ môn khác thì được Hiệu trưởng chú trọng hơn.

Về phía học sinh do phương pháp của giáo viên dạy không lôi cuốn, học sinh không quan tâm học môn này. Các em cho rằng môn học này khó khăn nên không thích học.

* Hoạt động của tổ nhóm chủ nhiệm. Có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức. Thông qua sinh hoạt tổ khối chủ nhiệm hàng tháng. Các khối chủ nhiệm thống nhất nội dung và hình thức hoạt động chủ điểm phù hợp với trình độ và sự phát triển tâm lý của từng khối lớp, tổ chức các hoạt động mẫu trong khối, trong trường, đặt biệt xây dựng nội dung sinh hoạt tiết chủ nhiệm, tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần ở khối lớp.

- Tìm hiểu sự chỉ đạo hoạt động của tổ nhóm chủ nhiệm ở các địa bàn khác nhau ta có kết quả thống kê ở các địa bàn qua bảng 6.

Qua bảng thống kê ta thấy.

- Ý kiến đánh giá việc chỉ đạo hoạt động của tổ khối chủ nhiệm ở các nhà trường có mức độ Khá, Tốt với tỉ lệ từ 50% trở lên ơ'vùng ven và thị xã, chứng tỏ Hiệu trưởng các trường đều

nhận thức được vai trò của chủ nhiệm trong việc tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Nên đã quan tâm chỉ đạo sâu sát tổ - khối chủ nhiệm. Tuy nhiên ở mức độ từng địa bàn thì sự quan tâm có mức độ khác nhau, ở địa bàn thị xã mức độ tốt là 25% trong khi vùng ven là 16,7% và vùng sâu 10%. Như vậy cho thấy ở một số trường thị xã và vùng ven thì Hiệu trưởng chỉ đạo tốt khối chủ nhiệm, nghĩa là có kế hoạch, có chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá thường xuyên nên phát huy được sức mạnh của Giáo viện chủ nhiệm vào việc hình thành nhân cách học sinh toàn diện. Riêng ở vùng sâu ý kiến đánh giá ở mức độ yếu 35% cho thấy sự chỉ đạo của Hiệu trưởng về công tác chủ nhiệm ở một số trường vùng sâu chưa thật sự tốt, giáo viên chủ nhiệm chưa thể hiện hết vai trò chức năng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, còn nặng về duy trì nề nếp kỹ luật nhưng thiếu động viên khen thưởng kịp thời, thiếu quan tâm, tìm hiểu tâm lý các em.

* Đối với tổ chức Đoàn Thanh Niên trong nhà trường Trung học phổ thông: Tổ chức

Đoàn Thanh niên trong nhà trường Trung học phổ thông với nhiệm vụ chính trị là tập hợp và giáo dục thanh niên học sinh trở thành đội hậu bị của Đảng, Đoàn Thanh niên trong trường Trung học phổ thông tham gia tích cực vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục và được coi là lực lượng nòng cốt để tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức. Qua bảng 7 sẽ giúp chúng ta tìm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh trà vinh​ (Trang 38 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)