Hiệu trưởng chỉ đạo Phó Hiệu trưởng chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh trà vinh​ (Trang 65 - 67)

9. CÂU TRÚC LUẬN VĂN

3.3.1. Hiệu trưởng chỉ đạo Phó Hiệu trưởng chuyên môn

Ngoài chức năng quản lý về chất lượng bộ môn, Hiệu trưởng cần yêu cầu phó Hiệu trưởng chuyên môn phải chú trọng đến vai trò của Giáo viên bộ môn trong việc giáo dục đạo

đức cho học sinh. Đặc biệt chú ý môn Giáo dục công dân và các môn khoa học xã hội nhân văn.

a. Phó Hiệu trưởng chuyên môn Lên kế hoạch - Tổ chức thực hiện kế hoạch:

Khi xây dựng kế hoạch năm, Phó Hiệu trưởng chuyên môn phải chú trọng việc chỉ đạo các tổ chuyên môn - và thông qua tổ giúp từng Giáo viên quán triệt các yêu cầu giáo dục đạo đức khi giảng dạy các môn học. Vì thông qua các bài học, người Giáo viên sẽ trang bị, hình thành cho các em những phẩm chất, những chuẩn mực, những hành vi cần thiết cho cuộc sống một cách có hệ thống, đúng phương pháp, đúng quy trình.

Đặt yêu cầu giáo dục tư tưởng chính trị qua môn học thành tiêu chuẩn công tác của mỗi Giáo viên và coi đó là một nội dunti mà các tổ chuyên môn và mỗi cá nhân phải kiểm điểm, đánh giá.

Đặc biệt môn Giáo dục công dân thì chỉ đạo soạn giáo án phương pháp giảng dạy phải phù hợp với yêu cầu bộ môn giáo dục đạo đức. Đồng thời đối với các bộ môn khác, giáo viên cần chịu khó nghiên cứu phương pháp giảng dạy để thông qua bộ môn giúp học sinh mở rộng tầm nhìn ra ngoài xã hội, ra thế giới bên ngoài làm cho học sinh thấy được cái tốt cái xấu, cái đúng cái sai, từ đó hình thành hành vi đúng đắn.

Môn Giáo dục công dân : là một môn học trực tiếp cung cấp các khái niệm, các chuẩn mực đạo đức góp phần quan trọng trong giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên sẽ thật khô khan giảm hiệu quả nếu chỉ yếu cầu học sinh thuộc lòng các chuẩn mực đạo đức mà lại không thực hành những hành vi đạo đức. Vì vậy nhà trường quan tâm đến việc cải tiến phương pháp giảng dạy, làm cho các tiết dạy và học môn Giáo dục công dân trở nên sinh động, hứng thú, thầy trò nêu ra các tình huống trong đời sống và cách ứng xử hợp với chuẩn mực đạo đức của dân tộc và của thời đại. Nói cách khác việc giảng dạy lý thuyết phải gắn liền với thực hành đạo đức như qua tham quan thực tế, đố vui, thi tìm hiểu luật giao thông Môn Văn học : Giáo viên bộ môn với nghệ thuật giảng dạy của mình giúp cho học sinh cảm nhận được về vẻ đẹp của thiên nhiên, những đức tính chân thật mộc mạc của người dân quê Việt Nam qua ca dao dân gian. Qua câu lạc bộ văn học các em được trao đổi tiếp xúc với các nhà văn, nhà thơ hay đã giúp cho các em có nhận thức và tình cảm đối với quê hương đất nước.

Môn Sử, Địa : Thông qua giảng dạy của thầy cô, qua thi đố vui để học hàng tuần, thi tìm hiểu 990 năm lịch sử Thăng Long Hà Nội, thi tìm hiểu lịch sử địa phương Trà Vinh, tham quan các di tích lịch sử địa danh của đất nước và của tỉnh Trà Vinh... đã làm cho học sinh thật sự yêu thích môn học và từ đó hình thành trong em những tình cảm đối với mái trường thân yêu, với lịch sử Trà Vinh với những người dân kiên cường quyết bảo vệ và giữ gìn nó.

Môn Sinh học và môn Kỹ thuật: Qua Giáo viên bộ môn và các tiết thực hành trong phòng thí nghiệm, tham quan các vườn cây ăn quả, các trại chăn nuôi hoặc qua chăm sóc cây trồng tại vườn trường đã giáo dục các em lòng yêu thích lao động, tổ phát động học sinh vẽ tranh biếm hoá, thi thuyết trình về hiểm hoá của căn bệnh AIDS đã giúp các em có cái nhìn đúng hơn về căn bệnh thế kỷ này.

b. Kiểm tra

Qua dự giờ thăm lớp : có ý kiến nhận xét và đóng góp cho đối tượng kiểm tra.

Qua dự các buổi sinh hoạt ngoại khóa do các tổ bộ môn tổ chức: đánh giá đúng công sức và hiệu quả hoạt động của các tổ.

Kiểm tra định kỳ các loại sổ sách: giáo án, lịch soạn giảng, sổ đầu bài, sổ điểm để kịp thời chấn chỉnh những điểm còn thiếu sót của Giáo viên bộ môn và đề ra biện pháp khắc phục.

c. Tổng kết

Trường tổ chức tổng kết các hoạt động của tổ phát động qua câu lạc bộ bộ môn, qua thi tìm hiểu kiến thức bộ môn mời tất cả học sinh trường tham dự. Qua đó đánh giá những thành công cần phát huy hay thiếu sót cần khắc phục.

3.3.2. Hiệu trưởng chỉ đạo Phó Hiệu trưởng phụ trách kỷ luật và hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục đạo đức cho học sinh:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh trà vinh​ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)