CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.4. HIỆU TRƯỞNG TỔ CHỨC, XÂY DƯNG CÁC LỰC LƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN
3.4.1. Hiệu trưởng quản lý công tác giáodục đạo đức thông qua bồi dưỡng đội ngũ giáo
Theo điều lệ trường Trung học phổ thông của Bộ giáo dục đào tạo ghi rõ : "Mỗi lớp học có một Giáo viên chủ nhiệm lớp do Hiệu trưởng chỉ định, chọn trong số giáo viên giảng dạy lớp đó".
Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp và gần gũi nhất đối với học sinh, là người thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm trước từng gia đình học sinh của tập thể lớp do mình phụ trách. Mọi hoạt động và tác động sẽ kém hiệu quả nếu Giáo viên chủ nhiệm không xây dựng được mối quan hệ mang tính nhân văn với học sinh và chính mối quan hệ này sẽ tạo bầu không khí đạo đức thuận lợi cho sự phát triển nhấn cách, thể hiện cá tính, là động lực thúc đẩy học sinh tự -giác tiếp nhận các tác động giáo dục và tự giáo dục.
Để giúp đội ngũ giáo viên hoàn thành tốt chức năng của mình, Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý mọi hoạt động của Giáo viên chủ nhiệm, giúp đỡ đôn đốc để Giáo viên chủ nhiệm làm tốt các nhiệm vụ sau :
• Nắm vững tình hình, đặc điểm và các hoạt động của học sinh lớp mình, xây dựng kế hoạch giáo dục của lớp. Phát hiện, phản ảnh, đề xuất với Hiệu trưởng và các giáo viên bộ môn về tình hình của lớp.
• Kết hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên để xây dựng lớp thành tập thể đoàn kết tiến bộ về mọi mặt.
• Phối hợp với cha mẹ học sinh để gia đình cùng cộng tác thực hiện nhiệm vụ giáo dục các em.
• Quan tâm chú ý giáo dục, động viên các học sinh cá biệt.
• Giúp Giáo viên chủ nhiệm làm tốt việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh.
a. Xây dựng kế hoạch - tổ chức thực hiện kế hoạch
Để đảm bảo thành công trong công tác Giáo viên chủ nhiệm, công việc trước hết của Hiệu trưởng là chọn đội ngũ Giáo viên chủ nhiệm, yêu cầu đối với Giáo viên chủ nhiệm là có trách nhiệm, hiểu biết tình hình trường, có kinh nghiệm, có vốn sống, biết quản lý lớp, biết kiên trì trong các biện pháp giáo dục, nghiêm khắc đối với các sai phạm nhưng phải biết yêu thương học sinh. Theo nguyên tắc :"Càng tôn trọng bao nhiêu càng yêu cầu cao bấy nhiêu".
Sắp xếp lớp cho từng Giáo viên chủ nhiệm
- Đối với lớp 10: Học sinh bắt đầu từ tuổi thiếu niên lên tuổi thanh niên, mới vào trường các em còn bở ngỡ vì vậy các em sẽ rất dễ tiếp thu những điều hay và cũng dễ dàng tiêm nhiễm những tật xấu. Vì vậy đội ngũ Giáo viên chủ nhiệm lớp 10 phải là những người nắm vững tình hình của trường (các quy định, nội quy, nề nếp...), có kinh nghiệm trong tổ chức, trong quản lý lớp, nghiêm khắc xử lý sai phạm nhưng biết khéo léo đưa các em học sinh vào nề nếp chung của trường.
Nhưng trong thực tế không ít Hiệu trưởng phải sắp xếp Giáo viên chủ nhiệm ở khối lớp 10 là giáo viên mới ra trường hoặc từ nơi khác chuyển về. Điều này có thể gặp nhiều khó khăn, do giáo viên chưa nắm hết được những yêu cầu cần phải thực hiện nến thường dẫn đến một số lớp trong đó mắc phải sai lầm trong việc thực hiện nội quy.
Để khắc phục một phần tình trạng này Hiệu trưởng cần phân công khối trưởng chủ nhiệm là giáo viên có kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn cho các anh chị mới ra trường, đồng thời tổ chức thường xuyên việc dự giờ chủ nhiệm ở những lớp có Giáo viên chủ nhiệm dày dạn kinh nghiệm.
Đối với lớp 11 : Đây là lớp giữa của bậc học, bước đầu các em đã có nề nếp nên việc quan tâm đối với lớp này không nhiều bằng lớp đầu cấp và cuối cấp.
Đối với lớp 12 : Chọn đội ngũ Giáo viên chủ nhiệm có vốn sống, có hiểu biết rộng, có kinh nghiệm vừa phải là người thầy, vừa là người bạn hướng dẫn các em vào đời, hơn thế nữa phải là người có uy tín về mặt đạo đức làm cho học sinh kính phục.
Đối với các lớp học sinh có đạo đức yếu nhiều: Hiệu trưởng chọn các giáo viên có kinh nghiệm sư phạm, chịu khó kiên trì trong giáo dục, biết vận dụng có nguyên tắc, phương pháp sư phạm một cách năng động phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh, không chỉ bằng các biện pháp nghiêm khắc tác động vào lý trí mà còn bằng cả tình cảm chân thành, bao dung để thuyết phục cảm hoá những lệch lạc nhân cách.
Qua việc chọn đội ngũ Giáo viên chủ nhiệm lớp, Hiệu trưởng cần cho giáo viên hiểu rằng, được làm chủ nhiệm lớp là một vinh dự, là được sự tin tưởng ở lãnh đạo và tập thể, từ đó mỗi người phấn đấu hoàn thành suất xắc nhiệm vụ được giao.
Hiệu trưởng là người lên kế hoạch chủ nhiệm năm, học kỳ, hàng tháng, ghi công khai kế hoạch tháng trên bảng tại phòng giáo viên. Trong đó có ghi rõ nôi dung, tiến độ và phân công cụ thể, trên cơ sở kế hoạch chung các Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào tình hình cụ thể của lớp mình, để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm năm-tháng-tuần thật cụ thể về nội dung - biện pháp thực hiện, thời gian thực hiện cùng kết quả phải đạt được (chỉ tiêu về học tập, hạnh kiểm, về phong trào thi đua, về phát triển Đoàn viên mới).
b. Kiểm tra :
Mỗi học kỳ Hiệu trưởng có thể kiểm tra kế hoạch chủ nhiệm lớp (qua sổ chủ nhiệm) đối chiếu với kết quả đạt được để có những nhận xét xác đáng hoặc dự giờ sinh hoạt chủ nhiệm để có những ý kiến giúp Giáo viên chủ nhiệm hoàn thiện công việc của mình. Hiệu trưởng cần làm cho Giáo viên chủ nhiệm thấy rằng: Không nên biến giờ sinh hoạt chủ nhiệm thành những giờ khắc nặng nề đối với học sinh bởi chỉ có phê bình, cảnh cáo, trách phạt. Mỗi tập thể, cho dù yếu tới đâu trong đó vẫn có những mặt tích cực, trong mỗi học sinh dù hư hỏng đến mấy cũng sẽ vẫn còn những điểm sáng. Điều quan trọng là Giáo viên chủ nhiệm phải thấy được những mặt tích cực, thấy được những điểm sáng để động viên, khuyến khích, tạo điểm tựa cho tập thể đó, cá nhân đó vươn lên.
Hiệu trưởng phân công cho 3 khối trưởng chủ nhiệm theo dõi và báo cáo việc thực hiện kế hoạch của Giáo viên chủ nhiệm .
Các khối trưởng chủ nhiệm kiểm tra sổ chủ nhiệm của giáo viên khối mình, có nhận xét về nội dung hình thức, đánh giá xếp loại rồi báo cáo cho Hiệu trưởng.
Hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra sổ chủ nhiệm có nhận xét riêng và đối chiếu với kết quả của các khối trưởng chủ nhiệm. Qua đó Hiệu trưởng vừa đánh giá việc làm, của khối trưởng (cẩn thận nghiêm túc hay hời hợt không đúng thực chất) và của Giáo viên chủ nhiệm lưu ý nhất là theo dõi học sinh và có những biện pháp khắc phục tồn tại hay phải theo dõi sự liên lạc với phụ huynh học sinh .
Ngoài ra Hiệu trưởng còn phân công cho Phó Hiệu trưởng phụ trách kỷ luật kiểm tra tất cả các sổ liên lạc gia đình. Qua đó nhìn khái quát được tình hình học sinh mỗi lớp cũng như thấy được việc làm của Giáo viên chủ nhiệm. Như có báo cáo đầy đủ về kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Có đánh giá đúng kết quả học tập không ? (xếp loại - xếp hạng học sinh) những giáo viên làm cẩu thả, không đúng đều được trực tiếp góp ý.
c. Tổng kết:
Cuối năm học Hiệu trưởng tổng kết việc làm của Giáo viên chủ nhiệm, có đánh giá xếp loại. Việc đánh giá dựa trên cơ sở:
Kết quả thi đua cuối năm so với kết quả đầu vào để thấy rõ độ lệch (có tiến bộ hay thụt lùi).
Qua kết quả kiểm tra sổ chủ nhiệm, kiểm tra sổ liên lạc những Giáo viên chủ nhiệm được đánh giá tốt sẽ trao đổi kinh nghiệm các Giáo viên chủ nhiệm khác trong hội nghị tổng kết về công tác chủ nhiệm được tổ chức hàng năm.