Các Hydrocarbon (HC)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần và hàm lượng các lớp chất lipit của một số loài san hô mềm khi bị tẩy trắng ở quy mô phòng thí nghiệm (Trang 29 - 31)

CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.4. Các lớp chất trong lipit tổng của san hô

1.4.1. Các Hydrocarbon (HC)

Trong san hơ có chứa một khối lƣợng đáng kể các hydrocarbon, chúng là các chất khơng phân cực có bản chất phi lipit và làm tăng cả trọng lƣợng tuyệt đối và tƣơng đối của phần chiết các lipit tổng.

Một trong số các nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về thành phần của các hydrocarbon no cũng nhƣ hàm lƣợng hydrocarbon không no của 18 lồi san hơ có khung cứng vùng Caribê thuộc 7 họ và 1 loài thu san hô Millepora alcicornis đã

đƣợc Meyrs 28 phân tích. Thành phần và hàm lƣợng các hydrocarbon no trong

san hơ có khác biệt lớn so với hầu hết các cá thể trên cạn. Sự khác biệt này chủ yếu tập trung ở các hydrocarbon có mạch C-27; C-29 và C-31. Đối với các hydrocarbon no thì hàm lƣợng của mạch có số nguyên tử C chẵn và mạch có số nguyên tử C lẻ khác nhau không nhiều trong một loài. Đặc biệt là hàm lƣợng đáng kể của mạch hydrocarbon C-17 và các chất isoprene 33. Trong san hô, hydrocarbon không no nhiều hơn đáng kể so với hydrocarbon no, ví dụ ở lồi Madracis decactis, hàm

lƣợng hydrocarbon không no chiếm tới 19 mg/g mô khô, tuy nhiên cấu trúc của các chất này chƣa xác định đƣợc.

Các số liệu về thành phần hydrocarbon, do Mayers nhận đƣợc năm 1977 đối với thu san hô Millepora alcicornis là rất khác so với các kết quả nhận đƣợc trƣớc đó cho thu san hô Millepora sp. 29, trong Millepora sp. tồn tại chỉ hai ankan chính C-18 (55,1%) và C-27 (11,6%), các ankan còn lại từ C-16 đến C-30 tổng chỉ chiếm 7,6 %, còn các loại ancan phân nhánh và không no, cũng nhƣ fitan và pristan khơng tìm thấy.

Joseph nghiên cứu về 5 lồi san hơ cứng Favia sp, Acroporra palmata, Acroporra cervicorrnis, Agaricia agricites và Porrites sp. phát hiện chỉ

hydrocarbon no không phân nhánh và hydrocarbon thơm. Phân bố của hydrocarbon no không phân nhánh trong loài Favia sp và Acropora palmata cao nhất ở mạch

cacbon C-25. Hai loài Acropora cervicorrnis và Agaricia agricites đều chứa thành

phần chính là hydrocarbon có mạch C-19 và C-21. Lồi Porites sp. có sự khác biệt lớn do có hàm lƣợng hydrocarbon C-20 đến 95%.

Trong quá trình phân tích hydrocacbon thƣờng lẫn lớp chất sáp, chủ yếu là palmitoyl-stearoyl-glyxerol (64%), palmitoyl-palmitoyl-glyxerol (34%) và palmitoyl-myristoyl-glyxerol (2%) 30. Hàm lƣợng palmitoyl-palmitoyl-glyxerol

là thành phần chính của sáp đƣợc lấy từ san hơ cứng, nó thay đổi từ 100% ở loài

Favia sp. đến 73% ở loài Isophyllia sp. Cịn đối với palmitoyl-myristoyl-glyxerol

và palmitoyl-stearoyl-glyxerol có hàm lƣợng dao động trong khoảng từ 3 đến 24% trong các loài này 18. Theo số liệu của Patton 30, axit béo chính có trong lớp

chất sáp của hầu hết san hô kiến tạo rạn là axit C16:0 (trung bình 58% của tổng), C18:0, C18:1 và C16:1. Đối với một số lồi thì axit chính là C18:1, ví dụ lồi

Tubastraea coccinea (58%) và Dendrophyllia c.f. micranthus (62,2%). Đặc biệt

trong lớp sáp của một số lồi san hơ cứng nhƣ Acropora echinata, Gardineroseris planulata, Leptoria phyrgia, Pocillipora damicornus và Psammocora contiqua, có

chứa các axit béo đa nối đơi C-22 tƣơng ứng là: 41,0%, 36,6%, 60,2% , 28,0%, và 29,2% trong tổng axit béo.

Hàm lƣợng của lớp chất sáp trong lipit tổng của các san hô kiến tạo rạn nhƣ loài Porites porites và Montastrea annularis từ Biển Caribê và Pocillopora verucossa, Stylophora pistillata và Goniastrea retiformis từ Biển Đỏ dao động

trong khoảng từ 22 đến 49% 36. Yamashiro 38 đã tiến hành nghiên cứu so sánh thành phần lipit tổng của 12 dạng san hô cứng, 1 dạng san hô mềm, 1 dạng thu san

san hô cứng Fungia fungites và Goniastrea asperra trong các lipit tổng có chứa

hơn 30% hàm lƣợng lớp chất sáp, trong khi đó trong lồi Tubastrea sp., khơng

chứa tảo cộng sinh Zooxanthellae có hàm lƣợng trong lipit tổng là thấp nhất, chỉ có 9,1%.

Hàm lƣợng tuyệt đối của chất sáp trong các mô san hô và phần tƣơng đối của chúng trong các lipit tổng, cũng nhƣ hàm lƣợng lipit tổng là đại lƣợng biến đổi và phụ thuộc vào mùa. Hàm lƣợng chất sáp trong lipit tổng của san hô kiến tạo rạn

Goniastrea aspera (Okinawa) thay đổi rõ rệt trong chu kỳ năm, đạt tới giá trị cực

đại (36%) vào thời kỳ ấm, cao hơn giá trị mùa đông 1,5 lần 29.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần và hàm lượng các lớp chất lipit của một số loài san hô mềm khi bị tẩy trắng ở quy mô phòng thí nghiệm (Trang 29 - 31)