Axit béo của san hô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần và hàm lượng các lớp chất lipit của một số loài san hô mềm khi bị tẩy trắng ở quy mô phòng thí nghiệm (Trang 37 - 39)

4. Cấu trúc của luận văn

1.5. Axit béo của san hô

Một trong những lớp chất có hoạt tính sinh học trong sinh vật biển đƣợc quan tâm nghiên cứu, cũng nhƣ có nhiều ứng dụng trong cuộc sống là các axit béo có hoạt tính sinh học cao 4. Thành phần và hàm lƣợng các axit béo là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định tính chất của lipit.

Vai trò của axit béo chưa no:

Trong thành phần lipit của các sinh vật biển nói chung và san hô nói riêng thƣờng chứa lƣợng đáng kể các axit béo chƣa no đa nối đôi (Polyunsaturated Fatty Acids - PUFAs). Nhóm các axit béo loại Omega3 đa nối đôi thuộc nhóm những

axit béo có nối đôi đầu tiên ở vị trí số 3 tính từ nhóm metyl cuối cùng của mạch cacbon. Đây là nhóm chất với cấu trúc phân tử đặc biệt có hoạt tính sinh học cao, dẫn đến phổ ứng dụng rất rộng trong thực tiễn. Trong sinh vật biển thì loại axit béo rất đa dạng và thƣờng gặp đa phần có các mạch cacbon siêu dài từ C-20 đến C-26. Trong đó có những dạng chỉ có đặc trƣng trong sinh vật biển mà chƣa hề gặp trên cạn.

Lại có những axit không thể tự sinh tổng hợp trong cơ thể các động vật bậc cao và con ngƣời, mà chỉ có thể đi vào cơ thể qua con đƣờng thức ăn bổ sung. Những axit này rất cần thiết cho quá trình biến đổi chất béo trong tự nhiên và đƣợc gọi là những axit thiết yếu (Essential fatty acids-EFA) (Chow C.K,1992). Từ chúng dẫn đến axit dihomo--linolenic rồi axit arachidonic, là tiền chất ở quá trình sinh tổng hợp các prostaglandin và các eicosanoit khác vốn là các hooc môn quan trọng trong cơ thể sống. Nếu thiếu chúng cơ thể sống sẽ mất thăng bằng, là nguyên nhân gây nên hàng loạt các căn bệnh về lão hóa nhƣ: tim mạch, viêm khớp. Điều đáng lƣu ý là lớp chất các axit béo omega 3, mà đại diện tiêu biểu là axit eicosapentaenoic (EPA – C20:5 (n-3)) và axit docosahexanenoic (DHA – C22:5 (n- 3)) đặc trƣng của sinh vật biển, có những hoạt tính sinh học rất cao. Từ chúng có thể dẫn đến một loạt các chế phẩm cho các ngành y, dƣợc, công nghiệp thực phẩm. Một trong những hƣớng đang đƣợc các nhà sinh - hoá quan tâm trong thời gian hiện nay là nghiên cứu ứng dụng chế phẩm các axit béo đa nối đôi (EPA/DHA) có vai trò nhƣ thực phẩm chức năng, thực phẩm thuốc (functional food, medicinal food); dinh dƣỡng dự phòng nhằm ngăn chặn và phòng ngừa bệnh tim mạch trong cuộc sống cộng đồng dân cƣ thế k 21 1,3.

San hô là động vật ruột khoang dị dƣỡng, chúng nhận các axit béo qua nhiều nguồn, từ thức ăn có nguồn gốc thực vật (vi tảo), đến axit béo có nguồn gốc động vật (động vật phù du) và các axit béo này sẽ đƣợc sử dụng trong các chuyển hoá

trong của một loài phụ thuộc vào sự đóng góp của tảo cộng sinh Zooxanthellae, thành phần thức ăn, tổng hợp nội sinh và các nhân tố môi trƣờng xung quanh cho cơ thể san hô 30.

Axit béo là lớp chất nằm hầu hết trong lipit tổng 2 nhƣ sáp, monoalkyldiaxylglyxerol, triaxylglyxerol, lipit phân cực, lipit không phân cực, axit béo tự do,.. Nhƣng kết quả nhận đƣợc nhiều nhất là khi phân tích các axit béo nằm trong lipit tổng, nó bao hàm toàn bộ các lớp thuộc lipit tổng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần và hàm lượng các lớp chất lipit của một số loài san hô mềm khi bị tẩy trắng ở quy mô phòng thí nghiệm (Trang 37 - 39)