Lipit phân cực (PL)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần và hàm lượng các lớp chất lipit của một số loài san hô mềm khi bị tẩy trắng ở quy mô phòng thí nghiệm (Trang 34 - 37)

CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.4. Các lớp chất trong lipit tổng của san hô

1.4.5 Lipit phân cực (PL)

Một trong các lớp chất quan trong thuộc lớp lipit tổng là lipit phân cực, nó chiếm một hàm lƣợng khá cao, trung bình khoảng 20% của lớp chất lipit tổng. Đại diện quan trọng của lipit phân cực là phospholipit, chúng là este của các rƣợu đa chức và các axit béo cao phân tử, có gốc axit phosphoric và những bazơ có chứa nitơ (nhóm phụ bổ sung). Chúng là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng tế bào, màng nhân, màng ty lạp thể. Nói chung chúng là cấu trúc chủ yếu của màng sinh học. Ở động, thực vật trên cạn cũng nhƣ dƣới nƣớc, phospholipit là hợp phần tƣơng đối ổn định trong số các hợp phần của lipit dựa trên cơ sở của hai nhóm ancol lớn mà axit béo và axit phosphoric liên kết este với chúng là Glyxerophospholipit (còn gọi là glyxerophosphatit hoặc phosphoglycerit có ancol là glycerol) và Sphigophospholipit (phosphosphingolipit) có ancol là sphingozin (hình 1.8)

Glycerophospholipit Sphingophospholipit Hình 1.8: Các dạng phospholipit

Phần lớn thƣờng gặp trong tự nhiên dạng glycerophospholipit. Chúng là những cẩu tử không thể thiếu của đa số màng tế bào động vật, thực vật và vi khuẩn. Dựa vào các dạng cấu trúc khác nhau của mạch dài cacbon, của nối đôi liên kết trong phân tử mà có các dạng glycerophospholipit khác nhau (hình 1.9)

Lysophosph olipit Mét m¹ch vinyl ete và một mạch axyl (Plasmalogen) Mt mch ete v mét m¹ch axyl

Hình 1.9: Một vài dạng liên kết của glycerophospholipit

Ngoài ra trên cơ sở glycerophospholipit mà đƣợc thay thế nhóm (X) ở cacbon số 3 bằng các nhóm chất khác nhau - dẫn đến có hàng loạt các dẫn xuất glucerophospholipit quan trọng tự nhiên

Các phospholipit của san hô sừng đã đƣợc Shvetasev nghiên cứu trên một số lồi san hơ Việt Nam 40. Phospholipit tạo thành từ 14 đến 33% của tổng lipit.

Ngoài phosphatidyletanolamin (PE), phosphatidylserin (PS) và phosphatidylcholin

(PC), các san hơ sừng cịn chứa số lƣợng đáng kể các phospholipit khác, đặc trƣng

cho ngành ruột khoang.

Khi nghiên cứu 12 dạng thuộc 8 lồi san hơ kiến tạo rạn đƣợc thu thập vào tháng 12 tại vùng nƣớc nông cạnh đảo Okinawa của Nhật Bản, hàm lƣợng lipit phân cực trong lipit tổng đƣợc xác định bằng phƣơng pháp đo mật độ quang của sắc ký đồ lớp mỏng một chiều. Kết quả là các san hơ kiến tạo rạn này có hàm lƣợng lipit phân cực khơng khác nhau nhiều, dao động từ 14% của Galaxea fascicularis tới 27,8% trong loài Pocillopora verucosa 38. Loài Lobophytum crassum thuộc

lớp san hơ mềm và lồi thu san hơ Millepora murayi có hàm lƣợng lipit phân cực tƣơng ứng là 23,7% và 25,1%.

Hàm lƣợng của lớp chất lipit phân cực cũng biến đổi phụ thuộc vào các nhân tố môi trƣờng sống, đặc biệt là theo thời gian trong năm. Oku và cộng sự (2003) khi nghiên cứu biến trình động học trong 1 năm đối với san hô kiến tạo rạn

Goniastrea aspera đƣợc thu ở vùng nƣớc nông cạnh đảo Okinawa của Nhật Bản đã

chỉ ra rằng, vào mùa đông phần lipit phân cực tăng cực đại đến 15% và giảm trong mùa hè từ 8 đến 10%.

Lipit của lồi san hơ Gersemia rubiformis chứa 31,1% lipit phân cực, 8,9% steroit, 2,9% diaxylglyxerol, 8,5% axit béo tự do, 6,7% triaxylglyxerol, 9,7% MADG, 29,5% sáp và hydrocarbon, trong thành phần phospholipit của loài

Gersemia rubiformis chủ yếu là PS (31,4%), PE (25,6%), Ceramit – N- methyl

aminoethyl phosphanat KAEP (15,6%), PC (14,1%) 20.

Bằng sắc ký lớp mỏng 40, các tác giả đã xác định thành phần định tính các phospholipit của san hơ sừng thuộc ba loài Psammogorgia nodosa; Bebryce indica và Mopsella aurantia đƣợc lấy từ vùng biển ven bờ Vịnh Nha Trang, Việt Nam vào mùa đông. Trong các phospholipit này, t lệ phần trăm PC cao nhất ở hai loài

Bebryce indica (15,1%) và Mopsella aurantia (21,4%); PS cao nhất ở loài Psammogorgia nodosa (27,7 ± 1,4). Đặc biệt phospholipit KAEP rất hiếm có ở các

lồi sinh vật khác nhƣng ở san hơ sừng đã chiếm t lệ khá cao, từ 9,8 đến 13,7%. Joseph (1979) cho rằng KAEP hầu nhƣ chỉ có trong thành phần phospholipit của ngành Ruột khoang.

Khi nghiên cứu về một số lồi san hơ mềm thu đƣợc từ vùng biển ven bờ Việt nam thì sự khác biệt giữa san hô mềm và san hô sừng là trong thành phần phospholipit của chúng đều có Lysophosphatidyl etanolamin (LPE) và PA. Trong

cùng bộ san hơ mềm, ít có sự sai khác phospholipit giữa các lồi khác nhau. Trong thành phần phospholipit của các lồi san hơ mềm đã định dạng đƣợc các chất nhƣ PS; PE; PC và các dẫn xuất của chúng.

Yếu tố môi trƣờng có ảnh hƣởng đáng kể tới hàm lƣợng của các phospholipit, đặc biệt sự ảnh hƣởng của “yếu tố mùa”. Khi nghiên cứu về thành phần và hàm lƣợng các phospholipit của các loài thuộc giống Sinularia đƣợc thu

PS, PE, PI, DPG của các tháng mùa hè thì cao hơn hẳn so với các tháng mùa đông và chiếm ƣu thế là PS, PE. Thời kỳ mùa đông ghi nhận sự giảm đi đột ngột hàm lƣợng PS, PE, DPG và tăng hàm lƣợng các dẫn xuất lyso nhƣ Lysophosphatidyl serin (LPS), Lysophosphatidyl etanolamin (LPE), Lysophosphatidyl cholin (LPC)

28.

Tuy có sự biến động về hàm lƣợng các thành phần phospholipit giữa các loài, giống thuộc san hơ mềm nhƣng ở chúng lại có đặc điểm chung là t lệ phần trăm của PC tƣơng đối ổn định, dao động trong phạm vi hẹp so với các phospholipit khác. Mặt khác thành phần KAEP không những chỉ phát hiện thấy ở tất cả các loài san hô mềm đƣợc nghiên cứu (cũng nhƣ san hô sừng) mà t lệ phần trăm của nó chiếm vị trí cũng tƣơng đối cao (chỉ sau PC, PS, ngang với LPC). Phải chăng chúng mang tính chất đặc trƣng cho thành phần phospholipit của ngành Ruột khoang nhƣ nhận định của Joseph 29 đã đƣợc nêu trên.

Hơn nữa Kostetsky 23 cho rằng KAEP là chỉ tiêu xác định mức tiến hố cịn thấp của ngành Ruột khoang trong bậc thang tiến hố của động vật khơng xƣơng sống ở động vật biển. Vì vậy ở tất cả các lồi san hơ đƣợc nghiên cứu, trong thành phần phospholipit của chúng đều có KAEP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần và hàm lượng các lớp chất lipit của một số loài san hô mềm khi bị tẩy trắng ở quy mô phòng thí nghiệm (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)