Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Quốc Oai gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 73 - 80)

Oai giai đoạn 2014 - 2017

3.3.3.1 Tình hình tranh chấp đất đai

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai thì tại các xã, thị trấn các tranh chấp đất đai cũng phát sinh nhiều hơn do quá trình xây dựng, chỉnh trang đường phố… Do đó, ở cấp xã việc tranh chấp đất đai trở thành vấn đề nóng bỏng đòi hỏi cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã phải xác định được giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải là trách nhiệm của cấp mình từ đó đưa ra những giải pháp giải quyết cho đúng luật pháp, đảm bảo giữ được tình làng nghĩa xóm, nhằm hạn chế những khiếu nại phát sinh không đáng có lên cấp trên.

62

Các dạng tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Quốc Oai gồm: tranh chấp giữa ranh giới sử dụng đất, tranh chấp về quyền thừa kế và tranh chấp ngõ đi chung (bảng 3.9).

Bảng 3.9. Tổng hợp các dạng tranh chấp đất đai tại huyện Quốc Oai giai đoạn 2014 - 2017

Năm Số vụ tranh chấp

Phân loại tranh chấp Ranh giới sử dụng đất Tỷ lệ (%) Quyền thừa kế đất đai Tỷ lệ (%) Ngõ đi chung Tỷ lệ (%) 2014 7 2 28,57 2 28,57 3 42,86 2015 17 10 58,82 3 17,65 4 23,53 2016 20 13 65,00 5 25,00 2 10,00 2017 21 17 80,95 2 9,52 2 9,52 Tổng 65 42 64,62 12 18,46 11 16,92

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quốc Oai)

Kết quả bảng 3.9 cho thấy trong giai đoạn 2014 - 2017, số vụ tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất có số lượng nhiều nhất là 42 vụ (chiếm 64,62%). Đất đai đã được khai thác, sử dụng, trao đổi từ rất lâu nhưng những chính sách pháp luật để quản lý hoạt động này ở nước ta thì mới được ban hành trong luật Đất Đai 1993. Hiến pháp năm 1980 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và nghiêm cấm việc mua bán đất đai. Chính vì thế, Nhà nước không ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về giao, cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Quan hệ chuyển dịch mua bán đất đai trước ngày 15/10/1993 không được Nhà nước thừa nhận. Tuy nhiên, cùng với quá trình đổi mới của toàn bộ nền kinh tế - xã hội của đất nước, yêu cầu sử dụng đất phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, xây dựng và phát triển công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ... thuộc các thành phần kinh tế ngày càng gia tăng, nhu cầu giao dịch về đất đai được đặt ra. Tại huyện Quốc Oai vào những năm 1989 - 1993, hiện tượng giao dịch đất đai bắt đầu xuất hiện và diễn ra sôi động.

63

được pháp luật qui định. Hai bên mua bán trao tay, tự viết giấy tờ cam kết với nhau, tự đánh dấu mốc giới, do đó sự sai sót về diện tích là không tránh khỏi. Nhiều năm qua đi, mốc giới cũng mất đi, đến khi kê khai để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đo đạc để chuyển nhượng đã phát sinh tranh chấp. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp ở các thửa đất tái định cư thường cán bộ địa chính xã cắm mốc không chính xác dẫn đến người xây nhà trước lấn chiếm của thửa đất bên cạnh.

Tranh chấp quyền thừa kế đất đai (chiếm 18,46%). Dạng tranh chấp này do trước khi mất bố hoặc mẹ không để lại di chúc nên những người có quyền được thừa kế quyền sử dụng đất tranh chấp việc hưởng thừa kế, gây mất đoàn kết gia đình. Ngoài ra, một phần thuộc về phong tục tập quán của người dân, đó là việc phân chia đất đai trong gia đình, đất chỉ được chia cho con trai, những người con gái sau khi lập gia đình không có đất được các anh em trong gia đình cho mượn hay ở nhờ. Đến sau này, khi đất đai trở nên có giá trị, việc lấy lại đất, tranh giành đất trở nên phổ biến gây nên nhiều cuộc tranh chấp, xô xát gây mất tình anh em. Đây là những vụ tranh chấp đòi hỏi việc giải quyết phải thấu tình đạt lí của các ban ngành địa phương.

Đối với tranh chấp ngõ đi chung (chiếm 16,92%), tranh chấp này xảy ra khi trước đây nhiều hộ gia đình cùng đi chung một ngõ do một hộ gia đình tự cắt đất làm ngõ để cho các hộ đi, nay khi đất đai có giá trị hoặc quan hệ làng xóm không tốt dẫn đến tranh chấp

3.3.3.2. Hòa giải tranh chấp đất đai

Sau khi thụ lý đơn tranh chấp đất đai, đơn vị phụ trách giải quyết tiến hành làm việc với các đối tượng có đơn đề nghị để tìm ra hướng giải quyết phù hợp. Tuy UBND huyện Quốc Oai đã chú trọng và đầu tư vào công tác phân tích, giải thích, khuyến khích công dân rút đơn nhằm giải quyết theo hướng hòa giải, nhưng trong giai đoạn 2014 - 2017, số lượng đơn tranh chấp được hòa giải thành công tại cấp huyện chỉ đạt 13/65 đơn tiếp nhận, chiếm tỷ lệ ít (20%).

Thực tế công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Quốc Oai cho thấy, nếu việc giải quyết tranh chấp đất đai hòa giải thành công là tốt nhất, điều này chỉ

64

xảy ra khi hai bên đương sự hiểu rõ căn nguyên và hậu quả của việc tranh chấp và được thỏa thuận về quyền lợi giữa các bên (cụ thể tại huyện Quốc Oai hòa giải thành công tại 04 trường hợp tranh chấp về ranh giới, 02 trường hợp tranh chấp QSDĐ liên quan đến quan hệ thừa kế, 07 trường hợp tranh chấp về đường đi chung). Tuy nhiên, một số đối tượng có đơn tranh chấp đòi hỏi quyền lợi không đúng quy định của pháp luật, thường cố tình không nghe phân tích, giải thích của cán bộ giải quyết đơn nên việc hòa giải thành là rất khó.

3.3.3.3 Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai

Tính từ năm 2014 đến hết năm 2017, UBND huyện Quốc Oai đã tiếp nhận 65 đơn tranh chấp đất đai. Qua thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Quốc Oai cho thấy, biện pháp giải quyết của UBND huyện trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng chỉ mang tính chất áp dụng chung Luật Đất đai 2013 và các văn bản pháp luật có liên quan để áp dụng vào thực tế của từng vụ tranh chấp. UBND huyện Quốc Oai chưa có văn bản nào quy định biện pháp giải quyết cho từng dạng tranh chấp đất đai khác nhau. Đây là một khó khăn chính trong quá trình giải quyết.

Bảng 3.10. Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai huyện Quốc Oai giai đoạn 2014- 2017 Năm Đơn tiếp nhận Đơn vượt cấp được chuyển về UBND huyện giải quyết

Đã giải quyết xong

Tồn đọng Hòa giải thành công Giải quyết bằng hành chính Tổng đã giải quyết xong 2014 7 0 2 5 7 0 2015 15 2 3 14 17 0 2016 19 1 1 19 20 0 2017 21 0 7 12 19 2 Tổng 65 3 13 50 63 2

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quốc Oai)

Kết quả bảng 3.10 cho thấy trong giai đoạn 2014 - 2017, số vụ tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Quốc Oai có xu hướng tăng dần nhưng hầu hết các vụ tranh chấp đất đai đã được giải quyết 63/65 (chiếm 96,92%) và đang tiếp tục giải quyết

65

02 vụ còn tồn đọng trong thời hiệu, đang trong qua trình xác minh, có 03 vụ người dân gửi đơn vượt cấp được chuyển về UBND huyện Quốc Oai thụ lý và giải quyết. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng các vụ tranh chấp đất đai có xu hướng tăng dần qua các năm do nền kinh tế đất nước ta thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện chính sách mới về quản lý đất đai. Đất đai trở thành một tư liệu sản xuất quan trọng và là một tài sản có giá đối với với mọi người dân. Trong khi đó, chính quyền một số địa phương đã “chưa làm đúng pháp luật”, chưa công khai, minh bạch, dân chủ; hệ thống quản lý về đất đai thiếu khoa học. Hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này vừa thiếu vừa không thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo nhau làm cho tình hình thêm phức tạp.

* Tranh chấp về ranh giới đất

Qua thực tiễn diễn biến tranh chấp đất đai xảy ra từ năm 2010 đến năm 2014 trên địa bàn huyện Quốc Oai, số lượng vụ việc tranh chấp ranh giới quyền sử dụng đất là 42/65 vụ, chiếm tỷ lệ 64,62%. UBND huyện đã giải quyết xong 40/42 vụ việc đạt tỷ lệ 95,23% tổng số vụ tranh chấp ranh giới quyền sử dụng đất (có 04 vụ việc hòa giải thành công) còn lại 02 vụ đang trong thời gian kiểm tra, xác minh.

Khi có tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất, đơn vị giải quyết gặp rất nhiều khó khăn lúng túng về thu thập, đánh giá chứng cứ, vì các hồ sơ, tài liệu chứng minh nguồn gốc đất đai không rõ ràng, dẫn đến việc xác định nguồn gốc đất đai mất thời gian. Nhiều trường hợp tranh chấp ranh giới xảy ra lỗi của các cơ quan Nhà nước do không đo đạc cụ thể diện đất khi cấp đất, dẫn đến sai sót, khi người sử dụng đất đo diện tích đất để chuyển nhượng thì phát hiện diện tích đất thực tế ít hơn so với quyết định cấp đất cũng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Một số trường hợp tranh chấp khi tranh chấp xảy ra, các cấp ở cơ sở đã không phân tích, giải thích, hòa giải được do trình độ chuyên môn còn thấp, chưa được đào tạo bài bản kỹ năng hòa giải... Điển hình như trường hợp tranh chấp đất đai giữa bà Kiều Thị Xuyên và ông Kiều Văn Chuẩn ở khu Đồng Riềng, thôn Thắng Đầu, xã Hòa Thạch. Nội dung tranh chấp như sau: Gia đình bà Kiều Thị Xuyên đang sinh sống trên thửa đất có diện tích khoảng 1048 m2 tại khu Đồng

66

Riềng, thôn Thắng Đầu, xã Hòa Thạch. Đến năm 2011 thì tranh chấp đất đai phát sinh do ông Kiều Văn Chuẩn là người sử dụng đất liền kề và là em trai bà Xuyên cho rằng thửa đất bà Xuyên đang ở thuộc quyền sở hữu của ông, đồng thời ngăn cản không cho bà Xuyên xây dựng nhà, mỗi khi bà Xuyên xây dựng nhà cửa, tường rào, cổng ngõ thì gia đình ông Chuẩn lại sang đập phá, đe dọa, ngăn cấm. UBND xã Hòa Thạch đã tổ chức hòa giải 03 lần, tuy nhiên đều không thành do ông Chuẩn không đồng ý với ý kiến thửa đất đó thuộc quyền sử dụng của bà Xuyên. Qua quá trình kiểm tra, xác minh các hồ sơ giấy tờ của các hộ cung cấp, UBND huyện Quốc Oai xác định giấy tờ về đất đai của ông Chuẩn có dấu hiệu làm giả (ghi thêm diện tích đất đang tranh chấp), không khớp với hồ sơ lưu trữ tại địa phương. Căn cứ vào các hồ sơ, giấy tờ do UBND xã Hòa Thạch cung cấp đều chứng minh thửa đất bà Xuyên đang sử dụng là thuộc quyền sử dụng của bà.

* Tranh chấp QSDĐ liên quan đến quyền thừa kế

Dạng tranh chấp này trên địa bàn huyện Quốc Oai không nhiều. Trong giai đoạn 2014 - 2017 số vụ tranh chấp QSDĐ liên quan đến quyền thừa kế là 12/65 vụ, chiếm 18,46%. UBND huyện Quốc Oai đã giải quyết xong 12/12 vụ dạng này. Dạng tranh chấp này chủ yếuxảy ra do người có quyền sử dụng đất khi chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Trong quá trình giải quyết vẫn còn khó khăn, lúng túng do ngoài Luật Đất đai phải áp dụng các văn bản pháp luật khác như Luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn kèm theo. Do vậy, thời gian giải quyết các vụ việc thường chậm so với quy định.

* Tranh chấp về ngõ đi chung

Trong giai đoạn 2014 - 2017, trên địa bàn huyện Quốc Oai xảy ra 11 vụ tranh chấp về đường đi, ngõ xóm. Chủ yếu do người nhận chuyển nhượng không tính đến đường đi riêng cho gia đình, người chuyển nhượng hứa cho đường đi chung nhưng khi có quan hệ làng xóm không tốt dẫn đến tranh chấp. Đây là dạng tranh chấp chủ yếu là giải quyết thông qua hòa giải, hướng dẫn các bên tự thỏa thuận. Kết quả giải quyết, huyện Quốc Oai đã giải quyết xong 11/11 vụ.

67

Kết quả điều tra 25 hộ có đơn thư tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Quốc Oai đối với công tác giải quyết tranh chấp đất đai của các cơ quan nhà nước tại bảng 3.11 cho thấy, hầu hết người dân đều đồng tình với phương án giải quyết tranh chấp của cơ quan nhà nước (chiếm 88,00%) do đa phần các tranh chấp này diện tích tranh chấp không nhiều, các hộ dân sau khi được phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND xã hòa giải đã tự thỏa thuận với nhau để đảm bảo quyền lợi của họ và vẫn giữ được tình cảm hàng xóm với nhau. Theo nhận định của số đông người dân tham gia phỏng vấn, thời gian giải quyết tranh chấp đất đai là kịp thời (chiếm 76,00%), các quyết định giải quyết tranh chấp là không dễ thực hiện do để thực hiện các quyết định này phải có sự đồng tình của những người liên quan, một bên đồng ý nhưng một bên chưa đồng ý thì sẽ khó thực hiện. Hầu hết người dân chưa nắm rõ được chính sách pháp luật đất đai, quy trình thủ tục giải quyết khiếu nại, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là của cơ quan nào vì vậy cơ quan nhà nước cần có biện pháp tuyên truyền pháp luật để người dân hiểu và áp dụng vào cuộc sống đảm bảo quyền lợi của người sử dụng.

Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp đất đai và ý kiến, nhận thức của người dân về tranh chấp đất đai

Chỉ tiêu Mức độ đánh giá Số phiếu

Tỷ lệ (%)

1. Nội dung tranh chấp đất đai

Tranh chấp về ranh giới đất 15 60,00 Tranh chấp về QSDĐ, tài sản

gắn liền với đất trong quan hệ ly hôn, thừa kế

5 20,00

Tranh chấp ngõ đi chung 5 20,00

2. Kết quả giải quyết vụ việc Đồng ý 22 88,00

Không đồng ý 3 12,00

3. Thái độ của người giải quyết tranh chấp đất đai

Nhã nhặn, lịch sự 25 100,00

68

Chỉ tiêu Mức độ đánh giá Số phiếu

Tỷ lệ (%)

4. Thời gian giải quyết

Nhanh 6 24,00

Kịp thời 19 76,00

Chậm 0 0,00

Quá chậm 0 0,00

5. Nắm nội dung của Luật Đất đai

Có 0 0,00

Không 0 0,00

Có nhưng không cụ thể 25 100,00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)