Thực trạng về khiếu nại, tranh chấp đất đai ở một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 34 - 38)

thế giới và ở Việt Nam

1.2.1 Thực trạng về khiếu nại, tranh chấp đất đai ở một số quốc gia trên thế giới thế giới

a. Thực trạng về khiếu nại, tranh chấp đất đai tại Trung Quốc

Trung Quốc là nước thành lập hệ thống Tòa hành chính từ những năm 1990. Luật tố tụng hành chính Trung Quốc có những điều khoản liên quan đến khiếu nại

23

hành chính. Khiếu nại hành chính không phải là một trình tự bắt buộc. Người khiếu nại không buộc phải khiếu nại tới cơ quan hành chính trước khi khởi kiện ra toà án. Tuy nhiên, nếu luật hoặc văn bản pháp quy có quy định thì nó trở thành điều kiện bắt buộc. Cơ quan hành chính phải giải quyết khiếu nại trong thời gian hai tháng kề từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp không có sự thống nhất quá trình khiếu nại hành chính, người khiếu nại có thể kiện ra Toà án hành chính trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thống báo trả lời của cơ quan hành chính. [5]

b. Thực trạng về khiếu nại, tranh chấp đất đai tại Hàn Quốc

Cơ chế giải quyết khiếu nại ở Hàn Quốc khá mềm dẻo và linh hoạt. Hàn Quốc cũng có các hình thức tiếp nhận và xử lý khiếu nại như ở Việt Nam nhưng hiện nay khiếu nại qua mạng ngày càng nhiều và bạn còn có hình thức tiếp nhận khiếu nại lưu động tại các vùng sâu vùng xa và coi trọng việc đến tận nơi để lắng nghe và xử lý tại chỗ bằng cách trao đổi với các bên trong tranh chấp. Công việc này mang tính chất hoà giải và được làm ngay tại địa phương cơ sở.

Uỷ ban chống tham nhũng và bảo vệ quyền công dân (ACRC) là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong công tác này. Tại cơ quan thanh tra, kiểm toán Hàn Quốc cũng có vụ chuyên trách về tiếp nhận và xử lý khiếu nại hành chính, ở các địa phương dần dần cũng hình thành các bộ phận chuyên trách giúp chính quyền giải quyết các khiếu nại của người dân.

Điểm nổi bật trong giải quyết khiếu nại hành chính là hết sức coi trọng công tác hoà giải và tư vấn khiếu nại. Đặc biệt, Hàn Quốc sử dụng đội ngũ tình nguyện viên là những công chức về hưu hoặc những luật sư còn đang hành nghề nhưng dành thời gian nhất định cho công việc này một cách tự nguyện với khoản thù lao nhỏ bé (chủ yếu là bù đắp chi phí đi lại) tham gia vào hoạt động tư vấn khiếu nại, tiếp và trao đổi với người khiếu nại.

Ngoài ra, Hàn Quốc cũng xây dựng Trung tâm tích hợp thông tin hành chính để giúp người dân thuận tiện hơn khi tiến hành các thủ tục hành chính. Tại đây, người dân có thể truy cập mọi thông tin cần thiết và cũng có thể được tư vấn trực tiếp về những vấn đề mà họ quan tâm. Đây là việc làm hết sức có ý nghĩa để người

24

dân có thể vượt qua các khó khăn khi thực hiện các quyền của mình và cũng giảm đi một số lượng đáng kể các khiếu nại không cần thiết do thiếu thông tin [5]

c. Thực trạng về khiếu nại, tranh chấp đất đai tại Singapore

Singapore không có Tòa án hành chính riêng biệt. Thông thường các khiếu kiện hành chính được giải quyết ở Tòa thượng thẩm. Một số đặc điểm của việc giải quyết khiếu kiện hành chính tại Tòa án tư pháp: (1) Chỉ có Tòa thượng thẩm thuộc Tòa án tối cao mới có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính; còn Tòa sơ cấp không được trao thẩm quyền này; (2) Công dân có quyền khiếu kiện trực tiếp đến Tòa án tư pháp, không cần phải khiếu nại qua cơ quan hành chính nhà nước; (3) Không có thủ tục hòa giải trong tố tụng đối với việc giải quyết các khiếu kiện hành chính. Để giải quyết một số vụ việc hành chính đặc biệt, ở Singapore có thành lập các Hội đồng hành chính.

d. Thực trạng về khiếu nại, tranh chấp đất đai tại Anh

Ở Vương quốc Anh, việc giải quyết khiếu kiện hành chính bằng cơ quan giải quyết khiếu nại và cơ quan tài phán hành chính chiếm tỉ lệ đa số. Bên cạnh đó, một số cơ quan khác cũng tham gia thực hiện công việc này để giải quyết một số loại khiếu kiện hành chính hoặc giải quyết theo trình tự, thủ tục khác biệt với trình tự, thủ tục thông thường hoặc nhằm bổ sung cho thiết chế chính làm nhiệm vụ giải quyết khiếu kiện hành chính, bao gồm:

- Cơ quan thanh tra (Ombudsman): Cơ quan này độc lập tiến hành giải quyết khiếu nại hành chính và là cấp giải quyết khiếu nại hành chính cuối cùng sau khi người khiếu nại không thoả mãn với kết quả kiểm tra, xem xét lại quyết định đã ban hành của cơ quan có thẩm quyền. Khi giải quyết khiếu nại hành chính, cơ quan thanh tra đưa ra báo cáo và kiến nghị đề xuất đối với cơ quan đã ban hành quyết định bị khiếu nại. Mặc dù về nguyên tắc, cơ quan đã ban hành quyết định bị khiếu nại không bắt buộc phải thực hiện theo kiến nghị, đề xuất của cơ quan thanh tra nhưng trên thực tế những đề xuất, kiến nghị này luôn được các cơ quan tôn trọng thực hiện [8].

- Cơ quan giải quyết khiếu nại và trung gian độc lập: Ngoài các cơ quan thanh tra, gần đây ở Vương quốc Anh còn thành lập một số thiết chế khác làm

25

nhiệm vụ giải quyết khiếu kiện hành chính trong một số lĩnh vực, được gọi là cơ quan giải quyết khiếu nại và trung gian độc lập. Những thiết chế này chủ yếu thực hiện việc điều tra, xem xét và đưa ra cách thức giải quyết các khiếu nại hành chính; trong nhiều trường hợp, cơ quan này cũng sử dụng các biện pháp trung gian, hoà giải để quyết khiếu nại hành chính giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại [8].

- Toà án: Ở Vương quốc Anh, dù có nhiều thiết chế giải quyết khiếu kiện hành chính và người ta thường tìm đến toà án với tư cách là phương thức cuối cùng để giải quyết khiếu kiện hành chính nhưng toà án luôn đứng ở vị trí trung tâm của hệ thống bảo vệ công lí hành chính. Trên thực tế, số lượng khiếu kiện hành chính được giải quyết bởi các thiết chế ngoài toà án là tương đối lớn nhưng con số khiếu kiện hành chính được xét xử tại toà án ở Vương quốc Anh ngày càng gia tăng [8].

Khi giải quyết khiếu kiện hành chính, toà án đóng vai trò kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính bị khiếu kiện chứ không phải là thực hiện giải quyết khiếu nại hành chính. Điều này có nghĩa, khi quyết định hành chính được xác định là có nội dung trái pháp luật, toà án sẽ tuyên huỷ quyết định đó và yêu cầu người đã ban hành quyết định ra quyết định mới trên cơ sở pháp luật [8].

e. Thực trạng về khiếu nại, tranh chấp đất đai tại Pháp

Ở Pháp, người dân có thể vừa kiện ra tòa án hành chính đòi hỏi huỷ bỏ các văn bản trái pháp luật (khiếu kiện về tính hợp pháp), đồng thời có thể đòi được bồi thường những thiệt hại mà họ phải gánh chịu. Khiếu kiện về tính hợp pháp lại bao gồm bốn loại, ứng với bốn dạng cơ sở pháp lý để khiếu kiện: (1) Khiếu kiện về thẩm quyền ban hành; (2) Khiếu kiện về thủ tục ban hành; (3) Khiếu kiện về lạm dụng quyền lực; và (4) khiếu kiện về vi phạm quy định của pháp luật. Đặc biệt, khác với Việt Nam, các văn bản phải hủy bỏ là bất kỳ văn bản nào, dù đó là văn bản pháp luật áp dụng chung hay văn bản hành chính “cá biệt” áp dụng riêng cho từng cá nhân, và hủy bỏ này có hiệu lực đối với những trường hợp tương tự xảy ra sau này [6].

Khiếu kiện đòi bồi thường áp dụng đối với một loạt hành động hay không hành động của cơ quan nhà nước gây ra thiệt hại cho nguyên đơn. Thậm chí, thực tiễn xét xử của Conseil d’Etat (Tham chính viện - cấp xét xử hành chính cao nhất ở

26

Pháp) qua nhiều năm cho thấy, trong nhiều trường hợp, các cơ quan nhà nước phải bồi thường ngay cả khi không có yếu tố lỗi, nhưng do những hành động của mình, cơ quan nhà nước gây thiệt hại cho công dân. Một tác giả nhấn mạnh, trên phương diện này, hệ thống tố tụng hành chính của Pháp đã vượt lên trước hệ thống của các nước theo mô hình Anh - Mỹ, nơi tòa án chỉ buộc các cơ quan công quyền bồi thường khi chứng minh được yếu tố lỗi trong hành động gây ra thiệt [6].

Về phạm vi áp dụng, dựa trên các cơ sở pháp lý này, Tham chính viện thậm chí có thể tuyên các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của chính phủ theo quy định tại Điều 37 và Điều 38 Hiến pháp năm 1958 là vô hiệu 6].

g. Thực trạng về khiếu nại, tranh chấp đất đai Mỹ

Ở Mỹ, khiếu kiện về tính hợp pháp có phạm vi rộng hơn so với ở Anh, xuất phát từ những quy định của Hiến pháp. Theo đó, tất cả các văn bản hành chính phải được trải qua trình tự tiền tố tụng, nhưng trong đó phải bảo đảm nguyên tắc đối kháng và tôn trọng quyền của bên bị khiếu nại. Nguyên tắc này được ghi nhận trong nhiều đạo luật: Luật về thủ tục khiếu nại hành chính ngày 4/7/1946, được bổ sung bằng Luật ngày 4/7/1966 về quyền tự do thông tin. Các đạo luật này buộc cơ quan hành chính nhà nước phải đưa ra căn cứ trong các quyết định của mình và tạo điều kiện để công dân được cung cấp thông tin mà họ cần [6].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)