Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ am hiểu về lĩnh vực quản lý đất đai để đưa ra đề xuất nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Quốc Oai trong thời gian tới.
35
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Quốc Oai nằm phía Tây của thành phố Hà Nội với tổng diện tích tự nhiên là 15.112,8 ha. Huyện thuộc vùng bán sơn địa có tọa độ địa lý: 20°58'49" vĩ độ bắc và: 105°36'3" kinh độ đông, cách trung tâm Hà Nội 20 km. Huyện có các vị trí tiếp giáp như sau:
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Quốc Oai
- Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ và huyện Thạch Thất. - Phía Nam giáp huyện Chương Mỹ.
- Phía Đông giáp huyện Hoài Đức và quận Hà Đông. - Phía Tây giáp huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình.
Huyện Quốc Oai gồm 20 xã và 1 thị trấn, huyện nằm trên các tuyến Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 21A và đường Hồ Chí Minh, kết nối trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây và các địa phương khác.
36
Do đó Quốc Oai là huyện có nhiều thuận lợi trong thu hút vốn đầu tư, tiếp thu khoa học kỹ thuật, giao lưu hàng hóa để phát triển kinh tế xã hội một cách toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3.1.1.2. Địa hình địa mạo
Quốc Oai có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành ba dạng địa hình chính:
+ Vùng đồi núi gồm 5 xã Đông Xuân, Phú Cát, Phú Mãn, Hòa Thạch và Đông Yên. Đây là vùng bán sơn địa, đất đồi gò có độ cao phổ biến từ 20-25m, đất ruộng từ 7-10m. Riêng Phú Mãn và Đông Xuân có núi cao từ 50-350m, đỉnh cao nhất là núi Vua Bà (cao 504m).
+ Vùng nội đồng gồm 7 xã Ngọc Mỹ, Thạch Thán, Nghĩa Hương, Cấn Hữu, Ngọc Liệp, Tuyết Nghĩa, Liệp Tuyết, có độ cao 5-7m, đọ dốc giảm dần về phía Tây Nam.
+ Vùng bãi ven sông gồm 9 xã Sài Sơn, Phượng Cách, Yên Sơn, Đồng Quang, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành và thị trấn Quốc Oai, có độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Các dạng địa hình trên cho phép huyện Quốc Oai có thể phát triển đa dạng các loại cây trồng như cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp với hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên cũng đòi hỏi phải đầu tư lớn về thủy lợi để giải quyết yêu cầu tưới tiêu chủ động phục vụ sản xuất và đời sống.
3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Quốc Oai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 4 mùa khá rõ nét với các đặc trưng khí hậu chính như sau:
- Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình cả năm là 23-24oC, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 14oC (vào tháng 1). Tháng nóng nhất là tháng 6 có nhiệt độ trung bình trên 37,5oC. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.600- 1.700 giờ.
- Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 83%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 82 - 86%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 11, 12, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.
37
- Gió: hướng gió thịnh hành về mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Đông Nam, thỉnh thoảng có xuất hiện gió Tây Nam vào các tháng 6,7.
Tóm lại, khí hậu ở Quốc Oai có đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè và lạnh, khô về mùa đông. Nền khí hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng, góp phần tạo nên chủng loại cây trồng phong phú, đa dạng.
3.1.1.4. Thuỷ văn, nguồn nước
Chế độ mưa theo mùa ảnh hưởng rõ nét đến chế độ thủy văn của các sông chính trong khu vực.
Sông Tích bắt nguồn từ núi Ba Vì chảy qua Quốc Oai với chiều dài 11km là nguồn cung cấp nước chủ yếu, là dòng chính để tiêu thoát nước cho huyện
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên khoáng sản
a. Tài nguyên đất
Căn cứ vào kết quả điều tra thổ nhưỡng năm 2014 trên diện tích 8.835,0ha (chưa tính đến đến diện tích đất thổ cư, đất chuyên dùng và diện tích mặt nước trên địa bàn huyện Quốc Oai có 4 nhóm đất chính như sau:
+ Nhóm đất phù sa không được bồi có diện tích 8.159,0 ha, chiếm 92,35% tổng diện tích.
+ Nhóm đất phù sa gley có diện tích 138,0 ha, chiếm 1,56% tổng diện tích. + Nhóm đất nâu, vàng trên phù sa cổ có diện tích 407,0 ha, chiếm 4,61% tổng diện tích.
+ Nhóm đất đỏ vàng trên đá phiến sét có diện tích 131,0 ha, chiếm 1,48% tổng diện tích.
b. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt chủ yếu là từ sông, các ao hồ và sự điều tiết ở nơi khác đến bằng các hệ thống công trình thủy lợi như trạm bơm tưới phù sa lấy từ sông Hồng và hồ Đồng Mô. Nguồn nước ngầm hiện nay rất khó khăn, ở các xã vùng đồng bằng nhân dân phải dùng giếng đào sâu 10-15m mới có nước, thậm chí có nơi đến 20m, ở vùng đồi núi thì phải khoan sâu hơn. Khoan thăm dò địa chất độ sâu 60m ở Phú Cát mới gặp tầng nước ngầm.
38
Nguồn nước mặt, nước ngầm hiện có tuy chưa chủ động điều tiết đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, đời sống, trong tương lai khi xây dựng chuỗi đô thị xanh Quốc Oai thời kỳ sau năm 2020, trục đường 21A, tỉnh lộ 81, đường 421B … với hệ thống nhiều khu công nghiệp, trường học, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, với hàng chục vạn nhân khẩu sinh sống… thì cần phải có giải pháp cấp nước phù hợp.
c. Tài nguyên rừng
Huyện Quốc Oai không có rừng tự nhiên mà chỉ có rừng trồng với tổng diện tích 1.532,00 ha thuộc 8 xã vùng đồi gò (chiếm 17,00% tổng diện tích tự nhiên), trong đó Đông Xuân có diện tích rừng lớn nhất là 895,09 ha, Phú Mãn có diện tích rừng là 390,59 ha. Đất rừng của huyện chủ yếu được trồng theo dự án và rừng môi sinh.
d. Tài nguyên khoáng sản
Quốc Oai là huyện nghèo tài nguyên khoáng sản. Theo kết quả điều tra địa chất về khoáng sản, Quốc Oai có một số khoáng sản chính sau: Sét gạch ngói ở Nghĩa Hương và Ngọc Mỹ, đá ong ở Đông Yên.
e. Cảnh quan môi trường
Quốc Oai có điểm di tích được xếp hạng, cảnh quan được xếp hạng, cảnh quan được thiên nhiên ban tặng, hệ sinh thái phát triển đó cũng là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch kết hợp với tín ngưỡng tôn giáo như: chùa Thầy, chùa Trăm Gian…
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng. Tổng giá trị sản xuất thực hiện 10.088,36 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch, bằng 111,7% so với cùng kỳ, trong đó: Ngành Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng ước 5.849 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch, bằng 113,4% so với cùng kỳ; ngành Thương mại- Dịch vụ ước 2.786 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, bằng 114,6% so với cùng kỳ; ngành Nông - Lâm - Thủy sản 1.453,3 tỷ đồng, đạt 99,6% kế hoạch, bằng 100,8% so với cùng kỳ.
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp Tỷ
39
trọng ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 45,92% năm 2014 lên 57,98% năm 2017, trung bình mỗi năm tăng lên 3,01%/năm; Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ không tăng, lên xuống thất thường, ổn định ở mức 25 - 29% cho cả giai đoạn. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 28,39% năm 2014 xuống 14,41% năm 2017.
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Quốc Oai giai đoạn 2014 - 2017
Năm Tổng GTSX (tỷ đồng) Công nghiệp - TTCN Thương mai - Dịch vụ
Nông, Lâm, Thủy sản GTSX (tỷ đồng) Tỉ lệ (%) GTSX (tỷ đồng) Tỉ lệ (%) GTSX (tỷ đồng) Tỉ lệ (%) 2014 7236,8 3323 45,92 1859,6 25,70 1351 28,39 2015 7895,3 4212,3 53,35 2246,7 28,46 1436,3 18,19 2016 9031,6 5157,8 57,11 2431 26,92 1442,8 15,98 2017 10088,4 5849 57,98 2786 27,62 1453,3 14,41
(Nguồn:UBND huyện Quốc Oai) 3.1.2.2. Dân số và lao động
Theo số liệu của chi cục thống kê huyện Quốc Oai tính đến 31/12/2017, dân số huyện là 178.596 người, mật độ dân số là 1.152 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 5 năm gần đây là 1,2%/ năm. Tăng dân số cơ học khoảng 0,3% năm.
Huyện Quốc Oai có nguồn lao động dồi dào với 85.570 người, trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp với 49.533 người (chiếm 57,89%); lao động công nghiệp và xây dựng là 25.098 người (chiếm 29,33%); lao động thương mại và dịch vụ là 10.939 người (chiếm 12,78%). Tuy nhiên, hàng năm huyện Quốc Oai mất đi một lượng lớn lao động có trình độ, đặc biệt lao động có trình độ cao đẳng và đại học. Một mặt là do huyện Quốc Oai nằm sát thủ đô Hà Nội và những nơi mà lao động có trình độ hướng tới thu nhập cao.
Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện năm 2017 đạt 39 triệu đồng/năm/người, tăng hơn nhiều so với các năm trước. Nhìn chung, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đang từng bước được cải thiện góp phần vào sự phát triển chung của huyện.
40
3.1.2.3. Văn hóa - xã hội
a. Giáo dục, đào tạo
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo luôn được các gia đình, các cấp ngành và các đoàn thể chăm lo và phát triển. Các trường được xây dựng mới khang trang hiện đại, cơ sở vật chất được tăng cường theo hướng xây dựng trường đạt tiêu chuẩn quốc gia. Số lượng trường học trên địa bàn huyện gồm: 27 trường mầm non với 460 lớp, 15.130 cháu; 24 trường Tiểu học với 16.608 học sinh; 22 trường THCS với 15.130 học sinh.
Hiện nay, chương trình Tiểu học đạt tỉ lệ 100%; tốt nghiệp THCS đạt tỷ lệ 99,4%; tốt nghiệp THPT hệ công lập đạt tỷ lệ 98,87% và hệ dân lập đạt 65,6%
b. Y tế
Đội ngũ Y Bác sĩ được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm, chú trọng các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu, chủ động phòng ngừa bệnh, xử lý kịp thời các dịch bệnh nhất là với dịch Sởi, dịch cúm... Giai đoạn từ năm 2014- 2017, trên địa bàn Huyện không xảy ra ngộ độc thực phẩm. Trong năm 2017, trên địa bàn Huyện đã có 474 ca sốt xuất huyết tại 97 ổ dịch, đã điều trị khỏi 474 ca.
c. Văn hóa, thông tin, thể thao
Trong giai đoạn 2014- 2017, huyện đã triển khai thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về văn hóa - thông tin, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng CNTT hướng tới mục tiêu chính quyền điện tử cấp huyện thông qua các hoạt động như: Ký biên bản hợp tác toàn diện về ứng dụng CNTT với Sở Thông tin và Truyền thông; đầu tư máy tính bảng cho cán bộ chủ chốt của Huyện và đại biểu HĐND Huyện nhằm tăng hiệu quả chỉ đạo, điều hành, phối hợp, đồng thời giảm thiểu sử dụng giấy in trong giao dịch hành chính.
Công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của địa phương được thực hiện thường xuyên các chương trình phát thanh, phát hình tổng hợp với nhiều chuyên đề, tiết mục. Cổng thông tin điện tử Huyện đã đưa vào hoạt động chính thức chuyên mục phát thanh truyền hình internet; cập nhật hơn 2.000 tin, bài phản ánh các nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH trên địa bàn Huyện. Đầu tư xây dựng mới cụm Đài truyền thanh tại 8 xã, thị trấn .
41
Huyện cũng duy trì và phát triển các lớp năng khiếu TDTT như Vật, Judo, Cầu mây... trên địa bàn. Chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội TDTT Huyện lần thứ VIII năm 2017, đã hoàn thành các môn thi đấu ở cấp xã; tham gia các giải thi đấu và đã đạt nhiều thành tích cao. Chỉ đạo tiếp tục đầu tư bể bơi thông minh nhằm phổ cập bơi, phòng chống đuối nước cho trẻ em trong dịp hè năm 2017.
3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.3.1. Lợi thế
- Quốc Oai là một huyện cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, có hệ thống giao thông đường bộ rất thuận lợi tạo ra sự giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa, tác động thúc đẩy sự phát triển thương mại, hoạt động kinh doanh dịch vụ.
- Một lợi thế nữa là Quốc Oai có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đặc biệt là nguồn tài nguyên đất tạo điều kiện phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.
- Trong những năm gần đây, huyện Quốc Oai đã có những nỗ lực phấn đấu vươn lên trong chương trình phát triển kinh tế. Nền kinh tế từng bước thích ứng với cơ chế mới, tiếp tục ổn định và có bước tăng trưởng khá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội của huyện Quốc Oai ngày một đầy đủ, khang trang và thường xuyên được thay mới, phát triển theo hướng tích cực đảm bảo cơ sở luôn đi trước một bước trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nông nghiệp bước đầu đã phát triển đa dạng, bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa. Năng suất cây trồng tăng, nhất là các giống lúa mới đã được đưa vào trên địa bàn sản xuất có hiệu quả. Tiềm năng vùng gò đồi đã được chú trọng khai thác, mô hình kinh tế vườn, kinh tế trang trại được hình thành và phát triển.
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng phát triển gắn với quá trình phân công lao động nông nghiệp, nông thôn. Các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị phục vụ cơ giới hóa phát triển nhanh góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
42
- Hệ thống cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm, kênh mương thủy lợi từng bước được đầu tư phát triển. đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe của nhân dân được cải thiện và nâng lên rỏ rệt.
3.1.3.2. Hạn chế
- Xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, chưa có tích lũy, công nghiệp còn nhiêu mặt lạc hậu, khả năng cạnh tranh thấp.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư xây dựng nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
- Việc thực hiện và áp dụng hệ thống chính sách còn chậm chưa tạo được môi trường thuận lợi, thông thoáng để thu hút sự phát triển của các nhà đầu tư vào huyện.
3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Quốc Oai
3.2.1 Tình hình quản lý đất đai
3.2.1.1 Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai của huyện Quốc Oai
Phòng TN&MT huyện Quốc Oai là cơ quan chuyên môn về TN&MT có nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND huyện Quốc Oai thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường… và thực hiện một số quyền hạn, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Phòng TN&MT bao gồm 1 Trưởng phòng, 3 Phó trưởng phòng, 4 tổ chuyên môn với các chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Trưởng phòng: trực tiếp điều hành tổ Hành chính và chỉ đạo các công việc: